Bài văn học đi đôi với hành lớp 8

Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn về Học đi đôi với hành [5 mẫu], Viết đoạn văn trình bày luận điểm về Học đi đôi với hành mang tới 5 đoạn văn ngắn gọn, súc tích. Qua đó,

Có thể bạn quan tâm

Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn về Học đi đôi với hành [5 mẫu]

Bạn Đang Xem: Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn về Học đi đôi với hành [5 mẫu]

Viết đoạn văn trình bày luận điểm về Học đi đôi với hành mang tới 5 đoạn văn ngắn gọn, súc tích. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện đoạn văn của mình.

Xem Thêm : Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Hóa học THPT [2010 – 2011]

“Học đi đôi với hành” nghĩa là học tập phải gắn liền với thực hành, không chỉ học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống để vận dụng chuyên sâu hơn. Chi tiết mời các em cùng theo dõi 5 đoạn văn Học đi đôi với hành trong bài viết dưới đây để ngày càng học tốt môn Văn 8.

Đề bài: Viết 1 đoạn văn trình bày nội dung theo cách quy nạp. Với chủ đề ”Học đi đôi với hành”.

Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta cần học hỏi, trau dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay.

Xem Thêm : 350 câu trắc nghiệm Sinh học chuyên đề tương tác gen luyện thi THPT Quốc gia

Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

Chính con người chúng ta đã biết, nếu như chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì ta thấy được tất cả những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó dường như cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể. Nhưng cho đến khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt điều này, thậm chí người ta còn ứng dụng rất linh hoạt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí có nhiều thí sinh phải bỏ cuộc vì không biết thực tiễn lại khác những gì họ học được. Và từ đó cũng tương đương với việc có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng ngay cả bản thân các bạn ý lại hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ dường như cũng không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn không tự viết được một lá đơn xin việc,… Và quả thật nếu học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc của bố mẹ. Bởi xét theo thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, tất cả chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế và đó mới là mục đích của việc học.

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.

Nguồn: //quatangtiny.com
Danh mục: Các Lớp Học

Đề bài: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành – Văn mẫu 8

“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” [Nguyễn Thiếp]. Từ xưa việc học đã được xem là việc hàng đầu làm động lực cho sự tiến bộ của một con người, một xã hội. Để học tốt chúng ta có nhiều phương pháp, trong đó học đi đôi với hành là một phương châm đúng đắn đã được truyền dạy từ bao đời nay cũng là một nguyên lý giáo dục quan trọng. Phương châm này giúp ta hiểu hơn về mối quan hệ giữa học và hành đồng thời có sự điều chỉnh trong cách học của bản thân để việc học trở nên ý nghĩa và thú vị.

Chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm “học” trong đời sống hằng ngày và trong sự kết hợp lý thú của ngôn ngữ tiếng Việt: học tập, học hành, học hỏi, “tiên học lễ, hậu học văn”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”…Vậy học có thể hiểu là quá trình bản thân con người tiếp thu kiến thức, kỹ năng, hiểu biết..về mọi mặt đời sống một cách chủ động hoặc thụ động. Quá trình học tập của con người bằng với chiều dài thời gian con người hình thành và trưởng thành, có nghĩa là chúng ta học từ khi mới chào đời cho đến khi mất đi. Nói như vậy việc học không dừng lại ở việc tiếp nhận những kiến thức, hiểu biết từ nhà trường, thầy cô, sách vở, báo đài…mà còn bao hàm cả việc tiếp nhận những kỹ năng từ cuộc sống như học nói, học đi, học làm việc, học ứng xử…Việc học không chỉ theo bài bản, giờ giấc trên lớp mà còn học cả những lúc ta vui chơi, đi tham quan du lịch “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Mọi kiến thức chúng ta học được suy cho cùng đều cần trải qua một giai đoạn tiếp theo đó là hành. Hành hay còn gọi là thực hành chính là quá trình chúng ta vận dụng những thông tin, tri thức, kỹ năng, bài học trên mặt lý thuyết mà ta học được để vào thực tiễn, gắn với những phần việc cụ thể. So với học là những điều trừu tượng, khó đánh giá thì hành tạo nên những sản phẩm điển hình. Ví dụ người thợ xây dựng tạo nên một ngôi nhà đẹp, một bác sĩ chữa lành bệnh cho bệnh nhân, một kỹ sư nông nghiệp đem hiểu biết của mình để lai tạo ra giống lúa mới…Sản phẩm mà hành tạo ra là thành quả lao động, là những đóng góp vật chất và tinh thần cho đời sống.

Học là nhận thức còn hành là việc làm, hành động. Phương châm học đi đôi với hành tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động của con người. Vậy nên cần kết hợp cả học tập và thực hành để khiến cho bài học ta thêm sâu sắc, ý nghĩa và hành động ta có cơ sở khoa học, trôi chảy. Từ đó hiệu quả học tập và công việc được củng cố, làm nền cho tính sáng tạo ở mỗi chúng ta. Chúng ta cần kết hợp giữa học và hành bởi vì đây là hai mặt của một chỉnh thể không thể tách rời. Chúng ta học cũng chỉ vì muốn làm việc, muốn công việc đạt kết quả cao. Nếu chỉ nặng lý thuyết dù bạn giỏi giang đến đâu mà không có giá trị thực tiễn thì chẳng khác nào mớ kiến thức vô nghĩa nằm bất động trên giấy. Vậy việc học mà không thực hành thì chỉ tốn thời gian, tiền của, công sức vô ích mà thôi. Một người vỗ ngực tự cho mình là nắm nửa bồ kiến thức của thiên hạ nhưng không hề làm ra được một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần nào đóng góp cho gia đình, xã hội từ mớ kiến thức ấy thì cũng bằng thừa. Một người ham đọc sách hướng dẫn nấu ăn, tìm hiểu các phương pháp nấu ăn ngon mà chẳng bao giờ chịu bắt tay vào nấu một bữa cơm thì các phương pháp kia chỉ làm cho đầu óc thêm bận rộn.

Ngược lại, “hành mà không học” thì hành không việc gì trôi chảy. Thực hành muốn thuận lợi thì cần dựa trên nền tảng hiểu biết về lý thuyết. Từ lý thuyết mới tạo nền móng vững chắc cho việc áp dụng vào đời sống. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm mà không có lý thuyết soi đường sẽ dẫn đến thực hành bị gián đoạn, trì trệ, chậm chạp hoặc không đạt kết quả cao. Những điều thực hành mà không cần học thì chỉ dừng lại ở các phần việc đơn giản, không đòi hỏi cao về kỹ thuật và kỹ năng. Mọi phần việc còn lại từ lao động chân tay đến trí óc, từ lao động trong công xưởng đến ngoài công trường, từ bệnh viện đến trường học..đều cần có lý thuyết dẫn lối, nghĩa là cần học tập kiến thức nhất định.

Phương pháp học đi đôi với hành có nhiều lợi ích. Đầu tiên phương pháp này tạo hiệu quả trong học tập. Học lý thuyết suông mà không có thực hành thì chỉ là học vẹt, sẽ rất mau quên, làm giảm hiệu quả học tập. Khi kết hợp giữa học và thực hành sẽ khiến bài học khắc sâu hơn, gần gũi hơn.Có thực hành việc học sẽ không bị nhàm chán. Thực tế cuộc sống muôn hình vạn trạng chứ không cứng nhắc như những con số trên trang giấy, do vậy khi kết hợp với hành sẽ dễ đi vào trí nhớ và khắc sâu trong tâm trí con người hơn. Khi áp dụng phương châm hiệu quả thì chúng ta sẽ làm chủ kiến thức, dễ dàng vận dụng kiến thức đó trong thực tế. Bản thân trở nên vững vàng, đầu óc mở mang có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Phương pháp này còn giúp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. Một người giỏi là người nắm chắc cả lý thuyết học được và áp dụng thành công trong công việc. Nếu một xã hội có những con người giỏi cả lý thuyết và thực hành thì xã hội ấy sẽ càng trở nên tiên tiến, văn minh.

Từ xưa, đất nước chúng ta đã có nhiều tấm gương học đi đôi với hành như trạng lường Lương Thế Vinh, ông đã ứng dụng những điều học ở trường để áp dụng vào việc đo lường tạo nền móng cho môn toán ứng dụng. Những tên tuổi như Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền không phải là đem điều trong sách vở để trở thành một vị quan tốt giúp dân giúp nước đó sao? Ngày nay có rất nhiều tấm gương sáng, họ là những bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học..đã đem lý thuyết ở trường vào thực hành. Vị bác sĩ, y tá chữa bệnh cứu người, anh kỹ sư vận hành máy móc vào lao động, bác nông dân đem kiến thức về cây trồng để cho một vụ mùa bội thu…

Có thể khẳng định học đi đôi với hành là phương pháp hiệu quả, đúng đắn. Tuy vậy hiện nay vẫn còn rất nhiều học sinh chạy theo lối học sai lầm, áp dụng những cách học không hiệu quả. Nhiều học sinh chuộng học hình thức, học tủ, học vẹt chỉ học để đối phó gia đình, thầy cô mà thực không hiểu bản chất vấn đề, do đó rất nhanh quên và không thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học vì ép buộc, học vì không xuất phát vì yêu thích, mà do áp lực từ nhà trường, gia đình nên rất dễ gây nhàm chán, mau quên. Lối học như thế chẳng những không mang kết quả tốt mà còn tạo gánh nặng, áp lực cho bản thân. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giáo dục nước nhà.

Để nâng cao hiệu quả học tập và phát huy tinh thần học đi đôi với hành, học sinh chúng ta cần phải áp dụng phương châm ấy mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên chăm chỉ học lý thuyết để nắm vững kiến thức, sau đó áp dụng vào thực tế. Đem những điều đọc được trên sách vở vào đời sống.Thường xuyên thực hành bằng việc tìm tòi, sáng tạo những những cái mới trên cơ sở lý thuyết. Chịu khó quan sát học hỏi những kiến thức bên ngoài sách vở. Học tập kinh nghiệm thực hành của những người xung quanh.

“Mọi lý thuyết đều là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Nếu lý thuyết chỉ nằm im trên sách vở hoặc trong trí nhớ của con người mà không được đưa vào làm công cụ để lao động, sản xuất thì lý thuyết ấy là lý thuyết chết. Còn chỉ chú trọng thực hành mà không quan tâm đến cơ sở lý thuyết thì mọi việc cũng chẳng thuận lợi. Vậy nên phương châm học đi đôi với hành là luôn cho nghiệm đúng với mọi trường hợp và là ánh đuốc soi đường cho những ai muốn bản thân tiến bộ, phát triển theo từng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề