Ăn nhiều cà muối có tốt không

Cải bẹ xanh, cải cay, cải thảo … làm món dưa cải, cải bắp muối, kim chi. Quả dưa non làm món dưa chuột muối. Cà pháo hay cà bát làm món cà muối sổi hay muối mặn. Củ kiệu, củ tỏi, hành muối làm món kiệu, hành hay tỏi muối. Quả mít xanh ngâm trong nước muối làm món nhút.

Quy trình làm dưa muối: Các nguyên liệu được rửa sạch, ngâm chìm trong nước muối từ 3 đến 10 ngày. Khi muối dưa, ở môi trường thiếu oxy và nồng độ muối khoảng ≥ 4% là điều kiện thuận lợi cho khuẩn lactobacilii phát triển để  chuyển phần lớn glucid thành acid lactic.

Giá trị chữa bệnh của dưa muối:

Giá trị chữa bệnh của dưa muối chính là nguồn nguyên liệu làm dưa muối và sản phẩm lên men của chúng.

Nguồn nguyên liệu làm dưa muối

Cây cải bẹ xanh, cải cay [Brassica campetstris L.] có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe; cải bẹ được dùng làm thuốc chữa ho, long đờm tiêu thũng, giảm đau.

Cây cải thảo [Brassica pekinesis [Lour.] Rupr.] nguyên liệu chính làm món kim chi; là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A,B,C,E; có tác dụng bổ trường vị, lợi tiểu. Khi ngâm muối, các vitamin B và C có giảm chút ít; protid, chất béo, muối khoáng, chất vi lượng ít biến đổi. Cứ 100g cải xanh muối dưa có 85,6g nước, 1,7g protid, 2,3g acid lactic, 2,3g chất xơ, 3,4g tro; khả năng sinh nhiệt 16 calo/100g. Trong nước dưa chua có acid lactic và men lactic có tác dụng tích cực ức chế men thối rữa có hại trong đường ruột, có thể dùng nước dưa trong bữa ăn; nhưng phải đảm bảo vệ sinh và muối dưa đúng kỹ thuật. Người béo phì và đái tháo đường nên ăn vì nó ít glucid và khả năng sinh nhiệt thấp.

Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu tiện và tiêu phù. Dưa chuột ngâm giấm còn có tác chữa phù thũng.

Cà có vị ngọt, tính hàn; có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ ôn dịch, hoạt huyết, tiêu viêm chỉ thống; cà là tác nhân kích thích chuyển hóa cholesterol ở gan. Cà có một alcaloid độc, có nhiều khi quả còn non xanh, nên Hải Thượng Lãn Ông khuyên không ăn nhiều cà sống. Cà muối thường chọn quả già, chất alcaloid [solanin] giảm; khi muối cà, lượng acid lactic tăng trong quá trình lên men kết hợp chất kiềm – solanin thành muối alcaloid và làm giảm độc. Do tính hàn, tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu thũng, trừ ôn dịch …nên cà muối hay dùng trong mùa hè.

Hành, kiệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất do bên ngoài gây ra. Khi lên men làm mất vị cay, giảm tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, giải uất nên hay dùng với thịt quay.

Tỏi vị cay, tính ôn, hơi có độc; vào kinh phế, can, vị; tác dụng giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, tiêu nhọt, trị đầy trướng trùng tích, tả, lỵ, bí đại tiện và hạ huyết áp. Trong quá trình muối chua, vị cay mất đi làm giảm tính thăng [đi lên] và phát tán còn chủ yếu tác dụng vào kinh can vị.

Mít có tác dụng bổ tỳ, ích khí, giải phiền, tăng tiết sữa.

Sản phẩm lên men: Sự lên men trong quá trình muối dưa, vi khuẩn lactobacilii phát triển, dùng men lactic chuyển phần lớn glucid thành đường và acid lactic. Acid lactic và men lactic có tác dụng tích cực ức chế men thối rữa có hại trong đường ruột; vị chua ngọt cay thơm để nhằm khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn. Các sản phẩm của sự lên men đều có lợi cho sức khỏe con người.

Bạn sẽ không còn lo lắng ăn cà muối sẽ gây nguy hiểm cho bản thân, bằng cách áp dụng những lưu ý khi ăn cà dưới đây.

Cà muối là món ăn khoái khẩu được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, thông tin về việc ăn nhiều cà muối dễ gây ung thư, gây hại sức khỏe khiến nhiều người lo ngại.

Các chất độc có trong cà pháo

Cây cà có chứa khá nhiều chất độc từ thân lá, cho đến hoa quả chỗ nào cũng có thể có một ít chất độc . Cà càng đắng càng độc, theo Trí thức trẻ.

Trong quả cà có nhiều solanin là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc khi ăn nhiều cà, đặc biệt là cà sống hoặc cà muối xổi.

Bên trong quả cà có chứa hai loại chất độc cơ bản là alkaloids và solanin, trong đó solanin ở cà sống cao gấp nhiều lần so với quả chín. Chất solanin chính là chất độc được tìm thấy ở mầm xanh hoặc những vùng bị xanh của da khoai tây.

