Bài tập đọc lớp 4 ông trạng thả diều

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Ông trạng thả diều, tập đọc

Soạn bài Tập đọc: Ông trạng thả diều, Ngắn 1

Nội dung chính

Chuyện kể về Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi còn nhỏ, ông đã thông minh, hiếu học và mê thả diều. Dù nghèo không thể đi học, ông vẫn tự học bằng những vật dụng quanh mình, vẫn giữ thú vui thả diều. Ông đi thi và đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi.

Câu 1 [trang 105 sgk Tiếng Việt 4] : Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

Trả lời:

Đó là những chi tiết:- Học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thuờng.

- Có hôm thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 2 [trang 105 sgk Tiếng Việt 4] : Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Trả lời:- Vì nhà nghèo quá phải bỏ học. Đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợi bạn học xong mới mượn vở về học.

- Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát. Bút là ngón tay hay mảnh gạch vụn, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Nếu có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Câu 3 [trang 105 sgk Tiếng Việt 4] : Vì sao chú bé Hiền được gọi là " ông Trạng thả diều"?

Trả lời:
Người ta gọi cậu bé Hiền là ông Trạng thả diều, vì Hiền đỗ trạng lúc 13 tuổi và là một cậu bé nổi tiếng ham chơi diều

Câu 4 [trang 105 sgk Tiếng Việt 4] : Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đã cho [SGK trang 105] nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên

Trả lời:
Chọn b: Có chí thì nên

Nội dung: Câu chuyện nhằm ca ngợi cậu bé Nguyễn Hiền thông minh, có chí đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi- một ông trạng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.
 

Soạn bài Tập đọc: Ông trạng thả diều, Ngắn 2

1. Kể lại ngắn gọn truyện "Ông Trạng thả diều"?

Trả lời:

Kể lại ngắn gọn truyện "Ông Trạng thả diều".

Dưới thời vua Trần Nhân Tông có một gia đình nông dân nghèo sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Hiền.Chú bé rất thích chơi diều. Lên 6 tuổi đi học; học rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng, vừa chăn trâu vừa học, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. Chữ tốt văn hay nổi tiếng.

Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi. Cậu bé thả diều đã đậu Trạng nguyên, vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.

2. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Trả lời:
Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

3. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Trả lời:Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Tấm gương ham học và chịu khó của chú bé Nguyễn Hiền thật đáng cảm phục.

4. Vì sao chủ bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều"?

Trả lời:
Chú bé Hiền được gọi là "ông Trạng thả diều" vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi - cái tuổi còn chơi diều.

5. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?a. Tuổi trẻ tài cao.b. Có chí thì nên.

c. Công thành danh toại.

Trả lời:
Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".

---------------------------HẾT---------------------------

Soạn bài Tập đọc: Ông trạng thả diều là một nội dung, bài học hay trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Nếu chúng mình có phép lạ, nghe viết cùng với phần Soạn bài Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ để học tốt môn Tiếng Việt lớp 4 hơn.

Với những gợi ý chi tiết, dễ hiểu, soạn bài Tập đọc: Ông trạng thả diều dưới đây sẽ giúp các em hoàn thiện câu trả lời cho 4 câu hỏi trang 105 SGK Tiếng Việt 4, tập 1, qua đó cảm nhận được nội dung, bài học được gửi gắm qua câu chuyện.

Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Tập đọc Rước đèn ông sao câu 1-3 trang 71 sgk tập 2 Soạn bài Cánh diều tuổi thơ, tập đọc Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Soạn bài Ông tổ nghề thêu, Chính tả [Nghe,viết] Soạn bài Tập đọc: Thắng biển trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Chính tả Nghe viết Rước đèn ông sao câu 2 trang 72 sgk tập 2 Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 6] trang 98 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Tập đọc: Ông Trạng thả diều



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải bài tập Tập đọc: Ông Trạng thả diều trang 105 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.

