Bài tập giáo dục công dân lớp 8 trang 24 năm 2024

Đoạn văn tham khảo:

Trong một bài phát biểu của Martin Luther King - nhà nhân quyền học người Mĩ gốc Phi, người nhận giải Nobel về hòa bình, ông có nói “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt”. Một quan điểm, nhận định nếu chỉ nghe ban đầu sẽ thấy sao thật xót xa và cay đắng nhưng đó chẳng phải hiện thực, chẳng phải xã hội mà ta vẫn đang sống hay sao? Vậy nên hiểu về phát biểu ấy như thế nào?

Trước hết, “kẻ xấu” mà nhà nhân quyền muốn nói đến là những người như thế nào? Đó là những con người có tâm địa xấu xa, gây ảnh hưởng đến mọi người và môi trường xung quanh, đến cộng đồng. Vì thế “lời nói và hành động” của kẻ xấu chính là những lời dối trá, giễu cợt, gièm pha, khích bác…là những hành động côn đồ, lưu manh, làm tổn hại đến tinh thần và cả thể chất của người khác, đến lợi ích chung của cộng đồng. Vậy còn “người tốt” thì sao? Đó là những người có lối sống đúng đắn, tâm hồn nhân hậu, trong sáng, hiểu biết đúng sai, phải trái ở đời. Nhưng “im lặng” ở đây lại là sự không hành động, không phản ứng, thờ ơ hoặc hèn nhát, quay lưng với mọi chuyện diễn ra xung quanh. “Sự im lặng của người tốt” chính là thái độ thờ ơ, bàng quan, thiếu trách nhiệm với cộng đồng của những người vốn có bản tính tốt đẹp. Như vậy, câu nói đã đưa đến một nhận định: Bày tỏ thái độ phê phán đối với những người có tâm địa độc ác, chuyên dùng lời nói hoặc hành động làm tổn hại đến người khác và cả những người vốn có bản tính tốt đẹp nhưng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Tại sao chúng ta lại xót xa vì lời nói và hành động của những kẻ xấu? Vì những điều đó trực tiếp làm tổn hại đến mọi người, đến lợi ích của cả cộng đồng, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, bất bình. Vậy còn sự im lặng đáng sợ của những người tốt thì sao? Đó chẳng phải là sự ngầm thỏa hiệp, mặc kệ cho cái xấu cái ác lộng hành, là cách tiếp tay cho “hành động và lời nói của kẻ xấu” vẫy vùng, “thoải mái được thể hiện”, là cách gián tiếp gây hại cho cộng đồng, cho những người xung quanh khi họ chẳng thể lên tiếng, không quyết liệt hành động. Chúng ta có thể thấy những xót xa mà những lời nói và hành động của những kẻ xấu đã gây ra cho cộng đồng. Biết bao những vụ án, những tội ác khủng khiếp xảy ra hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rồi những vụ tham ô, tham nhũng của những vị quan chức khiến tổn hại, thất thoát đến trăm nghìn tỷ đồng - số tiền mà có thể giúp đỡ cho biết bao người nông dân đang còn nghèo khó. Nhưng đáng sợ không kém còn là chính sự tiếp tay, thỏa hiệp của những người tốt bởi sự im lặng hèn nhát. Chứng kiến tội ác nhưng không một ai dám lên tiếng hay hành động. Không thể phủ nhận rằng, trên thực tế, đã có rất nhiều người dám đứng lên, dám bảo vệ lẽ phải nhưng trong số đó có rất nhiều người đã phải lãnh nhận những hậu quả đáng tiếc và đáng buồn, tuy nhiên hãy tin tưởng đó chỉ là cá biệt và tạm thời, kết cục cuối cùng sẽ giúp mang lại sự công bằng, tốt đẹp cho xã hội.

Là một người trẻ, là thế hệ tương lai của đất nước hãy tự thay đổi ngay từ chính mình. Đừng bao giờ trở thành chủ nhân của những lời nói và hành động xấu, hãy biết dũng cảm đứng lên đấu tranh với cái xấu, cái ác, tuyên truyền, cổ động những người xung quanh mình để tạo nên một cộng đồng tốt đẹp và dũng cảm. Hãy biến câu nói “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn là vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt” trở thành một quá khứ mãi được lãng quên, hãy để tương lai trở thành tốt đẹp với những người nhân hậu, một xã hội đầy yêu thương.

Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại)? Vì sao?

  1. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
  1. Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
  1. Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
  1. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;

đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;

  1. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
  1. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
  1. Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
  1. Tích cực đọc sách báo ;
  1. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
  1. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
  1. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
  1. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
  1. Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 8 bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 9 trang 23:

  1. Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân?

Trả lời:

- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tâm lí.

- Trẻ em không được đi học, trình độ dân trí thấp.

- Hôn nhân tan vỡ, đời sống gia đình thiếu bền vững

- Đói nghèo và bất bình đẳng.

- Cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu.

  1. Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?

Trả lời:

- Vệ sinh sạch sẽ.

- Làm chuồng nuôi gia cầm cách xa nhà.

- Sử dụng nước sạch.

- Được công nhận phổ cập giáo dục vì đã xóa mù chữ.

- Phong tục, tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ.

- Không xuất hiện các hủ tục, ốm đau được đưa đến trạm xá...

  1. Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng?

Trả lời:

- Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện.

- Trình độ dân trí được nâng cao, sống theo điều hay lẽ phải.

Giải bài tập Giáo dục công dân 8 bài 1 trang 24: Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng?

Trả lời:

Việc làm đúng: có tham gia ủng hộ gia đình, địa phương gặp khó khăn; sử dụng tiết kiệm điện nước; tham gia đúng luật giao thông; tham gia vệ sinh làng xóm láng giềng; giúp đỡ làng xóm xây dựng kinh tế.

Việc chưa làm đúng: sử dụng thực phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn, chưa thăm khám sức khỏe định kì, chưa vận động người xung quanh thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Bài 2 trang 24 Giáo dục công dân 8: Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại)? Vì sao?

  1. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo;
  1. Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường;
  1. Bỏ trồng cây thuốc phiện;
  1. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường;

đ) Sinh đẻ có kế hoạch;

  1. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình;
  1. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm;
  1. Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định);
  1. Tích cực đọc sách báo;
  1. Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm;
  1. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép;
  1. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý;
  1. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm;
  1. Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.

Trả lời:

- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o). Đây là những việc làm góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh, mọi người được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n). Đây là những việc làm chưa thể hiện trách nhiệm đối với môi trường xung quanh.

Bài 3 trang 25 Giáo dục công dân 8: Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại.

Trả lời:

Nơi em ở đang thực hiện rất tốt nếp sống văn hóa. Cụ thể: mỗi gia đình chỉ sinh 1 – 2 con; mỗi gia đình sống rất ấm no hạnh phúc; mỗi tuần mọi người đều tham gia vệ sinh đường phố; mỗi tháng đều phun trừ muỗi...

Bài 4 trang 25 Giáo dục công dân 8: Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở.