Chữa ung thư máu ở đâu tốt nhất Alabama

Mẹ: “Nhìn con đau đớn nhưng không thể nào chịu thay con”

“Mình mãi vẫn chưa thể quen được cảm giác đau và xót khi nhìn con làm những thủ thuật điều trị vô cùng đau đớn mà mình không thể thực hiện thay. Mình nhớ lúc trước khi truyền hóa chất, con phải làm thủ thuật tạo buồng tiêm dưới da [hệ thống bao gồm ống thông và buồng tiêm trong đó ống thông được đặt vào tĩnh mạch lớn trung tâm] để sau này dễ vô kim tiêm nhiều lần. Khi bác sĩ làm xong, bé được đẩy ra ngoài mà vẫn còn bị gây mê, mình nhìn thấy con thì không cầm được nước mắt.”, chị Phương Huyền bộc bạch.

Con: Chiến binh nhỏ quả cảm

Chị Huyền chia sẻ: “Trong quá trình điều trị, khi làm thủ thuật, bé sẽ có những đợt phải chịu rất nhiều đau đớn, chẳng hạn như lấy tủy sống. Quá trình làm tủy thì ai chứng kiến rồi mới thấy, đến bây giờ mình vẫn không dám nhìn mỗi khi bác sĩ thực hiện vì sợ. Thế nhưng, Tuệ Mẫn rất mạnh mẽ, bé không có khóc.

Còn nhiều đợt thực hiện các thủ thuật khác cũng rất đau, chẳng hạn như là tiêm dịch não tủy. Khi làm việc này, các bé còn nhỏ sẽ được gây mê, bé lớn thì sẽ gây tê. Ban đầu, Tuệ Mẫn cũng gây mê, nhưng vì mình muốn tốt cho con nên mình khuyên con nên làm sống, nghĩa là không tê hay gây mê gì hết. Rất là thương khi con nghe theo lời mình và mỗi lần tiêm xong, dù đau con vẫn vui vẻ, lạc quan. Đó là lý do mà mình càng thấy thương và khâm phục sự mạnh mẽ của con hơn.”

Thực tế, trẻ bị ung thư máu chắc chắn sẽ có đôi phần thiệt thòi, các em phải dành phần lớn thời gian trong bệnh viện, trải qua nhiều đợt hóa trị, chịu nhiều đau đớn về mặt thể chất. Ngoài ra, việc nói với con về căn bệnh cũng cần sự khéo léo, tinh tế từ cha mẹ.

Chị Huyền chia sẻ thêm: “Bé nhà mình cũng vô tư, bé chỉ biết là bị lympho nên gây ra tình trạng nhức chân. Mình cứ nói với con là con đang chữa cho hết nhức chân và bé tin như vậy. Khi vào bệnh viện, thấy nhiều bạn cũng mắc bệnh như mình thì bé thấy bệnh này hết sức bình thường nên vui vẻ đón nhận, không có gì quá nặng nề”.

Tiên lượng điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em, chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa

Theo BS Trần Kiến Bình, trẻ nhỏ khi mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó có ung thư máu, sẽ có xu hướng cảm thấy sợ hãi nhân viên y tế và môi trường bệnh viện. Đặc biệt là hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện nay sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đáng lẽ được sinh hoạt, vui chơi cùng gia đình và bạn bè thì các bệnh nhi lại phải dành phần lớn thời gian cho việc điều trị bệnh ung thư máu ở trẻ em. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý cũng như sự phát triển về tâm thần, vận động của bé.

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các triệu chứng do bệnh gây ra, các bé cũng sẽ chịu tác động của quá trình chẩn đoán ung thư máu như lấy máu xét nghiệm, chọc tủy, đặt buồng tiêm dưới da, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tiếp xúc với tia X trong một số phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh. Việc nhận chẩn đoán xác định là mắc bệnh ung thư cũng đồng nghĩa với việc làm chậm trễ hay gián đoạn quá trình học hỏi. Tuổi thọ của bé sẽ giảm sút rất nhiều so với các bé không mắc bệnh ung thư máu ở trẻ em.