Bài giảng: Ông trạng thả diều - Cô Lê Thu Hiền [Giáo viên VietJack]

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.     

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.    

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 

                                                    [theo TRINH ĐƯỜNG] 

Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa. 

Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ

Nội dung chính Ông Trạng thả diều

Quảng cáo

Chuyện kể về Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi còn nhỏ, ông đã thông minh, hiếu học và mê thả diều. Dù nghèo không thể đi học, ông vẫn tự học bằng những vật dụng quanh mình, vẫn giữ thú vui thả diều. Ông đi thi và đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi.

Bố cục bài Ông Trạng thả diều

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến thì giờ chơi diều

Đoạn 2: Từ Sau vì nhà nghèo quá đến học trò của thầy

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

Trả lời:

Đó là những chi tiết:

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thuờng.

- Có hôm thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Quảng cáo

Câu 2 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Trả lời:

Vì nhà nghèo quá phải bỏ học. Đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợi bạn học xong mới mượn vở về học.

Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát. Bút là ngón tay hay mảnh gạch vụn, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Nếu có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Câu 3 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Vì sao chú bé Hiền được gọi là " ông Trạng thả diều"?

Trả lời:

Người ta gọi cậu bé Hiền là ông Trạng thả diều, vì Hiền đỗ trạng lúc 13 tuổi và là một cậu bé nổi tiếng ham chơi diều

Câu 4 [trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đã cho [SGK trang 105] nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên

Trả lời:

Quảng cáo

Chọn b: Có chí thì nên

Nội dung: Câu chuyện nhằm ca ngợi cậu bé Nguyễn Hiền thông minh, có chí đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi- một ông trạng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước ta

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 khác:

Trắc nghiệm Tập đọc: Ông trạng thả diều [có đáp án]

Câu 1: Trạng trong bài được hiểu là gì?

A. Tức Trạng Nguyên, người học giỏi được dân trong vùng phong tặng.

B. Tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

C. Tức Trạng Nguyên, người được vượt qua được những câu đố mà vua đề ra.

D. Tức Trạng Nguyên, người giải được câu đố của sứ giả nước ngoài.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Trạng trong bài được hiểu là là Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

Đáp án đúng: B. 

Câu 2: Nguyễn Hiền được giới thiệu ở phần đầu câu chuyện như thế nào?

A. Sống vào thời vua Trần Thái Tông.

B. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học.

C. Sinh ra trong một gia đình nghèo.

D. Từ thuở nhỏ đã rất ham thả diều.

E. Thuở nhỏ đã thích ăn cháy vét từ đáy nồi.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Trong phần đầu câu chuyện, Nguyễn Hiền được giới thiệu như sau:

- Sống vào thời vua Trần Thái Tông.

- Sinh ra trong một gia đình nghèo.

- Từ thuở nhỏ đã rất ham thả diều.

Câu 3: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

B. Chú có thể nhớ hết tất cả những hóa đơn hàng của mẹ sau khi đọc xong một lần.

C. Có trí nhớ lạ thường.

D. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là:

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

- Có trí nhớ lạ thường.

- Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 4:Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học?

A. Vì mẹ chú muốn cậu theo nghề buôn bán, không muốn học chữ.

B. Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

C. Vì trong một lần làm bài thi, chú nhắc bài bạn nên bị thầy giáo đuổi học.

D. Vì chú học giỏi quá, các bạn không học theo được nên Nguyễn Hiền bỏ học luôn.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nguyễn Hiền phải bỏ học vì nhà nghèo quá.

Đáp án đúng: B. 

Câu 5: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:

trẻ nhất          Trạng Nguyên          mười ba tuổi

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ ______. Ông Trạng khi ấy mới có ______. Đó là trạng nguyên________của nước ta. 

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nươc ta.

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: Trạng Nguyên, mười ba tuổi, trẻ nhất.

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

co-chi-thi-nen-tuan-11.jsp

Video liên quan

Chủ Đề