Bây giờ em mắc ỉa phải làm sao

Adenovirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy. Nhiễm vi-rút gây ra hầu hết các trường hợp tiêu chảy và thường đi kèm với các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình như thường xuyên đi tiêu ra nước, đau quặn bụng và sốt nhẹ. Tiêu chảy do vi rút thường kéo dài khoảng ba đến bảy ngày. Tình trạng nhiễm Adenovirus thường gặp ở mọi lứa tuổi.

Đối với trẻ sơ sinh, nhiễm vi-rút Rota thường là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Ngược lại, Noro là loại vi-rút gây nên dịch bệnh tiêu chảy ở người lớn và trẻ em trong độ tuổi đi học. Bạn có thể bị nhiễm những loại vi-rút này ở trường học, viện dưỡng lão, các phương tiện khi đi du lịch, nhà hàng,... Tiêu chảy do vi khuẩn cũng có thể đi kèm với nôn mửa và chuột rút. Thông thường, nhiễm vi khuẩn xảy ra sau khi ăn thức ăn hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Nhiễm khuẩn cũng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thường là nôn mửa, sốt và đau quặn bụng dữ dội và đau bụng tiêu chảy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị tiêu chảy do các nguyên nhân sau:

  • Dịch bệnh tại địa phương hoặc bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Rối loạn hoặc bệnh đường ruột như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,... Chúng có thể gây ra tiêu chảy mãn tính.
  • Uống thuốc kháng axit, thuốc giảm cân và thuốc điều trị ung thư (đặc biệt là những thuốc có chứa magie).
  • Không ăn uống đủ chất như lactose (với đường có trong sữa) hoặc bị dị ứng với một số thực phẩm chẳng hạn như chất làm ngọt nhân tạo có trong thực phẩm không đường.
  • Lạm dụng rượu.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Xem ngay: Theo dõi và điều trị tiêu chảy cấp tại nhà

3. Cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể chọn lựa cách điều trị đau bụng tiêu chảy khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa đau bụng tiêu chảy tại nhà bạn có thể tham khảo.

3.1. Thuốc chống tiêu chảy

Một số người bị tiêu chảy nhẹ dưới 24 giờ không gặp quá nhiều lo ngại về sức khoẻ và nó có thể tự hết. Một trong những cách trị đau bụng tiêu chảy nhanh nhất là dự trữ sẵn một số loại thuốc trị tiêu chảy. Dùng thuốc chống tiêu chảy có thể có tác dụng ngay tức thời sau liều đầu tiên, nó có thể làm giảm tình trạng phân bị lỏng hoặc hết tiêu chảy đối với trường hợp hợp nhẹ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Imodium hoặc Pepto-Bismol có thành phần tương ứng là loperamide và bismuth subsalicylate. Thành phần hoạt chất trong Imodium làm chậm sự di chuyển của chất lỏng trong ruột. Từ đó, chức năng của ruột được phục hồi một cách nhanh chóng.

3.2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước cũng là một cách trị đau bụng tiêu chảy tại nhà. Tiêu chảy trong thời gian dài gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể. Khi bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổng sung nước bằng nước lọc. Sẽ tốt hơn nếu bạn thay thế bằng một ít nước trà hoặc nước ép táo,...

3.3. Uống nước vo gạo

Sử dụng nước vo gạo là một cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh và hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bằng cách đun sôi 1 cốc gạo và 2 cốc nước trong khoảng 10 phút cho đến khi nước trở nên đục. Sau đó, lọc gạo và chắt lấy nước. Nước vo gạo có tác dụng cung cấp cho cơ thể chất lỏng, giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng mất nước và làm giảm thời gian bị tiêu chảy. Nước vo gạo có tác dụng liên kết trong đường tiêu hóa, giúp phân rắn chắc hơn.

3.4. Nghỉ ngơi

Tiêu chảy lâu ngày sẽ khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi. Nếu có thể, bạn hãy nghỉ ngơi một vài ngày, bổ sung chất dinh dưỡng, nằm nghỉ thoải mái và kèm theo một chai nước ấm để trên bụng. Điều đó sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy một cách đáng kể.

