Bằng cử nhân thực hành là gì

Toàn bộ chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 02/2020

Về vấn đề chị thắc mắc, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:

Khoản 2 Điều 12 Luật giáo dục 2019 quy định:

"Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương".

Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 quy định:

"Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương".

Như vậy, cụm từ bằng cử nhân quy định tại Luật giáo dục 2019 được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Vì vậy, giáo viên tiểu học, THCS, THPT chưa có bằng tốt nghiệp đại học [bằng cử nhân] thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên thì cần thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo [Xem thêm chi tiết tại đây].

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Nhiều người tốt nghiệp cao đẳng nhưng trên bằng có từ Cử nhân

Hiện nay, cụm từ "cử nhân" cũng được ghi trên bằng cao đẳng đối với người tốt nghiệp một số ngành, nghề đào tạo nhất định.

Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định người tốt nghiệp trình độ cao đẳng giáo dục nghề nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Cụ thể, Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng giáo dục nghề nghiệp sẽ tùy theo ngành, nghề đào tạo mà người học đã học để ghi cụm từ DANH HIỆU CỬ NHÂN THỰC HÀNH hoặc DANH HIỆU KỸ SƯ THỰC HÀNH nên dẫn đến việc một số người học tốt nghiệp cao đẳng nhưng trên bằng vẫn có chữ Cử nhân như bạn đọc nêu.

Quý Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề