Bệnh đóng dấu lợn là gì

Nguyên nhân và lịch sử bệnh

Bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae là tác nhân gây viêm quầng trên heo, gà tây, gà, vịt, đà điểu, viêm đa khớp trên cừu. Trong đó, heo 3 tháng tuổi đến 3 năm tuổi rất nhạy cảm với bệnh. Vi khuẩn có thể sống sót dai dẳng thời gian dài trong môi trường và trong nước biển. Bệnh xuất hiện từ cuối những năm 1880. Đến nay, bệnh phổ biến trên thế giới, gây nhiều thiệt hại kinh tế.

Đặc điểm nuôi cấy phân lập vi khuẩn

E. rhusiopathiae là trực khuẩn gram dương, không hình thành nha bào, không di động. Trước đây E. rhusiopathiae được mô tả không hình thành giáp mô, trong khi những nghiên cứu gần đây cho thấy sự hiện diện của giáp mô và gợi ý nó có vai trò về độc lực. Khuẩn lạc có 2 dạng là trơn láng [S] và sần sùi [R]. Các chủng có khuẩn lạc dạng S gây dung huyết vùng hẹp trên thạch máu kiểu á. Các điều tra cho thấy dạng S thường được nuôi cấy từ các ổ dịch cấp tính trên heo, như sự nhiễm trùng huyết. Khuẩn lạc R không gây dung huyết, thường từ những hội chứng mãn tính như viêm khớp, viêm nội tâm mạc.

E. rhusiopathiae kỵ khí không bắt buộc, thích hợp nuôi cấy ở  CO2 5% hoặc 10 %; vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ 5 - 440C, tối ưu ở 30 - 370C. Sự phát triển tối ưu ở môi trường có 5 - 10% huyết thanh, máu, hoặc Glucose 0,1 - 0,5%, Protein hydrolysate, hay Surfactant như Tween 80.

Triệu chứng và bệnh tích

 Trên heo: Đóng dấu trên heo gây ra do E. rhusiopathiae là phổ biến nhất và gây tổn thất kinh tế lớn. Có 3 thể lâm sàng:

 Thể nhiễm khuẩn huyết quá cấp tính: Gây chết đột ngột, nái nhiễm trong giai đoạn mang thai có thể gây sảy thai.

 Thể mề đay á cấp tính: Có những tổn thương dạng hình thoi, dạng tròn màu hồng trên da, đặc biệt ở bụng và đùi. Chót tai, đuôi bị ảnh hưởng, mô bị chết và tróc ra.

Heo sốt cao, xuất huyết đỏ mình dạng đồng tiền hoặc hình thoi như quả trám, đôi khi hình thành mảng to,... Sau đó nếu có điều trị sẽ "tróc vảy" thành mảng [heo mặc áo tơi]. Nước tiểu vàng đến đỏ do xuất huyết thận. Phân nhuốm máu hoặc nâu đen do xuất huyết tiêu hóa.

 Thể mãn tính: Viêm nội tâm mạc hoặc viêm khớp.

 Viêm khớp: Thường ở heo sống sót sau khi qua giai đoạn bệnh cấp tính, khớp sưng to, chân bại, hoặc khập khiễng, khả năng tăng trọng kém.

Viêm nội tâm mạc: Thường xảy ra ở heo lớn bắt từ những trại có heo bị bệnh mãn tính. Bệnh có thể làm cho van tim sần sùi, sợi fibrin đóng ở van tim làm hẹp lỗ van làm trở ngại tuần hoàn ở van, van tim làm thay đổi sự lưu thông bình thường của máu, gây thở khó có thể chết đột ngột.

Heo nhà được xem là động vật chứa mầm bệnh E. rhusiopathiae chính. Vi khuẩn được phát tán bởi phân, nước tiểu, nước bọt, dịch mũi,… vật bệnh; chúng có thể gây nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống, đất, chuồng trại,… Hơn nữa, có khoảng 20 - 40% [có nơi đến 98%] heo khỏe mang trùng ở mô bạch huyết đường tiêu hóa, đặc biệt ở hạch amidan. Chuột, côn trùng có thể mang mầm bệnh và là yếu tố phụ trong truyền bệnh.

Các mầm bệnh kế phát: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes. Các loài khác: Giống như heo, E. rhusiopathiae gây nhiễm trên nhiều loài gia súc và động vật có vú hoang dã [cả loài có vú sống ở biển], thú kiểng, chim hoang dã và người.

Viêm đa khớp trên cừu, cừu con, viêm quầng trên bò, vịt, gà tây,… cũng là dấu hiệu gây ra bởi  E. rhusiopathiae.

Bệnh tích:

Phòng bệnh

Phòng bằng vaccine: Dùng Vaccine đóng dấu heo ER Bac® Plus tiêm bắp 2 ml/liều cho heo khỏe trên 3 tuần tuổi, liều thứ 2 sau khoảng 3 - 4 tuần, bảo vệ khoảng 20 tuần, lặp lại mỗi 6 tháng 1 liều.

Phòng bằng chăm sóc, nuôi dưỡng: Định kỳ phun thuốc sát trùng: 1 - 2 lần/tháng. Có thể dùng Vime Iodine 15ml/4 lít nước hoặc Disina 100 ml/40 lít nước. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, có thể dùng Vime C Electrolyte 1 g/2 - 4 lít nước để chống stress, nâng cao sức đề kháng cho heo.

Phác đồ điều trị

 Kháng sinh: E. rhusiopathiae nhạy cảm cao với Penstrep, Ceptifi, Ceptiket. E. Rhusiopathiae cũng nhạy cảm thay đối với Chloramphenicol, Tetracycline, Erythromycin. Hầu hết các chủng đề kháng với Aminoglycoside, Trimethoprim-Sulphamethoxazole, Polymyxin, Sulphonamide, Streptomycin, Novobiocin, vancomycin.

 Kháng viêm:

+ Corticoid: Dexa, Dexalong, Preso [nếu heo không mang thai].

+ Non-corticoid: Ketovet, Loxic, …

Thuốc hỗ trợ nhằm trị một số triệu chứng:

+ Vitamin K: Chống xuất huyết.

+ Urotropin: Giúp thải nhanh độc tố.

+ Vimesen: Hỗ trợ hệ cơ, giảm nguy cơ viêm cơ tim.

+ Wound care, Vime Blue: Chăm sóc vết thương.

+ Bồi dưỡng: Vime Canlamin hoặc Calci-B12, Vime ATP, Vitamin C.

Bệnh đóng dấu lợn là loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, bệnh xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa và qua vết thương hở ở da và niêm mạc . Bệnh xảy ra tất cả các mùa trong năm , đặc biệt là vào vụ đông xuân, thời tiết thay đổi nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh của lợn cao hơn.

Tổng quan về bệnh

Biểu hiện của lợn bị mắc bệnh đóng dấu

Bệnh đóng dấu lợn do vi khuẩn erysipelothrix rhusiopathiae gây ra, xuất hiện ở mọi lứa tuổi lợn. Sức đề kháng của lợn càng kém thì khả năng nhiễm bệnh càng cao. Đặc biệt vào những khoảng thời gian chuyển mùa thì lợn dễ bị mắc bệnh hơn.

Triệu chứng của lợn khi mắc bệnh

Lợn nhiễm bệnh ở thể cấp tính

- Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào lợn thì thường ủ bệnh từ 1-8 ngày

- Thường là đóng dấu trắng, rất ít biểu hiện rõ ràng, nên khi lợn chưa có biểu hiện đã có thể chết. Thể cấp tính thường gặp ở lợn trên 10 tháng tuổi, khi phát bệnh thì lợn có hiện tượng sốt cao, bỏ ăn và có thể xuất hiện các triệu chứng về rối loạn thần kinh, trụy tim mà chết.

- Với lợn khỏe mạnh khi nhiễm bệnh ở thể cấp tính sẽ sốt cao trên 40 độ, kéo dài từ 2-5 ngày , chân đi loạng choạng,không vững.

- Lợn bị đỏ mắt, chảy nước và viêm kết mạc, lợn có hiện tượng khó thở.

- Lợn bị táo bón, phân chuyển màu đen, có chất nhầy bao bọc, lợn có thể bị nôn mửa. Ở giai đoạn cuối lợn sẽ chuyển sang bị tiêu chảy.

- Trên người lợn có thể xuất hiện các đốm đỏ nhỏ rồi lan dần thành các mảng lớn với nhiều hình dạng khác nhau giống như con dấu trên da.

- Các đốm đỏ trên da sau đó sẽ chuyển thành vết bầm tím, loét và dễ bị nhiễm kế phát sau khi khô và bong ra từng mảng.

Lợn mắc bệnh thường xuất hiện các đốm đỏ trên người

Lợn mắc ở thể mãn tính

- Lợn mắc bệnh sẽ có van tim bị sùi lở loét như hoa súp lơ, phổi bị phù

- Các khớp xương bị viêm và đầu sương bị sần sùi, dịch khớp tràn sưng to.

- Da vị họai tử tại các vùng nổi đốm,viêm loét.

Lợn mắc bệnh thể ngoài da

Đây là thể nhẹ nhất của bệnh, lợn mắc bệnh ở thể này thường ủ bệnh kéo dài từ 7-12 ngày, lợn không có biểu hiện ngay mà trong vẫn khỏe mạnh như thường .

Tại các vùng da khum lưng, hông, cổ và đầu sẽ xuất hiện nhiều đám sưng ,viêm đỏ sau dần chuyển sang màu xám, các đám viêm sưng nổi hẳn lên bề mặt da.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh đóng dấu ở lợn, hi vọng đã phần nào giúp ích cho bà con có thêm những hiểu biết về bệnh để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất, cũng như phát hiện bệnh sớm cho đàn lợn nhà mình.

Đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm của loài lợn. Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây bệnh truyền nhiễm trên lợn ở mọi lứa tuổi . Bệnh chủ yếu xâm nhập qua đường tiêu hóa, một số xâm nhập qua vết thương ở da và niêm mạc. Bệnh xảy ra quanh năm. Vào vụ Đông Xuân tỷ lệ mắc bệnh cao đặc biệt khi sức đề kháng của lợn giảm

1. Giới thiệu chung      Đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm của loài lợn. Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây bệnh truyền nhiễm trên lợn ở mọi lứa tuổi . Bệnh chủ yếu xâm nhập qua đường tiêu hóa, một số xâm nhập qua vết thương ở da và niêm mạc. Bệnh xảy ra quanh năm. Vào vụ Đông Xuân tỷ lệ mắc bệnh cao đặc biệt khi sức đề kháng của lợn giảm

2. Nguyên nhân gây bệnh


     Do trực khuẩn Erysipelas [Erysipelothrix] Rhusiopathiae gây ra. Trực khuẩn có hình que bắt màu gram dương [+]. Trực khuẩn tồn tại trong đất từ những nguồn nhiễm từ phân, nước tiểu của gia súc bệnh hay gia súc mang trùng có sẵn trong niêm mạc họng, amiđan và mũi lợn. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ trỗi dậy phát bệnh đặc biệt là thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao.


 

 

 

Hình ảnh vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae trên kính hiển vi

3. Triệu chứng - Thời kỳ ủ bệnh:1-8 ngày. - Thể quá cấp tính [đóng dấu trắng]: Lợn chưa có biểu hiện bệnh đã chết  Thường gặp ở lợn trên 10 tháng tuổi với biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, có thể có các triệu chứng thần kinh, truỵ tim mạch và chết - Thể cấp tính:

+ Lợn sốt cao 40-42.50C, sốt kéo dài 2-5 ngày. Hai chân sau yếu, đi lại xiêu vẹo

+ Viêm kết mạc mắt, lợn mắt đỏ, chảy nước mắt. + Lợn có biểu hiện khó thở. + Phân táo bón sau chuyển sang màu đen, phân có màng bọc nhầy, lợn có biểu hiện nôn mửa. Cuối giai đoạn lợn chuyển sang ỉa chảy. + Trên da, cổ, ngực, bụng nổi các nốt đỏ sau chuyển thành các mảng lớn có nhiều hình dạng khác nhau [hình ô vuông, quả trám,…] giống như các con dấu trên da. + Các nốt đỏ trên da về sau tím bầm, loét, viêm nếu bị nhiễm kế phát sau khô và bong ra từng mảng. - Thể mạn tính: có các triệu chứng điển hình như + Viêm nội tâm mạc: van tim sùi loét như hoa súp lơ, Phù thũng ở phổi. + Viêm khớp xương: viêm khớp bàn chân, khớp gối, đầu xương sần sùi, bao khớp sưng to. + Hoại tử da: da lưng, bụng, đùi, vai, đầu…bị hoại tử, viêm loét - Thể ngoài da: + Bệnh kéo dài 7-12 ngày lợn trông khoẻ bình thường. + Các vùng da khum, lưng, hông, cổ, đầu xuất hiện các đám sưng, viêm ban đầu không màu sau chuyển sang màu đỏ xám, các đám sưng, viêm có hình vuông, tam giác, lục lăng… cạnh các điểm sưng nổi lên bề mặt da.

 

Triệu chứng lợn mắc bệnh, dấu hình vuông nổi cộm trên bề mặt da lợn

 


4.Bệnh tích - Thể cấp tính: Xuất huyết các cơ quan như niêm mạc dạ dày da, phổi gan sung huyết, lách và thận có thể bị nhồi máu, da bị tổn thương…

- Thể mãn tính: Sưng khớp, tổn thương khớp và dây chằn, dịch khớp mất tính nhày, thận bị xuất huyết lấm tấm ở vỏ và tủy thận có thể bị hoại tử. Da bị hoại tử bong tróc ra. Lách sưng sẩm màu, viêm ở van tim.


 

 

Thận bị nhồi máu, xuất huyết . Xuất huyết niêm mạc dạ dày

 và hoại tử

Sự xuất hiện những hạt màu trắng đục,


 kết hạt sần sùi như hoa súp lơ ở van tim


 

5.Phòng bệnh: 
- Phòng bệnh bằng vắc xin đóng dấu hoặc MAR-APPS.VAC cho hiệu quả cao
- Trộn thức ăn hoặc hòa nước cho uống MARFLOMIX hoặc DOXY 2% PREMIX hoặc TYLVAMIX định kỳ để phòng bệnh cho lợn.
- Bổ sung điện giải, nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách thường xuyên hòa nước uống hoặc trộn thức ăn một trong các chế phẩm sau: ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C, LACTOMAR, MARPHASOL THẢO DƯỢC - Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. - Tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần

- Thực hiện "cùng nhập, cùng xuất" lợn và để trống chuồng, thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi...


 

Vắc xin dùng phòng bệnh đóng dấu lợn


6.Điều trị bệnh Dùng một trong các phác đồ điều trị sau:

Phác đồ 1: MARFLO 45 % kết hợp với GLUCO – K- C- NAMIN hoặc  39 –VITA-AMIN


Phác đồ 2: Dùng CEFANEW-LA kết hợp với B12-BUTA CA.MG hoặc MARPHASOL THẢO DƯỢC
Phác đồ 3: Dùng BACTAM kết hợp với MARTOSAL hoặc B-COMPLEX
Phác đồ 4: Dùng KANA-CEFA kết hợp với NAMIN-MAR hoặc SORBITOL COMPLEX
Phác đồ 5: Dùng FLO-DOXY MAR kết hợp với FLU-VIÊM kết hợp với ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C


 

 
 

Hình ảnh một số sản phẩm thuốc dùng trong điều trị

Tác giả bài viết: Trần Tuyên
Nguồn tin: Theo tài liệu bệnh điều trị Marphavet

Video liên quan

Chủ Đề