Bản hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

Mục từ này về hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiền thân là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Về hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa, xem Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [1] là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2014.[2]

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký ban hành Hiến pháp năm 1992

Trưởng ban biên tập là Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc

Hiến pháp 1992 bao gồm lời nói đầu, 147 điều trong 12 chương.

Trong lời nói đầu, lịch sử Việt Nam được ghi chép lại sơ lược và nguyên nhân sửa đổi được trình bày.

Thiếu sót nghiêm trọng nhất là không ghi nhận và không công bố các ý đồ của những nhà thiết kế biên soạn bản hiến pháp 1992 để làm nền tảng cho việc giải thích hiến pháp hay giải thích luật dựa trên hiến pháp về sau. Ý đồ của các cá nhân và tập thể biên soạn hiến pháp sẽ giúp tòa án hay cơ quan chính phủ diễn giải hiến pháp đảm bảo tính thống nhất của hiến pháp và phù hợp với tinh thần của các nhà soạn thảo. Sự thiếu sót này khiến hiến pháp có thể bị suy diễn và diễn dịch tùy tiện trong công tác làm luật hay giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiến pháp. Từ đó dẫn đến việc bản hiến pháp chỉ phục vụ được một thời kỳ lịch sử nào đó rồi hết giá trị và phải làm cái khác. Xã hội pháp trị dựa trên luật pháp; luật pháp dựa trên hiến pháp; cho nên sự ổn định của xã hội và của chế độ có thể nói là dựa trên tính ổn định của hiến pháp.

Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" [điều 2]. Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận [điều 69], quyền tự do tôn giáo [điều 79], quyền bất khả xâm phạm về thân thể [điều 71], quyền tự do đi lại và cư trú [điều 68], quyền tự do kinh doanh [điều 57], quyền tác giả [điều 60], và các quyền khác. Trong chương V cũng ghi rõ rằng: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" [điều 76].

Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001.

Về mặt cơ cấu, Hiến pháp 1992 xóa bỏ Hội đồng Nhà nước, quy chức vị vào một cá nhân là Chủ tịch nước. Ngoài ra Hiến pháp 1992 giảm số đại biểu Quốc hội từ khoảng 500 xuống còn 400.[8]

Nguyên nhân sửa đổi: "Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới" [Lời nói đầu]

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013Sửa đổi

Bài chi tiết: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đến sáng ngày 8 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp,[9] ngày 09 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp.[10] Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều[11] trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các lần sửa đổi Hiến phápSửa đổi

Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001Sửa đổi

Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [nghị quyết này được ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002].[12] Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Ðảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Ðại hội Ðảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Ðại hội lần thứ VIII và Ðại hội lần thứ IX của Ðảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [trích nguồn Quốc hội Việt Nam khóa X [13]]

Xem thêmSửa đổi

  • Sửa đổi hiến pháp
  • Chế định Chủ tịch nước Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Trang điện tử về Hiến pháp năm 2013”.
  2. ^ “Trang điện tử về văn bản pháp luật cho Hiến pháp năm 2013”.
  3. ^ “HIẾN PHÁP 2013, CHƯƠNG III:KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG”.
  4. ^ “Thuật ngữ pháp lý "Quyền công dân"”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ “Thuật ngữ pháp lý "Quốc hội"”. Thư viện pháp luật.
  6. ^ “Thuật ngữ pháp lý "Chủ tịch nước"”. Thư viện pháp luật.
  7. ^ “Thuật ngữ pháp lý "Chính phủ"”. Thư viện pháp luật.
  8. ^ a b SarDesai, RD. Vietnam Past adn Present. Los Angeles, CA: Westview Press, 2005. Trang 145-7.
  9. ^ “Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Hiến pháp”. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 8 tháng 12 năm 2013.
  10. ^ Lê Sơn [9 tháng 12 năm 2013]. “Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Hiến pháp và Nghị quyết thi hành”. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  11. ^ “Toàn văn Hiến pháp sửa đổi - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Lưu trữ 2013-03-07 tại Wayback Machine, hiệu lực từ 7/1/2002, đăng công báo ngày 8/3/2002, ký bởi Nguyễn Văn An
  13. ^ “Quốc hội khoá X [1997-2002] [13/12/2006 9:57:22 AM]”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Thể loại:Hiến pháp Việt Nam ở Wikisource
  • Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
  • Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959
  • Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
  • Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
  • Dự thảo online

Video liên quan

Chủ Đề