Tiên lượng bệnh lymphoma ở trẻ em, đặc biệt là giai đoạn muộn đã cải thiện đáng kể trong suốt những năm gần đây. Tỷ lệ sống còn 5 năm của lymphoma trẻ em đạt gần 90% với giai đoạn sớm và 70% với giai đoạn muộn.

Các yếu tố tiên lượng ung thư máu ở trẻ em bao gồm:

  • Giai đoạn bệnh: Giai đoạn càng trễ thì tiên lượng càng xấu.
  • Nồng độ LDH: Nồng độ càng cao thì tiên lượng càng xấu.
  • Tình trạng xâm nhập tủy xương: Nếu có xâm nhập sẽ tiên lượng xấu hơn.
  • Tình trạng xâm nhập hệ thần kinh trung ương: Nếu có xâm nhập sẽ tiên lượng xấu hơn.

Giai đoạn bệnh và mô bệnh học độ ác tính cao là 2 yếu tố tiên lượng không thuận lợi quan trọng trong lymphoma ở trẻ em.

Hành trình điều trị cùng con: Hãy luôn giữ tinh thần “thép”

“Khuyến khích để con được làm điều con thích”

Với trẻ mắc ung thư máu, việc các con được cha mẹ động viên, khuyến khích làm những điều yêu thích và có những khoảnh khắc vui vẻ sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy tinh thần cũng như giúp con quên đi những mệt nhọc, đau đớn.

“Mình khuyến khích việc tạo cơ hội để con được làm điều con thích. Con thích chơi game thì mình cho chơi chứ không cấm nữa. Mỗi đợt con làm tủy đồ hay tiêm dịch não tủy xong, mình khích lệ con bằng cách tặng kim cương cho con chơi game.

Khi có cơ hội, mình dẫn con mình đi chơi, để con có thêm trải nghiệm và kết nối với thiên nhiên. Cả gia đình đã tổ chức một chuyến đi Tây Ninh cùng nhau, bé nhà mình đã có khoảng thời gian gần gũi với rừng cây, sông núi và ở bên cạnh gia đình. Đối với mình, hạnh phúc nhất là được nhìn thấy các con vui chơi, làm những điều con thích, gia đình quây quần bên nhau, vậy là đủ!”, chị Huyền bộc bạch.

Con bị ung thư máu ở trẻ em, cha mẹ hãy luôn giữ tinh thần “thép”

BS Trần Kiến Bình chia sẻ: Việc điều trị ung thư máu ở trẻ em nói riêng, các bệnh ung thư khác ở trẻ nói chung, thời gian và sự kiên trì là yếu tố quyết định. Thời gian sẽ không tính bằng tháng mà cần được tính bằng năm. Do đó, để quá trình điều trị của con được nhẹ nhàng và thành công, sự hỗ trợ của cha mẹ là rất quan trọng.

Cũng là những người cha, người mẹ nên các bác sĩ thấu hiểu sức khỏe trẻ là rất quan trọng, nhất là khi con mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư máu ở trẻ em, một bệnh có tốc độ tiến triển rất nhanh và tiên lượng xấu.

Chúng ta thường nguyện đánh đổi sức khỏe hay thậm chí là tuổi thọ để đổi lấy những gì tốt đẹp nhất cho con. Nhưng thực tế, chỉ có tâm lý vững vàng và tình yêu thương vô bờ bến mới là “phương thuốc” tốt nhất, là chỗ dựa vững chắc để bé đương đầu với bệnh tật và quá trình điều trị bệnh ung thư máu.

Theo BS Kiến Bình, cha mẹ hãy luôn giữ cho mình một tinh thần “thép” và lạc quan để có thể động viên bé trong suốt thời gian điều trị. Quan điểm hiện nay của bác sĩ điều trị ung thư sẽ không giấu bệnh nhân về căn bệnh ác tính như trước đây mà sẽ chia sẻ và cùng đồng hành với bệnh nhân. Tuy nhiên, với các bệnh nhi do sự phát triển tâm lý, tinh thần, tâm thần, vận động của các bé còn chưa hoàn thiện, bác sĩ vẫn luôn ủng hộ gia đình không nên cho bé biết về căn bệnh quái ác này. Thay vào đó, hãy chăm sóc bé thật tốt bằng việc chú ý về vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng, vui chơi, học tập, yêu thương, động viên con và tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ.

