Báo cáo thực tập tốt nghiệp về chính sách người có công

Tham khảo ngay mẫu Báo cáo thực tập tại xã – Phát triển kinh tế xã hội Xã của website Luận Văn Tốt gửi đến các bạn sinh viên đã và đang thực tập tại xã, với mong muốn hỗ trợ cho các bạn sinh viên trong việc tìm kiếm bài mẫu để tham khảo cho bài báo cáo thực tập của mình, hy vọng mẫu bài báo cáo thực tập dưới đây sẽ là một mẫu tài liệu có ích được gửi đến các bạn sinh viên đang có nhu cầu.

Ngoài ra, các bạn nào đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu, cũng như khó khăn trong quá trình viết bài, thì tại Luận Văn Tốt cũng có dịch vụ hỗ trợ viết bài báo cáo thực tập, trọn gói, bao mộc công ty, dành cho bạn nào không có thời gian làm bài, với chi phí vô cùng phù hợp.

Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời

NỘI DUNG Báo cáo thực tập tại xã – Phát triển kinh tế xã hội Xã

PHẦN I. BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

  1. BÁO CÁO TỔNG QUAN
  2. Thời gian thực tập: Thời gian thực tập: 04 tuần, bắt đầu từ ngày 08/9/2015-08/10/2015.
  3. Địa điểm thực tập.

Ủy ban nhân dân xã Triệu Nguyên, Huyện Đa Krông, Tỉnh Quảng trị

THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC TẬP
Tuần 1

[08/9-12/9]

– Bắt đầu đến UBND xã Triệu Nguyên, Đakrông, Quảng Trị

– Tìm hiểu nội quy, quy chế, thời gian làm việc của cán bộ công chức UBND xã.

– Được sự quan tâm nhiệt tình giúp đở của các cán bộ các ban, ngành giúp cho bản thân được thuận lợi tiến hành nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ban, ngành và từng cán bộ, công chức trong UBND xã.

– Tiếp tục làm quen một số công việc

Tuần 2

[15/9-19/9]

– Tiến hành sưu tầm các tài liệu và các văn bản liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển kinh tế trong giai đoạn mới; qua đó phân tích, lựa chọn và tổng hợp những số liệu và những vấn đề cần thiết để thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Tuần 3

[22/9-26/9]

– Thực hiện một số công việc BUND xã phân công trong thời gian thực tập.

– Viết báo cáo thực tập.

Tuần 4

[29/9-08/10]

Kiểm tra và điều chỉnh bổ sung báo cáo thực tập tốt nghiệp, hoàn chỉn theo đúng thể thức, cách trình bày đẫ được hướng dẩn và trình xin ý kiến nhận xét của lãnh đạo Đảng uỷ – UBND xã Triệu Nguyên nơi thực tập.

– Nộp báo cáo

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo; báo cáo có cấu trúc gồm 3 phần:

Phần thứ nhất:

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:

  1. BÁO CÁO TỔNG QUAN.
  2. Về thời gian thực tập.
  3. Địa điểm thực tập.
  4. Nhật ký thực tập.
  5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.
  6. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của xã Triệu Nguyên.

1.3. Tình hình cán bộ, công chức xã Triệu Nguyên.

1.4. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Đảng uỷ xã.

1.5. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND xã.

1.6. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội của xã.

Phần II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ TRIỆU NGUYÊN.

  1. Thực trạng về tình hình kinh tế xã Triệu Nguyên.
  2. Khái quát đặc điểm tự nhiên:
  3. Nhận xét về quá trình thực hiện và giải pháp phát triển kinh tế xã Triệu Nguyên.

1.Ưu điểm

2.Hạn chế

3.Nguyên nhân của những hạn chế

4.Giải pháp

Phần thứ ba.

Kết luận và kiến nghị.