3.5. Ăn uống hợp lý

Bạn cần tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống như phô mai, sữa, cà phê và bột yến mạch,... nếu như đang bị tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu tinh bột như bột sắn, ngũ cốc, cơm trắng hoặc khoai tây. Đặc biệt, đặc tính chống oxy hoá và khử khuẩn từ chất anthocyanosides có trong quả việt quất được xem như một liều thuốc vô cùng hiệu quả làm giảm đau bụng tiêu chảy.

3.6. Ăn lá ổi

Đây là cách trị tiêu chảy lâu đời và đem lại hiệu quả cao đã được lưu truyền trong dân gian. Lá ổi có thể trị tiêu chảy trong thời gian ngắn, đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho đường ruột. Lá ổi chứa tanin có công dụng kháng khuẩn, săn niêm mạc và làm giảm tiết dịch ruột.

Đi ngoài nhiều lần trong ngày không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn là cảnh báo cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như làm sao để khắc phục tình hình hiệu quả.


21/06/2021 | Giải đáp y khoa: Mẹ bị đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?
21/06/2021 | Thông tin sức khỏe: Đi ngoài không được ăn gì để nhanh khỏi?
22/04/2021 | 9 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ai cũng nên biết

1. Như thế nào là đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Cơ địa và thể trạng của mỗi người là khác nhau, vì thế, thói quen và số lần đi đại tiện cũng không giống nhau. Có người đi 1, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, nhưng cũng có người chỉ đi 2 - 3 lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đi ngoài nhiều hơn bình thường, cụ thể là hơn 3 lần/ ngày, kéo dài không quá 14 ngày, kèm theo đó là phân không thành khuôn mà là phân nát, phân lỏng hoặc phân sống cùng cảm giác đau bụng, chướng bụng, luôn muốn đi vệ sinh,… Lúc này, bạn đã có dấu hiệu bị tiêu chảy và việc đi ngoài nhiều lần trong ngày này có thể gây mệt mỏi, suy nhược, mất nước.

Bây giờ em mắc ỉa phải làm sao

Đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm các triệu chứng đau bụng, nôn mửa vừa gây mệt mỏi, vừa cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe

2. Đi ngoài nhiều lần trong ngày do đâu?

Tình trạng đi ngoài quá nhiều lần trong ngày kèm theo các triệu chứng khó chịu như đã nói ở trên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dù là nguyên nhân nào thì cũng cho thấy cơ thể đang gặp phải những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

Nhiễm trùng đường ruột, nhiễm phẩy khuẩn tả nhiễm virus....

Tình trạng đi ngoài, tiêu chảy cấp có thể xảy ra do bạn đã bị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm phẩy khuẩn tả, nhiễm virus,... Lúc này, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị.

Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với những loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng, đậu,… Và khi cơ thể dung nạp các loại thức ăn từ những loại thực phẩm này thì sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi ban, khó thở, đau bụng và tiêu chảy. Do đó, nếu bạn bị đi ngoài liên tục sau khi ăn những món ăn này thì rất có thể là do cơ thể đã bị dị ứng thức ăn.

Nhiều người nhầm tưởng dị ứng thức ăn là ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên, đây là 2 tình trạng khác nhau. Ví dụ, bạn hoàn toàn không bị dị ứng hải sản, nhưng nếu ăn phải những loại hải sản không còn tươi sống và chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị ngộ độc (trúng thực) với các dấu hiệu tương tự như dị ứng thức ăn (đau bụng, ói mửa, tiêu chảy,…).

Bây giờ em mắc ỉa phải làm sao

Dị ứng thức ăn và ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây đi ngoài nhiều lần trong ngày

Tuy nhiên, so với dị ứng thức ăn thì ngộ độc thực phẩm nguy hiểm hơn nhiều, không chỉ nôn mửa và đi ngoài liên tục mà còn khiến người bị đau bụng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, hôn mê và nghiêm trọng hơn là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Loạn khuẩn đường ruột

Khi bạn ăn thức ăn lạ, chế biến không chín hoặc không an toàn thì có thể khiến hệ vi khuẩn đường ruột (bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn) bị mất cân bằng, lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày, vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, vừa làm cơ thể suy nhược, kiệt quệ.

