Bài tập vật lý trị liệu cho bé biết bò năm 2024

Chậm vận động là một căn bệnh khá phổ biến đối với trẻ nhỏ. Đây có thể là một bệnh bẩm sinh hoặc là do quá trình phát triển. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để xem con mình có mắc phải chứng chậm vận động hay không. Nếu phát hiện sớm và được tập vật lý trị liệu cho bé kịp thời thì có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Một buổi vật lý trị liệu cho trẻ chậm vận động

Tại sao trẻ lại mắc chứng chậm vận động?

Một đứa trẻ bình thường sẽ phát triển rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Toàn diện về mọi mặt từ ngôn ngữ, vận động, nhận thức hay chính là kỹ năng giao tiếp xã hội. Thông thường một đứa trẻ sẽ phát triển vận động theo từng giai đoạn trưởng thành.

Như ông bà ta thường nói trẻ nhỏ trưởng thành bình thường 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò và 9 tháng lò dò biết đi. Các mốc này có thể xê dịch một chút với thể trạng từng bé nhưng nếu thời gian cách quá lâu thì bé đã mắc chứng chậm vận động.

Từng mốc thời gian khác nhau trẻ sẽ phát triển dần

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chậm vận động. Có thể do nguyên nhân thể trạng của bé, do gen gia đình, do các bệnh bẩm sinh. Nhưng cũng có nhiều nguyên nhân do tác động từ môi trường sống. Nếu có thể phát hiện sớm khi tình trạng bệnh chưa quá nặng thì có thể can thiệp bằng cách vật lý trị liệu cho bé. Có sự hỗ trợ sớm từ các bác sĩ, chuyên gia và sự phối hợp của gia đình sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ chậm phát triển.

Những trường hợp nào có nguy cơ mắc bệnh chậm vận động?

Tuy không chắc chắn nhưng cũng có thể lọc ra một số trường hợp có tỷ lệ mắc bệnh chậm vận động rất cao. Có thể kể đến như:

  • Trẻ sinh non chưa đủ 32 tuần tuổi
  • Trẻ sinh non khi chưa đủ 32 tuần tuổi
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1,5kg
  • Trẻ bị nhiễm trùng từ trong bào thai
  • Trẻ bị dị tật về hệ thần kinh
  • Trẻ có hội chứng Down
  • Trẻ mắc phải hội chứng Down
  • Trẻ khi sinh bị thiếu oxi
  • Trẻ bị các bệnh về não như viêm não, viêm màng não, xuất huyết não,..

Trẻ mắc phải hội chứng Down

Tại sao phải vật lý trị liệu cho bé chậm vận động?

Tuy không bao giờ là muộn để chữa bệnh nhưng để vật lý trị liệu có kết quả tốt nhất thì trẻ phải bắt đầu từ 0 đến 3 tuổi. Các trường hợp được bác sĩ đánh giá có nguy cơ chậm vận động thường sẽ được hướng dẫn chăm sóc đặc biệt từ khi trẻ nằm ở khoa sơ sinh. Sau khi vật lý trị liệu cơ bản trẻ sẽ tái khám khi đươc 3 tháng tuổi.

Nên tập vật lý trị liệu sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chậm vận động một cách tối đa. Cố gắng hết sức để trẻ có thể phát triển bình thường, có thể chơi đùa, ăn uống như bạn bè. Giúp trẻ trưởng thành tự nhiên không phải phẫu thuật. Trẻ có thể ăn uống chạy nhảy đúng mốc thời gian bình thường.

Một buổi vật lý trị liệu sẽ diễn ra như thế nào?

Tùy theo thể trạng của từng bé mà thời gian cũng như phương pháp sẽ khác nhau. Thường thì một buổi vật lý trị liệu với chuyên gia hay y bác sĩ sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút đến 60 phút. Các điều dưỡng sẽ kiểm tra cơ bản chiều cao, cân nặng sự phát triển của trẻ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ qua tình trạng của trẻ qua các câu hỏi với cha mẹ về sức khỏe, phản ứng của bé. Tiếp theo đó sẽ khám về sức vận động, độ nhạy với ngôn ngữ, khả năng giao tiếp,… Cuối cùng là bàn bạc các điều trị với cha mẹ và thực hiện vật lý trị liệu.

Tập vật lý trị liệu không phải một, hai buổi là xong. Tùy vào sức khỏe và sự hợp tác của trẻ khi tập bác sĩ sẽ quyết định mốc thời gian tái khám. Một số trường hợp sẽ cần tái khám liên tục hàng tuần. Cũng có những bé có thể giãn thời gian hơn, mỗi tháng hoặc 3 tháng khám một lần. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau bác sĩ sẽ có cách can thiệp khác nhau.

Hy vọng qua bài viết Med247 vừa chia sẻ cha mẹ có thêm kiến thức, hiểu biết về tập vật lý trị liệu cho bé chậm vận động.

Vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi đang được nhiều cha mẹ quan tâm hiện nay. Nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa biết khi nào nên tập vật lý trị liệu cho bé? Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn thông tin về vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi giúp cha mẹ có những quyết định đúng đắn và kịp thời nhất đối với trẻ.

Vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi mang lại hiệu quả cao khi trẻ được can thiệp sớm.

Khi nào cần can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi ?

Muốn biết được khi nào thì trẻ chậm đi cần can thiệp vật lý trị liệu thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc Trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép để trẻ được đánh giá tình trạng một cách chính xác.

Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên cho cha mẹ xem có nên cho trẻ tham gia vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi hay không hay trẻ vẫn cần can thiệp để hoàn thiện các mốc vận động trước khi tiếp nhận vật lý trị liệu.

Cha mẹ nên cho bé đi tập vận động theo thứ tự từng mốc phát triển một, không nên quá vội vàng mà bỏ qua bất kỳ giai đoạn nào của trẻ.

Ví dụ, cha mẹ chỉ nên cho trẻ tham gia vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi khi trẻ đã đạt được các mốc phát triển vận động của cơ thể trước đó như lẫy, trườn, quỳ, bò, đứng,…

Bởi vì khi trẻ chưa đạt được các mốc phát triển trước đó mà cha mẹ đã nôn nóng cho trẻ tập đi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương và hệ cơ bắp của trẻ thậm chí là gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Để có thể tham gia vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi thì trẻ cần phát triển các mốc vận động trước đó

Mức độ hiệu quả của vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi là hoàn toàn khác nhau ở mỗi trẻ. Với những trẻ ở thể nhẹ thì thời gian trị liệu ngắn hơn, vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi cũng có thể giúp cho bé phục hồi hoàn toàn và đi lại như người bình thường.

Nhưng đối với những trẻ có tình trạng nặng hơn thì trẻ sẽ phải kiên trì, can thiệp trong thời gian dài và vật lý trị liệu chỉ có thể giúp cho trẻ có thể đi lại một cách dễ dàng hơn.

Việc trẻ phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng phục hồi của mỗi trẻ. Có những trẻ bị chậm phát triển chỉ cần tiếp nhận vật lý trị liệu trong vòng một đến hai tháng là có thể cải thiện tình hình một cách rõ ràng. Ngược lại cũng có những trẻ đã tham gia vật lý trị liệu trong thời gian dài nhưng tình hình lại không được cải thiện một cách rõ rệt.

Để việc vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi đạt được hiệu quả cao thì cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép hoặc các cơ sở y tế uy tín để trẻ được đánh giá tình hình một cách chính xác nhất.

Từ kết quả đánh giá các bác sĩ, chuyên gia sẽ có các bài tập phù hợp với mỗi tình trạng của trẻ giúp cho việc vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi phát huy hiệu quả một cách tối ưu nhất.

Nếu cha mẹ thật sự quá bận rộn và không có thời gian để đưa trẻ đến trung tâm tiếp nhận trị liệu thì cha mẹ có thể trao đổi với chuyên gia để sắp xếp tập vật lý trị liệu tại nhà cho bé.

Hiệu quả của vật lý trị liệu chậm đi đối với mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau

Một số bài tập tại nhà theo từng mốc phát triển của bé

Để trẻ không mắc phải tình trạng chậm đi thì cha mẹ nên quan tâm đến các mốc phát triển vận động của trẻ trước đó. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển vận động bằng cách cho trẻ tập những bài tập đơn giản tại nhà, vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh phù hợp với mốc phát triển của trẻ, ngay từ khi trẻ mới được mấy tháng tuổi.

1. Bài tập cho trẻ 1 và 2 tháng tuổi.

Dưới đây là hai bài tập cha mẹ có thể dễ dàng cho bé thực hiện tại nhà, giúp cho trẻ 1 và 2 tháng tuổi phát triển vận động một cách toàn diện:

  • Tập phản xạ bước đi: Mặc dù chưa thể đi nhưng trên thực tế thì các bé đã có phản xạ bước đi ngay từ khi mới sinh ra. Để tập cho bé phản xạ này thì cha mẹ chỉ cần đưa tay vào nách bé và giữ bé ở tư thế đứng hơi ngả người về phí trước. Cha mẹ sẽ quan sát thấy trẻ có động tác bước chân, khi trẻ bước được 2 đến 3 bước thì cho trẻ nghỉ. Việc tập phản xạ đi này sẽ giúp cho việc đi của trẻ sau này trở nên dễ dàng hơn.
  • Bài tập nằm sấp: Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có thể ngẩng đầu được ít nhất 2 đến 3 giây. Khi mới sinh mẹ nên cho trẻ nằm sấp trên người mình sao cho đầu bé vừa khít giữa 2 bầu ngực của mẹ để khi bé mỏi bé có thể gục xuống mà không bị ngạt. Bài tập này không chỉ giúp cho cơ cổ của bé cứng cáp hơn mà còn tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.

Lưu ý: Bài tập cho trẻ 1 và 2 tháng tuổi chỉ nên cho trẻ tập trước khi trẻ ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 40 phút để tránh tình trạng trớ sữa và làm trẻ khó chịu khi tập luyện.

Phản xạ bước đi giúp cho việc tập đi của trẻ sau này trở nên dễ dàng hơn

2. Bài tập cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi.

Cha mẹ có thể thực hiện hoạt động massage cho trẻ ngay từ khi mới sinh nhằm kích thích sự phát triển vận động cho trẻ. Dưới đây là các bước thực hiện hoạt động massage cho trẻ:

  • Bước 1: Dùng 2 tay vuốt dọc thân bé từ nách xuống bụng. Sau đó dùng tay phải xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ từ 3 đến 4 vòng. Tiếp tục vuốt nhẹ hai bên thân và dùng tay trái lặp lại động tác như tay phải. Lặp đi lặp lại thao tác nhiều lần nếu trẻ thấy thích.
  • Bước 2: Dùng 2 tay vuốt dọc thân bé, khi vuốt đến chân thì nắn chân bé theo chiều dọc, động tác này sẽ khiến bé đỡ mỏi chân. Tiếp theo đó, giữ thẳng 2 chân của bé rồi co duỗi hai chân luân phiên nhau như động tác đạp xe của người lớn, thay phiên nhau tối thiểu 3 lần. Cuối cùng là 2 chân cùng co, khi co mẹ nên ấn nhẹ vào bụng bé rồi duỗi ra, lặp lại động tác tối thiểu 3 lần. Khi làm các động tác này, cha mẹ không nên ép trẻ co chân nếu chân bé vẫn cứng mà hãy thả lỏng và day khớp gối cho bé trước khi làm.
  • Bước 3: Dùng lòng bàn tay dựng đứng lên, áp vào lòng bàn chân và lòng bàn tay bé. nhẹ nhàng xoay nhẹ để khớp cổ tay và cổ chân của bé thực hiện việc xoay vòng. Nếu chân và tay trẻ không thả lỏng thì không nên cố xoay mà nên vuốt qua các khớp để máu lưu thông tốt hơn. Sau đó, vuốt từng ngón tay, ngón chân cho trẻ để trẻ cảm nhận được những cử động nhỏ nhất của tay chân.
  • Bước 4: Dùng ngón tay làm động tác đánh đàn trên lưng, bụng và ngực của bé. Động tác này nhằm kích thích sự phát triển giác quan và cảm nhận của trẻ. Khi thực hiện các động tác massage cho trẻ thì cha mẹ cũng nên nói chuyện hoặc hát cho trẻ nghe để tăng thêm sự thích thú của trẻ với các bài tập.
    Bài tập massage cho trẻ giúp kích thích trẻ phát triển toàn diện

3. Bài tập cho trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi.

Khi con đã có thể nằm nghiêng, mẹ cho trẻ nắm vào ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ của mẹ và kéo con lật sấp một cách nhanh gọn và dứt khoát. Đây là hoạt động tập lẫy cho trẻ,chỉ cần vài lần như vậy bé sẽ nhận thức được là bé có thể lẫy, ham muốn được lẫy hơn và cố gắng tập lẫy.

Khi trẻ có thê tự nghiêng mình là lúc mà cha mẹ có thể tập phản xạ lẫy cho trẻ

4. Bài tập cho trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi.

Cho trẻ đạp vào các vật phát ra tiếng động như nilon, lật đật, đàn,… Khi thấy mình đạp mà phát ra tiếng động thì các bé sẽ vô cùng thích thú và đạp nhiệt tình hơn. Hoạt động này giúp cho sự phát triển cơ chân của trẻ và tăng xúc giác da chân cho trẻ.

Bài tập giúp tăng hoạt động và cảm giác ở chân của trẻ trẻ

5. Bài tập cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Các mẹ chỉ cần nhấc bé lên rồi đặt bé xuống, để chân bé chạm đất rồi lại nhấc lên. Bé sẽ xuất hiện cảm giác chân sẽ chạm xuống đất mà tự động nhún chân và bật lên theo nhịp tập của mẹ. Bài tập này sẽ giúp cho bé hiểu được rằng bé có thể đứng và nhún nhảy bằng chân được.

Đặc biệt, những mẹ có con trong tầm từ 4 đến 6 tháng tuổi khi nhấc con lên mà 2 chân con xoắn vào nhau thì nên chú ý tập bài tập này để cải thiện tình trạng đứng cho trẻ.

Bài tập nhún nhảy giúp bé cải thiện tình trạng đứng

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi mà chúng tôi muốn gửi đến toàn bộ các bậc cha mẹ. Mong rằng, qua bài viết cha mẹ đã có thể hiểu hơn về vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất đối với tình trạng của trẻ.

Chủ Đề