Tính cấp thiết của de tài là gì

Trong bất cứ một bài nghiên cứu khoa học nào, từ tiểu luận, luận văn, luận văn thạc sĩ đến luận án tiên sĩ thì lý do chọn đề tài luôn là một phần bắt buộc phải có. Đây là phần nêu ra cho độc giả thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài đó. Tuy nhiên, việc trình bày lý do chọn đề tài đôi khi lại là một phần khó, bởi nó không phải tuân theo bất cứ quy định nào, được viết theo cách suy nghĩ của người nghiên cứu sao cho thuyết phục và ấn tượng nhất. Vì vậy, nhiều người gặp phải tình trạng lúng túng khi phải viết phần này. Chính vì vậy, ở bài viết này, Luận Văn 2S sẽ chia sẻ một mẫu lý do chọn đề tài luận văn và cách để viết lý do sao cho vừa logic, đủ ý và thu hút độc giả.

Bạn đang xem: Cách làm tính cấp thiết của đề tài

Đang xem: Cách làm tính cấp thiết của đề tài

Cách viết lý do chọn đề tài luận văn

Trong phần lý do chọn đề tài luận văn, nghiên cứu sinh có thể tự mình khai triển nội dung cho phần lý do chọn đề tài luận văn mà không phải tuân thủ theo một logic hay cấu trúc khắt khe nào cả. Tuy nhiên, để đảm bảo cho phần lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ, tiểu luận, báo cáo Của bạn đủ để thuyết phục độc giả, bạn cần trình bày đầy đủ những nội dung sau:

Tầm quan trọng, vai trò của đề tài luận vănTính cấp thiết của đề tàiNhững bất cập, hạn chế của các nghiên cứu trướcNhững bất cập, hạn chế của địa phương/ cơ quan/ đơn vị liên quan đến đề tài.

Về cách trình bày lý do chọn đề tài luận văn, người ta thường viết theo hai lối viết: Viết trực tiếp và viết theo lối dán tiếp.

Xem thêm: Cắt Trĩ Ở Đâu Tốt Nhất Cần Thơ, Điều Trị Bệnh Trĩ Ở Đâu Tốt, An Toàn, Hiệu Quả

Lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Chắc hẳn, đọc đến đây, bạn đọc đã có thể hình dung ra mình sẽ phải làm gì cho phần lý do chọn đề tài bài luận của mình rồi đúng không nào! Để bài luận được hoàn hảo nhất, bạn nên tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn trình bày đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết nhất

Mẫu lý do chọn đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Tên đề tài: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank chi nhánh huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Lý do chọn đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được xem như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách lành mạnh, thông suốt là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, người ta không thể không nói tới những tổn thất và hậu quả nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu như các hoạt động của ngân hàng trở nên trục trặc. Những rủi ro trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống. Trongg lịch sử thế giới đã từng có những vụ sụp đổ ngân hàng với quy mô ảnh hưởng, sự lan rộng ra toàn cầu. Cũng như hậu quả nặng nề mà nó đem lại: Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933 trong hệ thống tư bản; Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và vừa qua năm 2008, cả thể giới đã phải đối mặt với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính. Từ các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên các thị trường tài chính tiền tệ lớn trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật, Canada đã rút ra bài học cho các ngân hàng thương mại về vấn đề chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lược quản trị rủi ro là thực sự cần thiết.

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn vấn đề: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank chi nhánh huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.

Video liên quan

Chủ Đề