Hội chứng ruột kích thích

Với những người bị hội chứng ruột kích thích (gọi tắt là IBS) thì sau khi ăn xong khoảng 20 - 30 phút, họ sẽ có cảm giác đau bụng và đi ngoài. Nguyên nhân là do sự co thắt ruột diễn ra nhanh, mạnh và kéo dài hơn những người bình thường, khiến thức ăn vừa được dạ dày tiêu hóa xong là bị “đẩy” ra ngoài. Như vậy, đi ngoài nhiều lần trong một ngày có thể là do - hoặc cũng có thể là dấu hiệu - của hội chứng ruột kích thích. 

Viêm loét dạ dày 

Những người đang mắc các bệnh về dạ dày (đau dạ dày, viêm loét dày) cũng thường gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, kèm theo cảm giác nóng rát thượng vị, (ợ nóng), đau bụng, buồn nôn sau khi ăn. Đó là do khi dạ dày bị tổn thương thì chức năng tiêu hóa bị giảm, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn mà gây áp lực lên các bộ phận ruột non, ruột già, gây rối loạn nhu động ruột và dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

Bây giờ em mắc ỉa phải làm sao

Những người bị đau dạ dày có thể đi ngoài nhiều lần do chức năng của dạ dày bị suy giảm, thức ăn không tiêu hóa được

Người bị viêm đại tràng mãn tính có thể bị táo bón, tiêu chảy kèm cảm giác đau bụng, mót rặn, luôn muốn đi vệ sinh ngay sau khi đi xong. Nói chung, nếu bị viêm đại tràng thì thói quen đi ngoài sẽ không giống người khỏe mạnh, và tính chất phân cũng có nhiều thay đổi trong mỗi lần đi, có thể lỏng, sền sệt, phân sống, phân nát,…

Và còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn đi ngoài nhiều lần trong một ngày như tác dụng phụ của thuốc (kháng sinh), trong giai đoạn hành kinh (nữ giới), viêm ruột thừa, nhiễm ký sinh trùng, biến chứng của điều trị ung thư,… Tốt nhất nên được thăm khám để bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. 

3. Làm gì khi đi ngoài nhiều lần trong ngày?

Đi ngoài nhiều lần trong một ngày vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt, vừa khiến cơ thể suy nhược. Do đó, để cải thiện tình hình và an toàn cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những việc cần làm dưới đây.

Uống nhiều nước ấm

Đi ngoài quá nhiều lần có thể khiến người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, vì thế, để bù lại lượng nước đã mất này, bạn nên uống thật nhiều nước ấm và bổ sung thêm các loại nước điện giải như natri clorua, glucose, natri citrate, kali clorua,… Ngoài ra, nước ép trái cây cũng sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình hồi phục sức khỏe. 

Bây giờ em mắc ỉa phải làm sao

Uống nhiều nước ấm, nước điện giải và nước ép trái cây để bù nước cho cơ thể khi đi ngoài quá nhiều lần

Vệ sinh cá nhân

Đi ngoài nhiều lần có thể khiến vùng bụng bị lạnh, do đó, hãy đặc biệt lưu ý đến việc giữ ấm cho phần bụng để tạo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, hãy vệ sinh cẩn thận vùng chậu gần hậu môn để đảm bảo vùng cơ thể này luôn sạch sẽ, khô ráo, phòng tránh nhiễm khuẩn và các tổn thương không đáng có. 

Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học là biện pháp phòng tránh và cũng là cách cải thiện tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày hiệu quả. Theo đó, hãy ăn đúng bữa, đúng giờ với thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay những thức ăn nhiều dầu mỡ. Tránh uống rượu, bia hay thức uống chứa chất kích thích. Nếu đang bị đi ngoài, bạn có thể ăn cháo, súp hay canh nóng để vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa bù nước cho cơ thể. 

Không tự ý sử dụng thuốc

Mọi nguyên nhân và tình trạng đi ngoài nhiều lần nên được bác sĩ thăm khám cụ thể. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh tình trạng thêm nghiêm trọng. 

Nhìn chung, nếu tình trạng đi ngoài kéo dài 2 ngày, người bệnh không thể tự chủ việc đi ngoài kèm theo các triệu chứng choáng váng, đau bụng, sốt, lơ mơ,… thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để tránh biến chứng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.