Áp thấp nhiệt đới 2023

Ngay cuối tuần này và sang đầu tuần tới, ngày 7 và 8/8, trên biển Đông có khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, cảnh báo thời tiết biển sẽ tiếp tục xấu tại vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau. Còn từ giờ đến cuối năm sẽ là cao điểm mùa mưa bão, nhất là thời điểm cuối năm.

Tại khu vực ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, độ cao sóng lớn nhất từ 5-8m với vùng biển ngoài khơi, và 4-6m tại vùng ven bờ. Trong các tháng 8 và 9, độ cao sóng lớn nhất trong các đợt gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tới 4m trên vùng biển ngoài khơi và 2-3m tại khu vực biển ven bờ.

Các đợt không khí lạnh vào các tháng cuối năm 2022 sẽ gây sóng cao 2-4m trên dải ven biển từ Quảng Ninh đến Đông Cà Mau.

Bắt đầu bước vào cao điểm về mưa bão, an toàn của ngư dân khi đi biển là vấn đề nhức nhối vì từ đầu năm tới giờ nhiều vụ tai nạn tàu cá đã xảy ra, gây thiệt hại cả về người và tài sản. Sóng to gió lớn còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố.

Áp thấp nhiệt đới 2023

Rạng sáng 9/7/2022, Đồn Biên phòng Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã nhận được tin báo của ông Nguyễn Trường Sơn (ngụ khóm 8, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) về việc tàu đánh cá mang số hiệu CM 91109 TS do mình làm chủ khi đang neo đậu cách đảo Hòn Chuối khoảng 2 hải lí về hướng Đông bắc thì bị lốc xoáy, sóng to khiến tàu bị đắm.

Sau đây là tổng hợp của về những vụ việc đã xảy ra từ tháng 5/2022 tới nay:

* Gần đây nhất là tàu cá số hiệu BTH 97478 TS bị mất tích từ ngày 10/7 ở khu vực cách vùng biển Phan Thiết khoảng 121 hải lý về hướng Nam, trên tàu khi đó có 15 thuyền viên.

Thời điểm tàu mất tín hiệu, thời tiết xấu, gió lớn, sóng cao 2-4 m, biển động mạnh. Sau 12 ngày từ ngày mất tích, đến 22/07 tổng số ngư dân may mắn được cứu sống là 9 người, 6 người khác đã thiệt mạng.

* Sáng 20/7, tàu BĐ 91464 TS bị phá nước, có nguy cơ chìm tàu tại khu vực biển cách Nha Trang khoảng 120 hải lý về hướng Đông Đông Bắc, tình hình thời tiết khi đó đang rất xấu, gió to, chân sóng cao 3-3,5 m. Trên tàu đang có 4 thuyền viên. Cùng ngày, 1 tàu nước ngoài đã tiếp cận và cứu được 4 thuyền viên.

* Chiều ngày 9/7/2022, tàu cá CM 91109 TS đang neo tại vị trí cách Hòn Chuối khoảng 2 hải lý về phía Đông Bắc thì bị lốc xoáy kèm theo sóng lớn đánh chìm. 10 thuyền viên bị rơi xuống biển, ngay sau đó, 9 thuyền viên được cứu, 1 người thiệt mạng.

* Ngày 3/5, tàu BĐ 93069 TS bị phá nước và chìm trong vùng biển Đại Lãnh, trên tàu có 9 thuyền viên. Tại khu vực biển tàu bị nạn, thời tiết xấu, sóng biển cao từ 3-3,5 m, tầm nhìn bị hạn chế. Đến đêm 4/5, một tàu cá khác đã tìm thấy 9 thuyền viên mất tích và đưa về bờ an toàn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông

Cập nhật: 18:46 | 22/10/2022

Trưa 22/10, áp thấp nhiệt đới vượt qua vùng biển phía Bắc Philippines vào Biển Đông, trong hai ngày tới chưa có dấu hiệu mạnh lên thành bão.

Áp thấp nhiệt đới 2023

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới lúc 13 giờ ngày 22/10.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13 giờ áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất 49 km/h, cấp 6, giật tăng hai cấp. Hôm nay, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây, tốc độ 15-20 km/h.

Đến 13 giờ ngày mai, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460 km về phía Bắc Đông Bắc, sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 9. Sau đó nó theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20 km/h, tiến gần quần đảo Hoàng Sa và đến chiều 24/10 vẫn giữ cường độ cấp 6.

Trong 2-3 ngày tới, Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 3-5 m.

Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đưa ra hai kịch bản áp thấp nhiệt đới trong những ngày tới. Kịch bản 1 với xác suất 60-70%, áp thấp nhiệt đới tương tác với không khí lạnh, mạnh nhất sẽ đạt cấp 7 khi vào Biển Đông, khi đến quần đảo Hoàng Sa suy yếu thành vùng áp thấp.

Kịch bản 2 với xác suất khoảng 30-40%, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, sức gió mạnh nhất 75-88 km/h, cấp 8-9, duy trì cấp bão 1-2 ngày và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, áp tháp nhiệt đới tiếp tục suy yếu khi vào sát bờ biển miền Trung.

Các cơ quan khí tượng quốc tế chưa nhận định về cơn áp thấp nhiệt đới này.

Từ đầu năm tới nay, Biển Đông xuất hiện 6 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới. Dự báo xa từ nay đến tháng 1/2023, Biển Đông có khoảng 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó 2-3 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tập trung ở Trung Bộ và Nam Bộ.

Theo VnExpress

Áp thấp nhiệt đới, Biển Đông, Philippines.