I.Kết luận

II.Kiến nghị

ĐỀ CƯƠNG Báo cáo thực tập tại xã – Phát triển kinh tế xã hội Xã

Lời cảm ơn
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của báo cáo
Phần thứ nhất
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1.1. Về thời gian thực tập
1.2. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy
quản lý Nhà nước của UBND xã Triệu Nguyên
1.3. Tình hình cán bộ, công chức xã Triệu Nguyên
1.4. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Đảng uỷ xã
1.5. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND xã
1.6. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Mặt trận và các đoàn thể
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ TRIỆU NGUYÊN
2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ TRIỆU NGUYÊN
2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3. Nguồn nhân lực
2.1.4 Phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
2.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ TRIỆU NGUYÊN
2.2.1 Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
2.2.2 Định hướng phát triển văn hóa – xã hội và môi trường
2.2.3 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội
2.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.3.1 Kết luận
2.3.2 Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Nhận xét của UBND xã Triệu Nguyên
Mục lục

  1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP.

1.Vài nét khái quát về vị trí đị lý, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của xã Triệu Nguyên:

1.1. Vị trí địa lý.

Xã Triệu Nguyên được thành lập vào năm 1964, có tên gọi là xã Ba Lòng trực thuộc tỉnh quản lý, năm 1981 theo quyết định số 73- QĐ/HĐBT ngày 17/9/1981 của Hội đồng bộ trưởng [nay là Chính phủ] xã Ba Lòng được chia tách thành 2 xã đó là: xã Triệu Nguyên và xã Ba Lòng hiện nay.

Xã Triệu Nguyên có diện tích tự nhiên là 5.311,19 ha, chiếm 4,34% diện tích tự nhiên của toàn huyện với số dân 1.331 nhân khẩu trên 323 hộ. Xã có 3 thôn: Thôn Na Nẫm, thôn Xuân Lâm, thôn Vạn Na Nẫm. Phía Bắc giáp xã Cam Chính của huyện Cam Lộ; Phía Nam giáp xã Tà Long; Phía Đông giáp xã Ba Lòng; Phía Tây giáp xã Mò Ó huyện Đakrông và cách trung tâm huyện 8 km, có Tỉnh lộ 588a chạy qua.

  1. Về chức năng, nhiệm vụ, của Đảng uỷ xã Triệu Nguyên:

Đảng bộ xã Triệu nguyên có 82 đảng viên sinh hoạt trong 6 chi bộ, trong đó có 03 chi bộ thôn và 03 chi bộ đơn vị trường học, trạm Y tế; BCH Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 có 09 đ/c, Ban thường vụ có 03 đ/c:

2.1 Chức năng.

Đảng bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, vận động nhân dân làm tròn nghĩa vụ của Nhà nước.

2.2 Nhiệm vụ.

+ Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng.

– Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội theo nghị quyết đại hội của đảng bộ và của cấp trên; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, tạo thêm việc làm mới cho nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, với địa phương, xây dựng địa phương xã Triệu Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.

– Lãnh đạo chính quyền thực hiện thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lý sử dụng đất hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; quản lý các nguồn vốn vay, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác; phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo.

– Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dâm kiểm tra”.

– Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và của cơ quan xã, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm.

+ Lãnh đạo công tác tư tưởng.

– Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhất là việc hoc tập và làm theo tấm gương đậo đức Hồ Chí Minh phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó mật thiết tình làng nghĩa xóm, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở thôn xóm và từng gia đình, phát huy và nhân rộng gương điển hình tiên tiến người tốt việc tốt, cá nhân tích cực trên các lĩnh vực.

– Tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách  pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương đề ra.

– Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi noi, viết và làm trái với  quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

– Lãnh đạo công tác tư tưởng, tổ chức và cán bộ.

– Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã trong sạch vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức xã.

– Cấp uỷ xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ thuộc Đảng ủy quản lý; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có uy tín rông tổ chức Đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chối của Đảng, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân đân theo luật  định và Điều lệ của mổi tổ chức.

– Cấp uỷ đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.

+ Lãnh đạo công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

+ Lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng

2.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo Đảng uỷ xã Triệu Nguyên.

Thường vụ Đảng uỷ xã Triệu Nguyên gồm có Bí thư, 01 phó Bí thư Chủ tịch UBND xã, 01 Ủy viên thường vụ trực Đảng; trực tiếp tham mưu giúp việc cho Ban Thường vụ Đảng ủy gồm có các ban như: Ủy ban kiểm tra, Ban dân vận, Ban tuyên giáo, văn phòng Đảng ủy.

Thực hiện Nghị quyết 22- NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khoá XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Triệu Nguyên nhiệm kỳ 2015 – 2020; Ban thường vụ Đảng uỷ có trách nhiệm cụ thể như sau:

2.3.1. Bí thư Đảng uỷ:

Là trung tâm đoàn kết trong toàn Đảng bộ, trong Ban chấp hành; xây dựng và phát huy đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng uỷ cũng như toàn Đảng bộ; chủ trì các cuộc họp Ban chấp hành, Ban thường vụ; chỉ đạo việc quán triệt và vận dụng sáng tạo Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên sát với tình hình địa phương.

– Chỉ đạo việc xây dựng nghị quyết của Ban Chấp hành, ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đó.

– Bí thư Đảng ủy trực tiếp là chính trị viên lực lượng dân quân xã và là chủ tài khoản của Đảng ủy xã.

– Thay mặt Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy ký các nghị quyết và văn bản quan trọng của Đảng ủy, Ban Thường vụ.

– Chỉ đạo Phó bí thư thường trực giải quyết công việc hằng ngày của Đảng ủy; ủy nhiệm cho Phó bí thư chủ trì công việc khi Bí thư vắng mặt.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, gián sát thi hành kỷ luật trong Đảng và nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo tổng kết, sơ kết các mặt công tác lớn và sự lãnh đạo của Đảng uỷ.

Thay mặt Đảng uỷ ký các Nghị quyết, Quyết định, các văn bản của Đảng uỷ và cùng với Uỷ viên thường vụ trực xử lý công việc hàng ngày.

2.3.2. Phó Bí thư- Chủ tịch UBND xã:

Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyền xã theo chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật, Quy định, quyết định của Đảng và nhà nước, báo cáo đề xuất những vấn đề quan trọng cho Ban thường vụ, Ban chấp hành thảo luận quyết định.

Lãnh đạo, điều hành, công việc của Uỷ ban nhân dân xã. Phân công công tác của Uỷ ban nhân dân xã, các thành viên Uỷ ban nhân dân xã về công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã.

Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Trưởng  thôn trên địa bàn xã. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của Trưởng thôn.

Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công chức theo sự phân cấp quản lý.

Là Chủ tịch hội đồng nghĩa vụ quân sự xã.

Cùng các đồng chí trong ủy viên UBND xã chịu trách nhiệm chuẩn bị Chương trình, Kế hoạch, Phương hướng phát triển kinh tế -xã hội theo chức năng nhiệm vụ của Chính quyền xã để trình hội nghị Đảng uỷ, Ban thường vụ Đảng uỷ thảo luận và quyết định; Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả các Chủ trương, Chương trình, Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội, An ninh – Quốc phòng đã được Đảng uỷ, thường vụ Đảng uỷ thông qua.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban thường vụ, Ban chấp hành Đảng uỷ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội. Chỉ đạo thực hiện thu- chi ngân sách theo kế hoạch cấp trên giao, đảm bảo đúng luật ngân sách nhà nước.

Có trách nhiệm cũng cố, xây dựng bộ máy chính quyền xã và cán bộ thôn, xóm vững mạnh.

2.3.3. Uỷ viên thường vụ trực đảng:

Chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày theo Nghị quyết của Đảng uỷ, của Ban thường vụ và các chủ trương của Đảng, thay mặt Bí thư giải quyết công việc khi Bí thư đi vắng

Là chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, cùng với các thành viên UBKT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thi hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đảng và Chỉ thị, Nghị quyết các quyết định của cấp trên.

Trực tiếp theo phụ trách, dõi chỉ đạo công tác Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể;  cùng với Ban thương vụ làm công tác cán bộ, phát triển đảng viên và phụ trách văn phòng, tài chính của Đảng uỷ. Định kỳ, tuần, tháng, quý, 6 tháng,  báo cáo cho Ban chấp hành, Ban thường vụ về các hoạt động minh phụ trách.

Chỉ đạo văn phòng Đảng uỷ thực hiện các nhiệm vụ được Ban thường vụ giao, chuẩn bị tốt nội dung tổ chức Hội nghị Đảng uỷ, thông tin kịp thời các chủ trương của Đảng đến các đồng chí Đảng uỷ viên, cấp uỷ chi bộ hoàn chỉnh các văn bản, Nghị quyết của Đảng uỷ để in ấn và phát hành đúng thời gian quy định.

Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập lâu đời
  1. Chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã:

Hội đồng nhân dân [HĐND] là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

HĐND xã Triệu Nguyên khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 có 19 đại biểu; sinh hoạt tại 2 tổ Đại biểu HĐND ở 2 thôn.

Thường trực HĐND gồm chủ tịch và phó chủ tịch.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế của địa phương HĐND xã có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, kế hoạch sử dụng lao động, biện pháp thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi.

Quyết định dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn xã, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách của địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật.

Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỷ đất của xã.

Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước.

Quyết định biện pháp thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông, cầu, cống và các cơ sở hạ tầng khác của xã.

Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của xã, HĐND ra các nghị quyết cụ thể sau:

Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của xã.

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND xã; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của UBND xã, các tổ chức chinh trị xã hội và công dân ở địa phương xã.

HĐND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.

Ngoài ra Thường trực HĐND xã còn có những nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 53 của luật tổ chức HĐND và UBND.

Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy Hành chính Nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã:

UBND xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các khoản 3,4,5 điều 111, các khoản 1,2,4 điều 112, khoản 2,3,4 điều 113, các điều 114,115,116,117 và các khoản 2,3,4 điều 118 của luật tổ chức HĐND và UBND, các quy định khác của pháp luật có liên quan về các nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

– Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp quyết định, báo cáo UBND cấp trên.

– Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương thông qua HĐND xã quyết định và báo cáo UBND huyện.

– Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, quyết định cụ thể dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách và báo cáo UBND huyện trực tiếp kết quả phân bổ và dự toán ngân sách địa phương.

– Lập quyết toán thu, chi ngân sách địa phương trình HĐND quyết định, báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

– Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nếp sống văn hoá, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

– Phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp thành lập tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.

Báo cáo thực tập tại xã – Phát triển kinh tế xã hội Xã

3.2.  Về tổ chức hoạt động của UBND xã.

UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND Huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật trình HĐND xã quyết định và phân cấp của UBND Huyện; đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến xã.

UBND xã Triệu Nguyên gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế và Phó chủ tịch được tăng cường theo đề án 30a của Chính phủ phụ trách khối văn hoá – xã hội, Uỷ viên là chỉ huy trưởng quân sự xã.

Trực tiếp tham mưu giúp việc cho UBND xã gồm có: công chức phụ trách Văn hóa – xã hội, công chức phụ trách Địa chính xây dựng, công chức phụ trách Nông nghiệp, công chức phụ trách Tư pháp hộ tịch, công chức phụ trách Văn phòng thống kê, công chức văn phòng phụ trách văn thư lưu trử kiêm thủ quỹ, công chức phụ trách Kế toán ngân sách, công chức Trưởng công an xã.

UBND xã thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại các điểm a,b,c và đ khoản 1 điều 10 của Nghị quyết số 725/2010/UBTVQH12.

– Quy chế làm việc, chương trình hoạt động năm và thông qua báo cáo của UBND xã trước khi trình UBND Huyện.

– Quy hoạch, kế hoạch phát triể kinh tế – xã hội; dự toán, quyết toán ngân sách và quỹ dự trữ của xã.

– Các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

– Các vấn đề theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã.

UBND xã mỗi tháng họp một lần và thường trực UBND xã họp vào sáng thứ hai hàng tuần để hội ý thống nhất biện pháp giả quyết các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong tuần.

UBND xã ban hành các quyết định thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3.3. Tình hình cán bộ, công chức của xã Triệu Nguyên:

Hiện nay xã Triệu Nguyên có 35 cán bộ, công chức, bán chuyên trách bao gồm: Công chức 10 đ/c, chuyên trách 11 đ/c và 02 cán bộ trí thức trẻ tăng cường của Huyện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, số còn lại là cán bộ bán chuyên trách. Trong đó cán bộ UBND xã có:

3.3.1. Về trình độ chuyên môn:

– Có 19 đ/c có trình độ đại học [trong đó có 08 đ/c đang theo học], số còn lại có trình độ trung cấp và cao đẳng.

3.3.2. Về trình độ chính trị:

– Có 01 đ/c cao cấp, trung cấp LLCT có 14 đ/c, sơ cấp có 10 đ/c

3.3.3. Về Quản lý Nhà nước:

– Có 03 đ/c Đại học Quản lý Nhà nước, 02 đ/c trung cấp, 10 công chức đã có chứng chỉ quản lý nhà nước.

3.3.4.  Về nhiệm vụ của các thành viên UBND xã:

3.3.4.1. Chủ tịch UBND xã:

Chủ tịch UBND xã là người lãnh đạo chủ chốt và điều hành công việc của UBND xã, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều 127 của luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; cùng với tập thể UBND xã chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND xã trước pháp luật và UBND huyện, Đảng ủy, HĐND xã.

+ Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bọ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu trnh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cữa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền xã.

+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định cảu pháp luật.

+ Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND xã.

+ Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp trong: phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.

+ Ra quyết định để thực hiện nhiệm vu, quyền hạn của mình.

– Phân công các Phó chủ tịch giúp Chủ tịch UBND xã  chỉ đạo, xữ lý các công việc hàng ngày trong từng lĩnh vực công tác của UBND xã ngoại trừ công việc do Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo.

– Hàng tuần thành viên UBND xã họp giao ban để xữ lý công việc. Chủ tịch UBND xã quyết định các vấn đề đưa ra giao ban, các thành viên uỷ ban tổng hợp tình hình công việc được phân công báo cáo chủ tịch UBND xã tại cuộc họp giao ban cũng như góp ý kiến về nội dung, kế hoạch, các chương trình hành động, dự án sẽ trình Đảng uỷ xã và UBND Huyện.

Giữ mối liên hệ với: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện; Trưởng các phòng, ban, ngành cấp huyện; Thường trực Đảng ủy; Thường trực HĐND và UBMTTQVN xã.

3.3.4.2. Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế:

Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo lĩnh vực kinh tế gồm: các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông thủy lợi và tài nguyên và môi trường. Có quyền điều động cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực phụ trách thực hiện công việc theo lĩnh vực.

– Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các ban Thôn xây dựng chương trình kế hoạch, cơ chế chính sách, đề án phát triển tại địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với các văn bản chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế tại địa phương, đẩm bảo tính khả thi, hiệu quả cao, trình UBND xã và Chủ tịch UBND xã quyết định.

– Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chuyên môn, các ban Thôn tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết của Đảng uỷ – HĐND, Quyết định, chỉ thị của UBND xã thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

– Giải quyết hoặc xin ý kiến của Chủ tịch để giải quyết những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi mình phụ trách.

– Theo dõi công tác tổ chức và cán bộ, chỉ đạo xữ lý những vấn đề nội bộ trong các bộ phận chuyên môn thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công.

– Chủ động giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm cá nhân và các quyết định liên quan đến việc thực hiện các công việc được Chủ tịch UBND xã phân công trước HĐND và UBND xã, đồng thời cùng các thành viên khác của UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND xã trước Đảng uỷ và UBND Huyện.

3.3.4.3. Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội:

Trực tiệp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực văn hóa- xã hội gồm: các ngành Giáo dục và đào tạo, Y tế, văn hóa thông tin tuyên truyền- thể dục thể thao, chính sách xã hội, công tác dân số, gia đình và trẻ em, công tác dân tộc, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, dân vận chính quyền và một số lĩnh vực văn hóa- xã hội khác. Có quyền điều động cán bộ, công chức thuộc lĩnh vực phụ trách thực hiện công việc theo lĩnh vực.

-Chỉ đạo và triển khai chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

-Trực tiếp giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

-Giải quyết công việc do chủ tịch UBND xã ủy quyền và khi chủ tịch UBND xã đi vắng.

-Giữ mối quan hệ với: Đảng ủy, HDND, UBMTTQVN và các đoàn thể nhân dân xã.

3.3.4.4. Uỷ viên UBND xã:

– Uỷ viên UBND xã được Chủ tịch UBND xã phân công phụ trách công tác quân sự của địa phương và một số lĩnh vực cụ thể, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách và chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND và Chủ tịch UBND xã về kết quả công việc được phân công phụ trách.

– Uỷ viên UBND xã giải quyết hoặc xem xét trình UBND và Chủ tịch UBND xã giải quyết theo thẩm quyền đề nghị các vấn đề thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực công tác mình phụ trách.

-Xây dựng lực lượng DQTV, DBĐV và thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển quân theo đúng quy định.

3.3.5. Về phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên UBND xã:

3.3.5.1 Chủ tịch UBND xã:

Chỉ đạo điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của UBND xã; lãnh đạo các thành viên UBND xã, các bộ phận chuyên môn, các Thôn, các đơn vị thuộc UBND xã.

Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực.

– Kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, 5 năm, việc thu chi ngân sách hàng năm.

– Công tác tài chính – ngân sách

– Công tác tổ chức – cán bộ

– Công tác nội chính

– Thuế

– Các dự án đầu tư trên địa bàn

Trực tiếp làm nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của xã; Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng xã, trưởng các ban chỉ đạo theo các lĩnh vực phụ trách.

-Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách lính vực: Nội chính, tài chính, tư pháp, văn phòng, công an, quân sự.

3.3.5.2 Phó Chủ tịch UBND xã [phụ trách kinh tế]:

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:

– Nông, lâm, ngư, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ.

– Xây dựng cơ bản, điện, giao thông thủy lợi, tài nguyên, môi trường, chỉnh trang hạ tầng kỷ thuật.

– Giải quyết, hoà giải tranh chấp – khiếu nại – tố cáo trong lĩnh vực được phân công.

-Quản lý xây dựng.

-Quản lý đất đai, nhà ở.

-Phụ trách tổ 30a của chính phủ ở xã

– Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội để giải quyết công việc theo thẩm quyền được phân công.

Được uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp – nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã theo quy định.

Trực tiếp làm nhiệm vụ Tổ trưởng, trưởng ban chỉ đạo theo các lĩnh vực phụ trách.

3.3.5.3 Phó Chủ tịch UBND xã [phụ trách Văn hoá – xã hội]:

Làm nhiệm vụ phó Chủ tịch thường trực UBND xã, thay mặt Chủ tịch chủ trì và điều phối hoạt động chung của UBND xã khi Chủ tịch đi vắng hoặc khi được Chủ tịch uỷ quyền

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:

– Văn hoá thông tin – thể dục thể thao.

– Giáo dục, dạy nghề; giải quyết việc làm.

– Y tế, dân số, gia đình trẻ em.

– Lao động – thương binh và xã hội.

– Công tác xoá đói giảm nghèo.

– Công tác dân tộc, tôn giáo, Dân vận chính quyền, chủ tịch công đoàn xã bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

– Công tác trong lĩnh vực nhân đạo, xã hội.

– Giải quyết, hoà giải những trường hợp khiếu nại – tố cáo trong lĩnh vực được phân công.

– Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội để giải quyết công việc theo thẩm quyền được phân công.

Được uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hoá – xã hội thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã.

Trực tiếp làm nhiệm vụ Tổ trưởng Tổ kiểm tra liên ngành hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện các ngày lễ và Trưởng ban chỉ đạo theo các lĩnh vực phụ trách.

3.3.5.4. Uỷ viên UBND xã [Chỉ huy trưởng quân sự]:

Chịu trách nhiệm cá nhân về phần công việc được phân công trước HĐND, UBND xã và cơ quan cấp trên về công tác quốc phòng quân sự địa phương của xã.

3.3.5.5. Các công chức của UBND xã:

Là những người được chủ tịch UBND xã giao nhiệm vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ mình phụ trách, tham mưu xây dựng dự thảo các kế hoạch, báo cáo, đề án phát triển kinh tế, an ninh chính trị của địa phương, Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND xã.

Chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch UBND xã.

Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập tại xã – Phát triển kinh tế xã hội Xã dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm các mẫu tài liệu liên quan, nếu mẫu trên vẫn chưa đáp ứng được các bạn, hãy nhắn tin zalo để mình có thể gửi thêm nhiều bài nhé.

LƯU Ý CÁC BẠN SINH VIÊN NÀO MUỐN TẢI FULL BÀI NÀY VỀ, HÃY NHẮN TIN ZALO ĐỂ ĐƯỢC GỬI FILE QUA NHÉ, CÁC BẠN THÔNG CẢM DO DUNG LƯỢNG WEB CÓ HẠN NÊN KHÔNG THỂ ĐĂNG TẢI NGUYÊN BÀI ĐƯỢC.

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  //luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề