Mèo bị tiêu chảy cho uống thuốc gì

Cách chữa mèo bị tiêu chảy được rất nhiều người quan tâm và đây sẽ là bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh tiêu chảy ở mèo cũng như là cách chữa sao cho hiệu quả. Bạn sẽ không cần lo lắng mỗi khi mèo tiêu chảy nữa. Cùng Kimi Pet tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân mèo đi ngoài, mà bạn không nên bỏ qua

1. Nguyên nhân nào khiến mèo bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là một trong rất nhiều triệu chứng thường gặp phổ biến ở vật nuôi, và mèo cũng không phải vật nuôi ngoại lệ. Dưới đây là 3 nguyên nhân chủ yếu bạn dễ dàng nhận biết để đưa ra cách trị mèo bị tiêu chảy tại nhà như:

1.1. Mèo bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy

  • Do dụng cụ đựng thức ăn của mèo: Nếu không được vệ sinh sạch khay ăn để nó bị vấy bẩn thì khả năng cao mèo cũng bị tiêu chảy.
  • Do thay đổi chế độ ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa của mèo khá yếu, khi thay đổi chế độ ăn đột ngột dễ gây ra tình trạng bị tiêu chảy.

1.2. Rối loạn tiêu hóa ngộ độc thức ăn

  • Mèo vô tình ăn phải vật lạ như: xác động vật đã chết [chim, thạch sùng, chuột,…].
  • Ăn phải các chất độc hại như: xăng, dầu, chất tẩy rửa, xà phòng, thuốc diệt cỏ,…
  • Mèo ăn những thức ăn còn máu còn đỏ: do chưa được nấu chín cũng gây nên bệnh tiêu chảy cho chúng.

1.3. Do bị nhiễm khuẩn & giun sán

  • Mèo thường dễ bị nhiễm giun sán khi ăn hay gặm những vật dụng linh tinh trong nhà.
  • Đặc biệt, mèo con sơ sinh sẽ có khả năng bị nhiễm khuẩn cao nhất. Trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách chữa mèo con bị tiêu chảy tại nhà dưới đây.
  • Một số loại vi khuẩn hay ký sinh trùng có thể gây nên viêm ruột cấp tính như: E.Coli, Salmonella, Campylobacter, cầu trùng Coccidia…

2. Dấu hiệu khi mèo bị tiêu chảy như thế nào?

Bạn cần phát hiện kịp thời các dấu hiệu, để đưa ra cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả:

  • Không tự kiểm soát được việc đi ngoài, đi vệ sinh nhiều lần.
  • Mèo đi ngoài ra phân loãng và có giun.
  • Mèo đi vệ sinh có phân loãng và có màu hơi đỏ, mùi tanh như mùi máu.
  • Mèo thường nôn mửa và co thắt bụng.
  • Một số dấu hiệu khác như: mệt mỏi, mất nước, đầy hơi, chán ăn, bỏ ăn,…

Trên đây là một số biểu hiện thường thấy nhất khi mèo đi ngoài. Lúc này thì bạn cần bình tĩnh để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo tiêu chảy.

Từ đó, có thể tham khảo các cách trị mèo tiêu chảy tại nhà dưới đây để giúp thú cưng nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi.

3. Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Khi mèo tiêu chảy, bạn cần theo dõi tình trạng của chúng để biết được mức độ mà thú cưng đang gặp phải. Dưới đây là cách trị mèo bị tiêu chảy dựa trên các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Mèo được chữa trị một cách tốt nhất tại nhà

3.1. Mèo bị đi ngoài mức độ nhẹ

Trường hợp mèo tiêu chảy nhẹ thường là do thức ăn. Có thể là do mèo đã ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc đồ ăn chưa được làm chín hoàn toàn.

Lúc này thì bạn cần dừng lại khẩu phần ăn đã cho mèo ăn trong khoảng 24 giờ gần nhất. Nên cho mèo nhịn ăn trong khoảng từ 8 – 12 giờ để có thể theo dõi tình trạng và để mèo có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.

Sau đó, bạn cũng cần thay đổi khẩu phần ăn của mèo như:

  • Thức ăn cần được làm chín hoàn toàn khi cho mèo ăn.
  • Hệ tiêu hóa của mèo khá yếu, không nên cho mèo ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không nên cho mèo ăn tập trung vào 1 – 2 bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa.

3.2. Mèo tiêu chảy thường xuyên kèm nôn và có giun

Khi mèo đi ngoài thường xuyên và có giun thì bạn cần bổ sung thêm nước, chất điện giải cho mèo. Vì lúc này cơ thể mèo đang bị thiếu nước và cần được bổ sung thêm nước. Cách chữa mèo bị tiêu chảy có giun thì bạn cần mua thuốc tẩy giun.

Chọn loại thuốc tẩy giun dành riêng cho mèo từ cơ sở thú y và cần chú ý đến liều lượng và cho mèo sử dụng theo tư vấn từ bác sĩ.

3.3. Mèo tiêu chảy nặng, xuất huyết và co giật 

Trong trường hợp mèo nhà bạn có những biểu hiện như tiêu chảy kết hợp với xuất huyết hay cơ thể bị co giật thì việc điều trị tại nhà khó có thể hiệu quả. Lúc này bạn cần dừng cho mèo ăn, bổ sung thêm nước và chất điện giải cho mèo.

Nếu tình trạng này không giảm bớt thì bạn cần đưa mèo đến cơ sở chăm sóc thú cưng gần nhất, để được chẩn đoán và điều trị.

Khi đưa mèo đến cơ sở chăm sóc thú y bạn cũng cần mang theo mẫu phân trong thời gian gần nhất, để hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán.

4. Cách phòng chống bệnh tiêu chảy ở mèo

Để tránh tình trạng mèo đi ngoài thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn có thể tham khảo các cách phòng chống dưới đây:

  • Nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của mèo: để phát hiện kịp thời những biểu hiện khác thường. Từ đó, đưa ra cách chữa mèo bị tiêu chảy và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.
  • Định kỳ 6 tháng / lần, đưa mèo đi tiêm phòng: để giảm thiểu khả năng mắc bệnh từ virus, vi khuẩn. Nên tiêm phòng khi mèo con từ 3 – 4 tuần tuổi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
  • Cần vệ sinh, khử trùng sạch sẽ môi trường sống: đặc biệt, là những đồ vật mà chúng hay gặm và chơi cùng nhất.
  • Luôn giữ chế độ ăn hợp lý và khoa học: để tránh làm cho mèo bị ảnh hưởng hệ tiêu hóa đột ngột.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ: giúp mèo dễ đi ngoài và dễ kiểm soát hơn thì nên cung cấp thêm chất xơ giảm cholesterol.
  • Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh: cung cấp lợi khuẩn cho mèo giúp ruột sạch hơn và cải thiện được tình trạng tiêu chảy. Bạn có thể trộn men tiêu hóa, men vi sinh vào thức ăn của mèo.

Chữa trị tiêu chảy ở mèo tại nhà đơn giản và hiệu quả

5. Một số câu hỏi thường gặp khi mèo bị đi ngoài

Có khá nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề mèo tiêu chảy. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp 2 câu hỏi phổ biến nhất để trả lời trong bài viết này.

5.1. Mèo bị tiêu chảy có nên uống sữa?

Câu trả lời là KHÔNG. Đây là một trong số thực phẩm ít bạn nghĩ là không ảnh hưởng đến việc bị tiêu chảy.

Nhưng việc cho mèo uống nhiều sữa, đặc biệt là sữa bò, sữa có đường chứa các Lactose không được mèo chuyển hóa thành chất dinh dưỡng được. Nên Lactose tích tụ trong đại tràng gây nên hiện tượng tiêu chảy ở mèo.

5.2. Mèo bị tiêu chảy uống Smecta được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Smecta là một loại thuốc được chỉ định là dành cho người vì nó có liều lượng mạnh không phù hợp với cơ thể của mèo.

Nếu như bạn cho mèo uống Smecta khi chưa tìm hiểu cụ thể về thành phần cũng như là liều lượng thì có thể gây nên hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những thông tin về cách chữa mèo bị tiêu chảy có thể nhiều bạn chưa biết. Hy vọng sau bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiêu chảy và cách chữa làm sao để phù hợp với mèo nhà bạn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở mèo, một chú mèo trong giai đoạn trưởng thành ít nhất sẽ gặp triệu chứng này một lần trong đời. Tuy nhiên không phải căn bệnh tiêu chảy nào cũng có thể dễ dàng chữa trị, và việc xác định được mức độ bệnh sẽ giúp chúng ta có những phản ứng kịp thời cũng như tăng khả năng chữa bệnh tiêu chảy cho mèo.

Việc xác định được mức độ bệnh sẽ giúp chúng ta có những phản ứng kịp thời

Để xác định được căn bệnh tiêu chảy nào mà mèo đang mắc phải, cách tốt nhất là bạn cần quan sát các triệu chứng của mèo thông qua việc sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phân của mèo. Tiêu chảy có các triệu chứng phổ biến như sau.

Đối với tiêu chảy thông thường, phân của mèo thường sẽ lỏng nhưng không quá nhão, đặc biệt mèo vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường, không bị ủ rũ hay mệt mỏi.

Trong trường hợp này, rất có thể tiêu chảy liên quan đến vấn đề ăn uống của mèo, một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Thức ăn bị thay đổi đột ngột
  • Ăn thức ăn không đảm bảo, không đúng với độ tuổi của mèo
  • Thức ăn bị ôi thiu, để lâu ngày không được dọn dẹp 
  • Mèo ăn phải những thức ăn độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột

Ngoài ra tiêu chảy thông thường cũng có thể liên quan đến việc thời tiết hoặc môi trường thay đổi đột ngột khiến mèo bị căng thẳng dẫn đến việc bị tiêu chảy.

Tiêu chảy thông thường thường liên quan đến chế độ ăn của mèo

Trong trường hợp mèo bị tiêu chảy với phân rất loãng, đặc biệt đi kèm thêm triệu chứng nôn, bụng to thất thường và phân có màu đen, rất có thể mèo của bạn đã bị nhiễm giun sán.

Căn bệnh này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do môi trường sống của mèo không đảm bảo hoặc mèo ăn phải thức ăn có trứng giun.

Tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh mà có phương pháp chữa trị khác nhau, bạn có thể chữa trị tại nhà nhưng vẫn khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Tiêu chảy kèm nôn thường là dấu hiệu của nhiễm ký sinh trùng

Đây được xem là tình trạng bệnh nặng nhất mèo có thể bị mắc phải, triệu chứng cụ thể là mèo tiêu chảy liên tục, không kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình, kèm theo đó là phân có máu và mùi tanh khó chịu. Mèo cũng không thể ăn uống bình thường, cơ thể ủ rũ, lờ đờ.

Nguyên nhân chính cho tình trạng này rất có thể là do mèo đã nhiễm các bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm khuẩn virus như FIP, FPV,…

Tiêu chảy ra máu, nôn, bỏ ăn là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Để có phương án điều trị hiệu quả nhất thì bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng tiêu chảy của mèo, tuy nhiên sẽ có những cách điều trị cơ bản sau đây:

Dừng tất cả những loại thức ăn bạn đã cho ăn trong vòng từ 12 đến 24 tiếng

Cung cấp nhiều nước cho mèo, vì tiêu chảy có thể khiến mèo của bạn rơi vào tình trạng bị thiếu hụt nước. Bạn có thể chủ động giúp mèo bằng cách pha nước điện giải orezon bổ sung nước mỗi 2 tiếng một lần 

Để phát hiện dấu hiệu mất nước, bạn có thể kéo nhẹ phần da thừa tự nhiên ở sau gáy. Khi cơ thể mèo được cung cấp đủ nước, phần da ngay lập tức trở về trạng thái bình thường. Nếu quá trình đó diễn ra chậm, hoặc da không trở về trạng thái cũ, nghĩa là mèo đã bị mất nước. 

Sau bước điều trị cơ bản, tiếp theo bạn hãy cố gắng quan sát tình trạng bệnh của mèo 

Tiêu chảy khiến cơ thể mèo mất rất nhiều nước

Nếu bước đầu xác định mèo xác định được nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy do thức ăn, hãy cố gắng điều chỉnh lại khẩu phần ăn của mèo bằng cách:

  • Chia nhỏ bữa ăn của mèo 
  • Không cho mèo ăn các thực phẩm được chế biến từ bơ hoặc bơ
  • Hạn chế những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Ngoài ra nếu như nguyên nhân thay đổi thức ăn đột ngột thì bạn nên cho mèo ăn thức ăn cũ, nếu không có vấn đề gì thì phân mèo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi phân không còn lỏng, bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn từ từ, mỗi lần cho một ít thức ăn mới.

Thêm men vi sinh vào thức ăn của mèo. Men vi sinh cung cấp vi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ thống đường tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ thống gây bệnh tiêu chảy.

Bạn có thể sử dụng FortiFlora dễ tiêu hóa và có vị hấp dẫn dành cho mèo, ngoài ra có thể sử dụng Pheromone để giảm căng thẳng cho mèo 

Nếu xác định mèo của bạn mắc bệnh giun sán, bạn nên nhanh chóng tìm mua thuốc tẩy giun cho mèo. Tuy nhiên bạn cần có những lưu ý sau đây:

Không mua thuốc tẩy giun dành cho người để tẩy giun cho mèo

Mua thuốc tẩy giun cho mèo cần chú ý về liều lượng. Tuỳ theo độ tuổi, giống mèo mà sẽ có liều lượng khác nhau. Nếu được hãy gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn đúng 

Phải chắc chắn rằng mèo bị giun sán thì mới cho mèo uống thuốc, vì nếu không có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ hoặc shock thuốc.

Trong trường hợp mèo của bạn còn nhỏ, chưa được tẩy giun lần nào hoặc bạn không có nhiều kinh nghiệm, cách tốt nhất nên mang bé ra bệnh viện thú ý để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Đặc biệt luôn quan sát triệu chứng của mèo, nếu tiêu chảy có tình trạng trở nặng cần phải đem ra thú ý ngay lập tức.

Nên mang bé ra bệnh viện thú ý để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nếu chưa có kinh nghiệm

Đây được xem là tình trạng bệnh tiêu chảy nặng nhất mà mèo có thể mắc phải, trong trường hợp này sau khi dừng tất cả các loại thức ăn trong vòng 12-24 tiếng, nếu tình trạng mèo không hề thuyên giảm thì ngay lập tức cần đem mèo ra thú ý để được chữa trị kịp thời.

Bạn chú ý khi đi nhớ mang theo mẫu phân tươi trong vòng 12 giờ để bác sĩ xét nghiệm, điều này giúp cho việc tìm hiểu được chính xác nguyên nhân căn bệnh được nhanh hơn.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cách chữa mèo bị tiêu chảy. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho mèo cưng của bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề