Bài tập tự luận quy luật di truyền

Quy luật phân li

B. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu các điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen.

Trả lời

   Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các điểm độc đáo sau:

   - Chọn các dòng thuần khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ đem lai.

   - Theo dõi trước tiên kết quả di truyền của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai F1 sinh ra do giao phấn giữa hai dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau, còn thế hệ cây lai F2 sinh ra từ sự tự thụ phấn của F1, rồi sau đó mới tiến hành nghiên cứu sự di truyền đồng thời của hai hoặc nhiều tính trạng.

   - Khái quát và lí giải các kết quả thí nghiệm thu được bằng toán thống kê và xác suất.

   - Kiểm tra lại một cách cẩn thận các giả thuyết bằng các phép lai thuận nghịch và lai phân tích.

Câu 2: Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

Trả lời

   1. Chọn đối tượng nghiên cứu nhiều thuận lợi.

   Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản:

   - Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.

   - Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.

   - Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen .

   2. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản:

   - Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho tự thụ phấn nhiều đời.

   - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích di truyền chung của nhiều tính trạng.

   - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.

   - Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

Câu 3: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào để xác định một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.

Trả lời

   Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn.

   - Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.

   - Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.

Câu 4: So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng?

Trả lời

   a. Giống nhau

   - Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.

   - Bố mẹ đem lai đều thuần chủng.

   - Kết quả thu được F1 đồng tính về kiểu hình và kiều gen dị hợp.

   - Kết quả thu được ở F2 là sự phân hoá về kiểu gen theo tỉ lệ 1:2:1

   b. Khác nhau

Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình của gen trội. - Gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn do đó kiểu gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
- F1 thu được đồng loạt kiểu hình trội - F1 thu được đồng loạt kiểu hình trung gian.
- F2 kiểu hình thu được phân tính theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn - F2 KH thu được phân tính theo tỉ lệ 1 : 2: 1.

Câu 5: Phát biểu định luật phân li? Nếu ý nghĩa của quy luật phân li.

Trả lời

   Định luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

   Ý nghĩa của quy luật phân li:

   - Đối với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên.

   - Đối với chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ưu thế lai.

Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 9

Chuyên đề môn Sinh học lớp 9

Bài tập tự luận môn Sinh học lớp 9: Quy luật phân li được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Menđen và di truyền học

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 9: Quy luật phân li

Câu 1: Hãy nêu các điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen.

Trả lời

Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các điểm độc đáo sau:

  • Chọn các dòng thuần khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ đem lai.
  • Theo dõi trước tiên kết quả di truyền của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai F1 sinh ra do giao phấn giữa hai dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau, còn thế hệ cây lai F2 sinh ra từ sự tự thụ phấn của F1, rồi sau đó mới tiến hành nghiên cứu sự di truyền đồng thời của hai hoặc nhiều tính trạng.
  • Khái quát và lí giải các kết quả thí nghiệm thu được bằng toán thống kê và xác suất.
  • Kiểm tra lại một cách cẩn thận các giả thuyết bằng các phép lai thuận nghịch và lai phân tích.

Câu 2: Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen

Trả lời

Chọn đối tượng nghiên cứu nhiều thuận lợi.

Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản:

  • Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
  • Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.
  • Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen.

Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản:

  • Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho tự thụ phấn nhiều đời.
  • Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích di truyền chung của nhiều tính trạng.
  • Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
  • Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.

Câu 3: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào để xác định một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp?

Trả lời

Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn.

  • Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.
  • Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.

Câu 4: So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng?

Trả lời

Giống nhau

  • Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.
  • Bố mẹ đem lai đều thuần chủng.
  • Kết quả thu được F1 đồng tính về kiểu hình và kiều gen dị hợp.
  • Kết quả thu được ở F2 là sự phân hoá về kiểu gen theo tỉ lệ 1:2:1

Khác nhau

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó kiểu gen dị hợp biểu hiện kiểu hình của gen trội.

- Gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn do đó kiểu gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

- F1 thu được đồng loạt kiểu hình trội

- F1 thu được đồng loạt kiểu hình trung gian.

- F2 kiểu hình thu được phân tính theo tỉ lệ 3 trội:1 lặn

- F2 KH thu được phân tính theo tỉ lệ 1 : 2: 1.

Câu 5: Phát biểu định luật phân li? Nếu ý nghĩa của quy luật phân li?

Trả lời

Định luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Ý nghĩa của quy luật phân li:

  • Đối với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên.
  • Đối với chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ưu thế lai.

Bài tập tự luận Di truyền liên kết

Bài tập tự luận Di truyền liên kết có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập kiến thức chuyên đề sinh học 9 phần các quy luật di truyền. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lý thuyết Di truyền liên kết

Bài tập tự luận Quy luật phân li độc lập

Câu hỏi trắc nghiệm Di truyền liên kết

Bài tập Di truyền liên kết

Câu 1: Vì sao hiện tượng di truyền liên kết lại hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Trả lời

Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen.

Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau và do đó qua quá trình giảm phân và thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.

Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những kiểu hình giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1.

Câu 2: Hiện tượng Di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân ly độc lập của Menđen như thế nào?

Trả lời

Khi giải thích thí nghiệm của mình, Menđen sử dụng khái niệm nhân tố di truyền là yếu tố quy định các tính trạng. Moocgan đã khẳng định những nhân tố di truyền đó chính là các gen tồn tại trên NST.

Theo Menđen, mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài sinh vật thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các hen đó đã di truyền cùng nhau [phụ thuộc vào nhau].

Câu 3: Nhóm gen liên kết là gì? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết.

Trả lời

- Nhóm gen liên kết là các gen cùng nằm trên một NST, di truyền cùng nhau tạo thành nhóm liên kết.

- Số nhóm gen liên kết của mỗi loài thường bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.

- Ý nghĩa của di truyền liên kết:

+ Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

+ Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp.

+ Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau.

Video liên quan

Chủ Đề