Ung thư máu là một trong những loại ung thư nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng. Do ung thư máu là một căn bệnh phức tạp, nên người bệnh thường rất lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không?

Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết sau đây nhé!

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường tăng trưởng đột biến, ngoài tầm kiểm soát, làm gián đoạn các chức năng của tế bào máu bình thường. Hầu hết các bệnh ung thư máu xuất phát từ tủy xương – nơi sản xuất máu.

Các chuyên gia phân loại ung thư máu thành 3 loại:

  • Bệnh bạch cầu
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Đa u tủy xương

Dấu hiệu ung thư máu bạn không thể bỏ qua

Trước khi tìm hiểu ung thư máu có chữa được không chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các dấu hiệu nhận biết để kịp thời can thiệp ung thư máu nếu có thể. Thông thường, bác sĩ rất khó để xác định ung thư máu giai đoạn đầu vì không có bất cứ biểu hiện nào. Ở các giai đoạn khác, triệu chứng ung thư máu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm.

Mặc dù các loại ung thư máu có những triệu chứng đặc trưng, nhưng chúng vẫn có các dấu hiệu chung, như:

  • Thường dễ bị nhiễm trùng
  • Mệt mỏi
  • Ngứa da
  • Sụt cân nhanh và không rõ lý do
  • Thường xuyên và dễ bầm tím
  • Sưng hoặc nổi khối u ở dạ dày, hàng hoặc cổ
  • Đau khớp hoặc xương
  • Đổ mồ hôi đêm

Bạn có thể xem thêm: Tất tần tật thông tin về xét nghiệm ung thư máu

Triệu chứng bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong tủy xương. Một số dạng bệnh bạch cầu có biểu hiện cấp tính, do đó bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu. Người bệnh có thể dễ dàng bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Ngoài ra, dạng bệnh bạch cầu mạn tính phải mất nhiều năm để biểu hiện, do đó bạn sẽ không có triệu chứng trong một thời gian dài.

Khi cơ thể không tạo đủ hồng cầu hoặc khiến hồng cầu khiếm khuyết không thể hoạt động bình thường, bạn sẽ có các triệu chứng thiếu máu, bao gồm:

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Ung thư máu còn có thể ảnh hưởng đến các tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, khiến bạn có các triệu chứng sau:

  • Có xu hướng chảy nhiều máu
  • Xuất hiện các vết chấm nhỏ và đỏ trên da
  • Chảy máu nướu răng
  • Bầm tím bất thường
  • Phân có màu đỏ hoặc đen
  • Kinh nguyệt ra nhiều

Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết

Ung thư có thể khiến các hạch bạch huyết và tế bào bạch cầu phát triển bất thường và hoạt động không đúng. Lúc này, cơ thể không còn chống lại các nhiễm trùng. Một triệu chứng điển hình của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết ở háng, nách hoặc cổ. Các hạch bạch huyết sưng có thể đè lên các cơ quan khác, gây ra các tình trạng như đau ngực/khớp/xương, thở nông và ho.

Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số triệu chứng khác của ung thư hạch bạch huyết như:

  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sốt
  • Ngứa da
  • Sụt cân không rõ lý do

Triệu chứng đa u tủy

Loại ung thư máu này ảnh hưởng đến các tương bào có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy xương, số lượng tương bào trong tủy xương tăng đột biến. Các tế bào cũng có thể tiết ra một số protein gây hại cho các cơ quan khác của cơ thể. Những triệu chứng phổ biến liên quan đến tình trạng này bao gồm:

  • Đau xương
  • Tăng canxi máu hoặc tăng nồng độ canxi trong máu và các triệu chứng liên quan đến tình trạng này bao gồm yếu cơ, mất cảm giác ngon miệng và táo bón [ở một số người]
  • Protein có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây đau, yếu và tê ở chân và cánh tay.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về ung thư tủy xương

Nguyên nhân ung thư máu là gì?

Thực tế, mỗi loại ung thư máu sẽ có những nguyên nhân cụ thể gây bệnh, nhưng tất cả các dạng này đều có chung một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như sau:

  • Tuổi tác. Một số bệnh bạch cầu nhất định, như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Trong khi đó, bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính lại xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em. Người trưởng thành thường dễ mắc bệnh đa u tủy.
  • Phóng xạ. Bạn có biết rằng các phóng xạ trong quá trình xạ trị có thể gây ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Bạn càng tiếp xúc nhiều với phóng xạ, nguy cơ mắc ung thư máu càng cao. Ngoài xạ trị, các xét nghiệm hình ảnh, như X-quang và chụp CT, cũng có chứa phóng xạ và có thể gây ung thư máu.
  • Hóa trị. Các loại thuốc hóa trị, như tác nhân platinum, tác nhân alkyl và các chất ức chế topoisomerase 2 sẽ làm tăng khả năng ung thư máu.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình. Nếu trong gia đình có thành viên bị ung thư máu, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Hóa chất. Tiếp xúc với một số hóa chất có thể gây ung thư máu. Chẳng hạn như benzen có trong thuốc lá và hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp xăng/dầu/hóa chất, chất tẩy rửa, keo, chất tẩy sơn,…
  • Di truyền. Ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Swachman-Diamond, giảm bạch cầu bẩm sinh, hội chứng Bloom và các tình trạng khác.
  • Nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe. Nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người và các bệnh tự miễn là những yếu tố nguy cơ gây ung thư hạch bạch huyết.

Các giai đoạn ung thư máu

Bác sĩ xác định giai đoạn ung thư máu dựa vào tình trạng di căn của bệnh. Có rất nhiều cách để xác định giai đoạn ung thư, phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ di căn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chia ung thư máu thành 4 giai đoạn chính sau:

  • Ung thư máu giai đoạn đầu. Trong ung thư máu giai đoạn đầu, các hạch bạch huyết phì đại do các tế bào bạch huyết tăng lên đột ngột. Mức độ nguy hiểm của giai đoạn này rất thấp do ung thư chưa di căn hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Do đó, nhiều người đặt kỳ vọng khi xem xét ung thư máu có chữa được không khi còn ở giai đoạn đầu.
  • Ung thư máu giai đoạn hai. Ở giai đoạn hai, lá lách, phổi và hạch bạch huyết sẽ phì đại. Mặc dù các vấn đề ở những cơ quan này có thể không xảy ra cùng lúc, nhưng chắc chắn bạn sẽ bị phì đại ở một trong những cơ quan trên. Cũng trong ung thư máu giai đoạn hai, số lượng tế bào bạch huyết tăng rất cao.
  • Ung thư máu giai đoạn 3. Trong ung thư máu giai đoạn 3, các triệu chứng thiếu máu sẽ xuất hiện và các cơ quan gan, lá lách và hạch bạch huyết vẫn phì đại.
  • Ung thư máu giai đoạn cuối. Có thể nói ung thư máu giai đoạn cuối có mức độ bệnh nguy hiểm nhất. Số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng. Đồng thời, các tế bào ung thư bắt đầu ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan phổi, lá lách và hạch bạch huyết. Tình trạng thiếu máu trong giai đoạn này sẽ trở thành cấp tính.

Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhiều người thường lo lắng không biết ung thư máu có chữa được không? Thực tế, ngày nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư, trong đó có ung thư máu. Các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống.

Việc điều trị ung thư máu sẽ phụ thuộc loại ung thư, tuổi tác, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến như:

    • Ghép tế bào gốc. Bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Các tế bào gốc khỏe mạnh có thể được lấy từ tủy xương, máu lưu thông và máu cuống rốn.
    • Hóa trị. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Hóa trị ung thư máu đôi khi liên quan đến việc dùng nhiều loại thuốc cùng nhau trong một phác đồ điều trị. Bạn cũng có thể làm hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
    • Xạ trị. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau hoặc khó chịu. Bạn cũng có thể làm xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
    • Phẫu thuật điều trị để loại bỏ các hạch bạch huyết bị u lympho ảnh hưởng.
    • Liệu pháp tác động tại đích. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêu diệt trực tiếp tế bào ung thư mà không làm hại đến tế bào khác. Phương pháp này phù hợp để điều trị bệnh bạch cầu.
    • Liệu pháp miễn dịch. Liệu pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư.

Cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện ung thư máu kịp thời và điều trị ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng là làm tầm soát ung thư định kỳ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện về căn bệnh nguy hiểm này và biết được ung thư máu có chữa được không.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề