Bảo vệ pháp luật là gì năm 2024

Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung để xây dựng và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển. Pháp luật là cơ sở đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hành vi của con người; là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng.

Bảo vệ pháp luật là gì năm 2024
Năm 2003, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Đến năm 2013, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đã quyết định lựa chọn ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Việc lựa chọn ngày nay không chỉ khẳng định, tôn vinh vai trò to lớn và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946, mà còn thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc và trong bảo vệ các quyền, tự do của mỗi người; qua đó, làm cho tinh thần “thượng tôn pháp luật” thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể và địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực đẩy mạnh và tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên địa bàn Lâm Đồng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành văn bản và tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp. Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; ban hành đầy đủ các văn bản để triển khai, thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn. Trong Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành đều xác định rõ nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể; làm cho nhận thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều người dân đã biết sử dụng pháp luật để đòi hỏi các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình, hiểu biết pháp luật khiến việc chấp hành pháp luật diễn ra tốt hơn và việc áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng cũng thuận lợi hơn nhiều.

Tuy nhiên, trình độ dân trí nói chung cũng như trình độ hiểu biết pháp luật của Nhân dân Lâm Đồng nói riêng không đồng đều, là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, địa hình phức tạp, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống (hiện nay, Lâm Đồng có 47 dân tộc cùng sinh sống) dân cư tập trung không đồng đều là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động PBGDPL.

Đối tượng được PBGDPL theo quy định tại Luật PBGDPL khó thực hiện, đặc biệt là nạn nhân bị bạo lực gia đình, người khuyết tật, người chấp hành xong hình phạt tù..., vì các đối tượng này thường sống trong mặc cảm, ít tiếp xúc với người xung quanh, nên gây khó khăn cho cán bộ khi tiếp xúc hoặc tập hợp riêng để PBGDPL. Cơ chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật là phối hợp, các thành viên làm việc kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác PBGDPL.

Do thiếu hiểu biết pháp luật nên quyền lợi của người dân đôi khi bị xâm hại. Hạn chế nhận thức pháp luật khiến cho nhiều người không biết đâu là đúng, đâu là sai, đòi hỏi, đưa ra những yêu cầu không có căn cứ pháp lý, hoặc gây ra những tranh chấp, khiếu kiện đông người không cần thiết. Hạn chế nhận thức pháp luật cũng gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc áp dụng pháp luật như không chấp hành, có những hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ, thậm chí chống người thi hành công vụ. Nhiều vụ tranh chấp về dân sự, đặc biệt là tranh chấp về đất đai phát sinh trong đời sống xã hội dẫn đến các mối quan hệ hàng xóm, láng giềng bị rạn nứt, gia đình bị ảnh hưởng, thậm chí đối đầu, những vụ án mạng xảy ra do lòng tham, sự ích kỷ và thiếu hiểu biết pháp luật, trở thành những vụ án hình sự,...

Nhiều vụ án chống người thi hành công vụ chỉ vì người dân thiếu hiểu biết pháp luật… dẫn đến có những hành vi phản ứng phải chống trả lại lực lượng chức năng khiến bản thân rơi vào vòng lao lý, đó là những vụ việc rất đau lòng chỉ vì người dân thiếu hiểu biết pháp luật và do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa hiệu quả…

Để tinh thần “thượng tôn pháp luật” thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội, cần tập trung:

Đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trong đó tập trung phổ biến, chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2022 và năm 2023; các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội…

- Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” của Thủ tướng Chính phủ.

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành; gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Thông tin, phản ánh, tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn các hình thức tổ chức cho phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực tại cơ sở bằng những hình thức phù hợp... Phát động phong trào thi đua hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028…

Một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ, bên cạnh hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học, có tính khả thi thì người dân cần hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của cộng đồng. Một xã hội văn minh là con người lấy pháp luật làm thước đo cho hành vi của mình, chuẩn mực pháp luật cũng sẽ là chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành nét văn hóa trong ứng xử, đời sống xã hội.

Pháp luật bảo vệ gì?

Pháp luật ghi nhận và có cơ chế bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật là gì?

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Báo Bảo vệ pháp luật của ai?

Báo Bảo vệ pháp luật là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) tối cao. 2. Báo Bảo vệ pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu, có biểu tượng và tài khoản riêng.

Bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của ai?

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.