Bác sĩ y học dự phòng có được học chuyên khoa không

Tôi có thắc mắc cần được tư vấn về vấn đề như sau: Từ 10/06/2022, để được làm bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] có còn cần trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1] trở lên hay không? Rất mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn!

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:

"Điều 8. Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] - Mã số: V.08.02.05
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a] Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên thuộc chuyên ngành y học dự phòng;
b] Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1] trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c] Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d] Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II]."

Từ 10/6/2022, để được làm bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] có còn cần trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1] trở lên hay không?

Ngày 26/4/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định liên quan đến tiêu chuẩn của các hạng bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng. Trong đó, để được làm bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] sẽ chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
...
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a] Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Y học dự phòng trở lên.
b] Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng [dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng].”

Như vậy, từ 10/6/2022, để được làm bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] không còn cần trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1].

Nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV thì nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng cao cấp bao gồm những nhiệm vụ sau:

Điều 8. Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] - Mã số: V.08.02.05
1. Nhiệm vụ:
a] Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b] Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c] Tổ chức thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Đề xuất và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh, tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định.
d] Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế dự phòng khi có yêu cầu;
đ] Tổ chức hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức chuyên môn y tế, học sinh và sinh viên;
e] Chủ trì hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 10/6/2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bác sĩ y học dự phòng

Bác sĩ y học dự phòng
Căn cứ pháp lý

Tổng số trong ngày: 7,370

Tổng số trong tuần: 103,273

Tổng số trong tháng: 129,427

Tổng số trong năm: 2,947,668

Tổng số truy cập: 28,349,812

NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG [YHDP]

Hiểu đơn giản thì DỰ PHÒNG chính là DỰ ĐOÁN và PHÒNG BỆNH. Ngành Y học dự phòng là khối ngành giao thoa giữa y tế công cộng và Y học lâm sàng và bạn sẽ được đào tạo liên tục trong vòng 6 năm.

Ngành Y học Dự phòng đào tạo các Bác sĩ Y học Dự phòng chuyên ngành về phát hiện, chẩn đoán và đưa ra phương án giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng như sức khỏe dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các vấn đề sức khỏe liên quan các tác nhân ngoại sinh, nội sinh, kể cả di truyền và lối sống, dịch bệnh nhiễm trùng, không nhiễm trùng, dịch bệnh liên quan đến lứa tuổi, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình dịch vụ y tế, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe…..Có thể nói ngành Y học dự phòng là một ngành học đa dạng, đa năng. Bệnh nhân của bạn không chỉ có 1 mà là cả cộng động. Ông bà ta có câu: “Một người lo bằng kho người làm" nôm na có thể hiểu YHDP chính là “người lo" trong ngành Y tế.

Mục tiêu hàng đầu của ngành Y học dự phòng chính là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Y học dự phòng làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh dịch, giảm tỷ lệ mới mắc, phát hiện bệnh sớm, tiến hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đó là điều mà các Bác sĩ YHDP vẫn đang làm hàng ngày đã cùng Y tế VN ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch COVID-19.

BÁC SĨ Y HỌC Y HỌC DỰ PHÒNG RA TRƯỜNG LÀM Ở ĐÂU?

Y học dự phòng là một ngành đa dạng và đa năng chính vì vậy là công việc của một bác sĩ YHDP cũng thế. Có rất nhiều con đường tương lai cho 1 Bác sĩ YHDP.


Làm việc tại cơ quan nhà nước

TẠI:

Cơ sở khám chữa bệnh ban đầu: Trạm y tế xã - Phường, Trung tâm Y tế Quận Huyện.

Bệnh viện: khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng quản lý chất lượng BV, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng chỉ đạo tuyến, Hợp tác quốc tế, phòng công tác xã hội, khoa dinh dưỡng, bác sĩ Gia đình.

Các viện trực thuộc bộ Y tế [12 viện]: như viện Pasteur, viện Y tế công cộng, Viện sốt rét ký sinh trùng, viện vệ sinh dịch tễ trung ương. Tại các viện sẽ có các khoa như khoa dinh dưỡng, khoa dịch tễ, an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường, khoa Ký sinh trùng, khoa côn trùng, phòng chống dịch, HIV/AIDS, tiêm chủng mở rộng…..

Trung tâm kiểm soát bệnh tật


Các Đơn vị tư nhân lĩnh vực y tế [Bệnh viện, Trường Đại học, Y tế cơ quan, doanh nghiệp, bảo hiểm....]

Có thể làm việc tại các tổ chức NGOs [Liên quan đến Y tế như: FIT, Woolcock, OUCRU...] và không hoặc liên quan đến y tế như CSDS, CSAGA,...]

Các tổ chức quốc tế: WHO, UNDP, Unicef,...


Nguồn: //www.facebook.com/YoungPreventiveMedicineinVietnam

Video liên quan

Chủ Đề