Anh chị có đồng tình với cách chọn giải của nhà vua hay không vị sao

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 

Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2. Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt, thành ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã tìm ra ở trên.

Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nội dung ngữ liệu đó

Những câu hỏi liên quan

III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều nhỏ bé trở nên cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu. Cuối cùng họa sĩ gặp một chiến binh từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp. Và họa sĩ tự hỏi mình: Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu? … Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn đầy hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn tất tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. [Theo Phép mầu cuộc đời – NXB trẻ TP.HCM, 2004] Câu 9: Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của văn bản trên. Câu 10: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Hãy đặt tên cho văn bản. Câu 11: Câu chuyện trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? [ Viết đoạn văn từ 6 đến 10 câu]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.

Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương, đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

                                                                           [Bức tranh của em gái tôi]

Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

SỰ BÌNH YÊN

Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.

Từ câu truyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên.

Câu chuyện đã gợi cho người đọc, đặc biệt là những người đang kiếm tìm sự bình yên một định nghĩa, một quan niệm thật đẹp. Câu chuyện kể về việc nhà vua phân vân lựa chọn giữ hai bức tranh được vẽ theo chủ đề "sự bình yên". Một bức tranh thì vẽ cảnh hồ nước yên ả cùng những hình ảnh tuyệt mĩ: ngọn núi, bầu trời trong xanh, toát lên vẻ yên ả. Một bức tranh vẽ lên khug cảnh dữ dội và điểm nhấn là hình ảnh một con chim mẹ đang xây tổ, bình thản đậu trên tổ của mình . Như vậy, có thể nói, bình yên trước hết là sự êm ả, tĩnh lặng, không ồn ào, khó khăn do không gian ngoại cảnh đem lại, như ở bức tranh thứ nhất. Bình yên còn là  sự yên an, bình thản, tĩnh lặng trong tâm hồn trước giông bão của cuộc sống như hình ảnh của con chim mẹ kia. Từ sự lựa chọn bức tranh thứ hai của nhà vua, câu chuyện chia sẻ một quan niệm về sự bình yên. Sự bình yên trong tâm hồn mới là sự bình yên đích thực trước sóng gió cuộc đời. Tại sao lại như vạy? Bởi lẽ hiện thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là hồ nước yên ả, bầu trời trong xanh với những đám mây trắng mịn màng mà luôn ẩn chứa những khó khăn, thác ghềnh, " là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp". Vậy nên, sự bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn. Người bình yên luôn vững vnagf tỏng tâm để khi xảy ra bất kì phong ba nào, họ vẫn luôn thật kiên định. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào ngoại cảnh, liệu khi khó khăn ập đến, con người có bị hoang mang, hoảng sợ hay không? Không những thế, sự bình yên trong tâm giúp ta sống tự tin, sâu sắc và làm chủ được cuộc sống. Khi ấy, nhân tố ngoại cảnh có ảnh hưởng khá ít đến suy nghĩa của con người. Và một khi vượt qua được những lúc khó khăn, thì những lúc yên ả, thanh bình kia con người cũng dễ dàng có được. Bình yên trong tâm hồn chuẩn bị cho con người một tâm thế thật tự tin đẻ khôgn nao núng, để làm chủ cuộc đời. Tuy nhiên, cũng không nên quá đề cao sự bình yên trong tâm hồn và quên đi sự bình yên của cuộc sống, của ngoại cảnh. Đây là yếu tố có tác động đến sự bình yên trong tâm hồn dù ít hay nhiều. Vì vậy, mỗi người hãy có cái nhìn đúng đắn về sự bình yên và hãy sống sao cho cuộc đời ý nghĩa nhất.

Skip to content

Hướng dẫn

Có câu chuyện kể rằng:

“Có một vị vua treo thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức tranh và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình… bình yên thật sự: “Ta chấm bức tranh này!” Nhà vua công bố.”

Con người ta sống ngoài xã hội, bon chen, đôi lúc còn dẫm đạp lên nhau để đoạt được những mong muốn của mình. Nhưng thực ra, trong lòng bất kì ai, đều mong muốn sau một ngày vất vả, đều được trở về với nơi gọi là bình yên của mình. Có rất nhiều người tâm niệm bình yên khác nhau, có những người không thể tìm được sự bình yên cho chính mình. Sau khi đọc xong câu truyện về sự bình yên thông qua cách chọn lựa của vị vua, ta chợt tự trả lời được câu hỏi về sự bình yên trong lòng mình.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lòng khoan dung - Văn lớp 9

Câu truyện tuy ngắn, nhưng lại kể và để lại được những suy nghĩ sâu sa. Vị vua thông qua cuộc thi, muốn tìm được một thứ chính xác nhất để định nghĩa cho hai từ “bình yên” Ông đã cất công, tuyển chọn giữa những người nghệ sĩ tài năng nhất, sau cùng chọn được ra hai bức tranh vẽ đẹp nhất, nhưng lại khá băn khoăn, không biết chọn ra sao giữa hai bức tranh tuyệt mĩ ấy.

Một bức tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên, hết sức thơ mộng hữu tình, mà có nhiều người đều phải công nhận rằng bức tranh này thật sự rất bình yên. Còn bức tranh thứ hai thì ngược lại, sự bình yên lại được thể hiện theo chiều sâu, nếu không ngắm kĩ bức tranh và hiểu thấu bức tranh, chỉ thế hiện lên bên ngoài toàn những phong ba bão táp, chỉ thấy những thác ghềnh dữ dội, những hẻm đá đáng sợ. Nhưng không, ở sâu trong bức tranh lại vẽ nên một cảnh cực kì đẹp, khi một con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình, khiến nhà vua phải thốt lên “bình yên thật sự!”

Hai bức tranh này rốt cuộc có gì khác nhau? Khiến nhà vua lại chọn lựa bức tranh thứ hai như thế? Ta có thể nhận thấy, ở bức tranh đầu tiên người họa sĩ chỉ diễn tả được vẻ bề ngoài của cuộc sống, bình yên được thể hiện từ việc do ngoại cảnh mang lại. Còn bức tranh thứ hai, tuy phong cảnh không êm ả, nhưng đó lại là một sự bình yên không thể thay đổi, dù có phong ba bão táp ra sao, bức tranh thứ hai đã chia sẻ một quan niệm rất đúng về bình yên, chỉ có sự bình yên trong tâm hồn mới có thể tồn tại lâu dài, và là sự bình yên đích thực nhất. Thông qua cách chọn lựa đúng đắn của nhà vua, ta đã nhận ra một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Ngoài đời, ta có gặp biết bao phong ba bão táp, phải đấu tranh, phải can đảm chiến đấu như thế nào, nhưng hãy luôn học cách giữ cho mình một tâm thế an yên, luôn bình yên và bình tĩnh trước hoàn cảnh. Vì không có một sự đáng sợ nào có thể động được đến ta, nếu ta có trong mình một bản lĩnh vững vàng, một tâm thế bình yên không thể xoay chuyển. Như Beethoven nhà soạn nhạc thiên tài của thế giới, không ai không biết đến ông bởi ông quá nổi tiếng và xuất sắc với những tác phẩm kinh điển mọi thời đại của mình. Nhưng người ta biết đến và cảm phục ông nhiều hơn nữa, khi biết được ông đã chống lại những thứ bên ngoài như thế nào, bao nhiêu khó khăn, gian khổ, cũng không thể lay chuyển được một tâm thế bình thản, bình yên đối mặt với mọi khó khăn của Beethoven, hay tiêu biểu như Helen Keller, tuy gặp phải hoàn cảnh khó khăn, sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh, nhưng bà vẫn vươn lên, chiến đấu, bằng sự bình yên nhất trong tâm hồn, trở thành một nhà văn nổi tiếng, một nhà hoạt động xã hội mù, điếc của nước Mỹ. Họ là những tấm gương dạy cho ta về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc rèn luyện sự bình yên trong trái tim mình. Sự bình yên trong cuộc sống rất quan trọng, nó làm cuộc sống của ta trở nên nhẹ nhõm hơn. Khiến ta luôn biết nhìn ra sự lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Không có sự bình yên từ tâm hồn nào không qua quá trình rèn luyện và phát huy. Con người ta cần rèn luyện điều đó để bản thân được vững vàng trước mọi sự khó khăn của ngoại cảnh.

Câu truyện trên thực sự có ý nghĩa và thiết thực. Không chỉ là một câu truyện thú vị, mà còn chứa đựng bài học nhân văn vô cùng sâu sắc. Hãy sống và làm việc với một trái tim bình yên, và tìm cho mình sự bình yên đích thực.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội : Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?

Nguồn Vietvanhoctro.com

wpDiscuz

Video liên quan

Chủ Đề