Mặc dù hàm lượng solanin có trong cà rất nhỏ nhưng nó có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng hệ thần kinh, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong .

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, lượng solanin có trong cơ thể chiếm từ 2-5mg/kg thể trọng thì cơ thể bắt đầu có dấu hiệu bị ngộ độc, 3-6mg/kg thể trọng thì sẽ gây ra nguy hiểm cho cơ thể.

Trong cà pháo tươi, hàm lượng solanin cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc.

Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà sẽ giảm đi. Chính vì vậy, không nên ăn cà sống, cà muối xổi.

Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà sẽ giảm đi

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn vừa có thể thưởng thức món khoái khẩu này vừa không phải lo lắng cho sức khỏe của bản thân:

Không nên mua ngoài hàng

Dưa, cà ngoài hàng thường được muối trong lọ nhựa, thùng nhựa, thậm chí thùng xốp rất độc hại.

Trong quá trình sản xuất đồ nhựa, người ta hay dùng chất melamine và nhiều phụ gia khác như chất tạo màu, làm dẻo. Chúng có thể an toàn nếu chỉ chứa nước hoặc theo đựng đồ theo đúng chức năng. Khi dùng những đồ nhựa này để đựng thực phẩm, nhất là đồ nóng, nhiều mỡ, axit như dưa cà muối, các chất phụ gia sẽ phôi nhiễm vào thực phẩm, khiến người dùng nhiễm độc.

Đặc biệt, nếu tận dụng các thùng sơn để muối dưa, cà còn gây nhiều nguy hiểm hơn. Bởi chúng còn lưu lại các chất phụ gia, tạo màu, dung môi từ sơn. Các chất độc này sẽ ngấm vào dưa cà và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu dùng lâu dài có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh, thậm chí là ung thư. Nên muối dưa bằng dụng cụ sành, sứ hoặc thủy tinh.

Ngoài ra, vì phải làm với số lượng lớn, nên khi rửa dưa, cà, người bán không ngâm rửa kĩ nên còn tồn dư nhiều thuốc sâu, hóa chất độc hại trong dưa, cà muối.

Người muối dưa, cà để bán cũng thường dùng một dạng hợp chất có chứa sulfur dioxide [SO2] dùng để tẩy trắng và giữ cho dưa, cà được ngon, không váng. Điều đáng nói là chất tẩy đường trên thị trường hiện nay thường được nhập về để dùng trong công nghiệp chứ không phải dùng trong thực phẩm.

Bỏ đi đúng lúc

Tự muối để ăn là an toàn nhất, nhưng bạn cũng cần biết khi nào thì cần bỏ dưa, cà muối đi. Khi dưa cà đã bị nổi váng hoặc mốc đen thì chúng có thể gây ngộ độc.
Đối với hành củ, kiệu, dưa muối, cà muối... khi mới bị mốc nổi váng trắng thì có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm đã đun sôi rửa sạch để ăn. Khi dưa cà bị nổi váng vàng hoặc nấm đen là đã xuất hiện các vi nấm độc hại, thông thường có loại nấm aspergilus flavor. Vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố có tên là aflatocin. Theo Theo nghiên cứu thì về lâu dài aflatocin có thể gây bệnh ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác. Đây là lúc cần phải bỏ lọ dưa, cà của bạn đi.

Tuyệt đối không ăn dưa, cà muối xổi

Việc ăn dưa cà muối sớm quá [tức ăn dưa xổi] cũng không tốt. Khi đó dưa, cà vẫn còn cay, hăng và chưa chua. Đó là vì khi mới lên men, dưa, cà có thể phát sinh cả vi khuẩn gây hại. Dưa xổi chưa đủ tính acid để diệt loại vi khuẩn này. Đồng thời khi mới muối, cải, hành, cà thường có sự biến đổi nitrat [tồn dư trong rau củ do được bón phân ure, hoặc do hút từ đất có nitrat cao] thành nitrit. Nitrit gây hại cho cơ thể, và chúng đặc biệt có nhiều trong dưa ở khoảng 3 ngày đầu. Những ngày sau, khi dưa chín vàng thì lượng nitrit giảm xuống.

Ăn cà ghém có hại gì?

Tuy nhiên, ăn cà muối xổi cũng ảnh hưởng sức khỏe như: - Loại quả này lại chứa một lượng độc tố gây hại cho sức khỏe khi ăn không đúng cách như solanin. Đây là một loại độc tố rất nguy hiểm. pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín.

Nên ăn cà muối khi nào?

nên cà muối hay dùng trong mùa hè. Hành, kiệu có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng phát tán giải cảm, ôn trung, thông dương, hoạt huyết, giải được chứng uất do bên ngoài gây ra. Khi lên men làm mất vị cay, giảm tính phát tán mà giữ lại tính tiêu thực, giải uất nên hay dùng với thịt quay.

Khi nào không nên ăn cà pháo?

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn [thậm chí rất hàn], vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.

Tại sao cà pháo dọc?

Chất độc trong thường được biết tới là các alkaloids. Ngoài ra, cà pháo còn có một lượng solanin độc. Quả chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong được xác định giống như chất độc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.

Chủ Đề