Tại sao đến tháng lại đau bụng đi ngoài

Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến xảy ra ở phụ nữ khi đến kỳ hành kinh. Tùy cơ địa từng người, người sẽ bị đau nhẹ, người lại bị đau bụng kinh dữ dội, thậm chí là ngất xỉu.

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chất định kỳ hàng tháng khi cơ thể chuẩn bị cho việc thụ thai. Hiện tượng này sẽ diễn ra mỗi tháng một lần ở phụ nữ ở trong độ tuổi sinh sản. Ở giai đoạn đầu của chu kỳ, tử cung hình thành một lớp niêm mạc mô máu để chuẩn bị cho trứng từ buồng trứng.

Nếu trứng này được thụ tinh sẽ phát triển thành thai nhi. Còn nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì lớp niêm mạc mô máu này sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra qua đường âm đạo.

Hầu hết phụ nữ khi đến ngày hành kinh đều bị đau bụng. Đau bụng kinh thường bắt đầu trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau thường kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày, ngày đầu tiên bao giờ cũng đau nhất. Các cơn đau này thường ở bụng dưới kèm theo đau mỏi lưng, đùi.

Có người sẽ chỉ bị đau âm ỉ không đáng lo ngại, nhưng có những người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, chân tay bị lạnh, thậm chí là đau quằn quại dẫn đến hôn mê.

Đặt vòng tránh thai có thể là nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Có thể do sự co thắt quá mạnh của cơ trong tử cung để đẩy máu kinh đi ra ngoài.
  • Một số phụ nữ có cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung ngả sau hoặc ngả trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh gây đau bụng kinh.
  • Do di truyền từ mẹ sang con, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các mẹ bị đau bụng kinh thì khi sinh con, con gái đều sẽ bị đau khi đến ngày hành kinh.
  • Do đặt vòng tránh thai.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học trong những ngày hành kinh như ăn đồ cay nóng, ăn đồ lạnh, bụng không được giữ ấm...
  • Do nội tiết tố thay đổi như: Gia tăng bất thường progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến tử cung.
  • Đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung... đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.
  • Do vận động quá mạnh trong ngày hành kinh.

Chườm ấm bụng và nằm thư giãn là một cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây để giảm đau bụng kinh, sẽ rất hiệu quả đấy:

  • Chườm ấm bụng: Có thể dùng túi giữ nhiệt hoặc cho nước ấm vào chai rồi chườm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm đau bụng kinh.
  • Massage bụng: Nếu bạn bị đau bụng âm ỉ, đau nhẹ thì có thể dùng phương pháp này. Hãy đặt tay lên bụng dưới và tiến hành massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Cách làm này vừa giúp giảm co thắt đột đột ngột của tử cung lại vừa giảm đau bụng kinh hiệu quả.
  • Vệ sinh sạch sẽ trong những ngà hành kinh, hãy tắm bằng nước ấm vào những ngày nhạy cảm này. Không nên tắm nước lạnh. Đặc biệt là không quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh này nhé.
  • Không làm nặng quá sức hoặc vận động quá mạnh: Những ngày hành kinh bạn không nên làm việc quá sức, không nên chơi các môn thể thao vận động quá mạnh. Bạn nên nghỉ ngơi và có các hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Giữ ấm cơ thể: Việc giữ ấm cơ thể sẽ giúp máu dễ được lưu thông hơn, các cơ được thư giãn, quá trình co bóp của tử cung cũng sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn, chắc chắn các cơn đau sẽ thuyên giảm.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung các loại vitamin, chất khoáng có chứa nhiều canxi như trái cây, rau xanh, cá,.. Các cơn đau bụng kinh sẽ đến theo từng cơn, do vậy bạn cũng không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no nhé, như vậy cũng sẽ khiến bạn dễ đau bụng hơn đấy. Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay nóng.
  • Uống thuốc giảm đau: Đây là phương pháp bất đắc dĩ bạn có thể áp dụng khi tất cả những phương pháp trên bạn đã thử mà không có tác dụng. Sở dĩ gọi là phương pháp bất đắc dĩ vì khi sử dụng nhiều thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, hơn nữa chúng chỉ có tác dụng tức thời.
  • Nếu bị đau bụng kinh dữ dội trong thời gian dài, đau quằn quại dai dẳng thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.

Khi đến ngày hành kinh hãy để đầu óc được thư giãn. Đồng thời, nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc làm tăng lưu lượng máu đến vùng lưng, xương chậu. Từ đó sẽ giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Các nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

XEM THÊM:

  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tránh thai

Đau bụng kinh là gì, liệu có nguy hiểm không?  Những dấu hiệu nào đi kèm với đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và khi nào bạn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ?

1. Hiện tượng đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới khi đến ngày kinh nguyệt. Hiện tượng tử cung co thắt quá mức, hàm lượng prostaglandin trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao kèm theo sự căng thẳng của tâm lý là những nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng kinh.

Đau bụng kinh là hiện tượng đau âm ỉ vùng bụng dưới khi đến ngày kinh nguyệt [Ảnh: Internet]

Đây là cơn đau ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ vào mỗi kỳ “đèn đỏ”, ở thể nhẹ thì bụng chỉ hơi đau ê ẩm, thỉnh thoảng quặn từng cơn nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người, những cơn đau bụng kinh có thể diễn ra âm ỉ, nhẹ nhàng trong những ngày đầu, nhưng có khi lại là những cơn đau dữ dội, kéo dài đến hết chu kỳ kinh nguyệt.

2. Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Nếu chỉ là các cơn đau âm ỉ kéo dài trong vòng 12 tiếng rồi kết thúc thì chị em hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là triệu chứng hết sức bình thường trong mỗi kỳ kinh.

Ở một mức độ khác, nếu đau bụng kèm những triệu chứng bất thường như tiêu chảy, đầy bụng, nôn, tụt huyết áp, ra máu đen,…là sự báo động đối với sức khỏe sinh sản, rất có thể chị em đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng và cần phải đặc biệt lưu ý.

3. Những dấu hiệu đi kèm với đau bụng kinh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe

3.1. Nôn mửa kèm đau bụng

Nếu đau bụng trên dai dẳng, đi kèm với buồn nôn hoặc nôn mửa, nó có thể là do tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, đau bụng trên cùng với nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu sớm của loét dạ dày hoặc ung thư ruột kết.

Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau hiệu quả:

  • Sử dụng trà gừng có tác dụng làm giảm đau bụng kinh và buồn nôn hiệu quả.
  • Massage nhẹ nhàng bụng dưới giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

3.2. Tụt huyết áp

Đau bụng kinh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tư thế tử cung, một số bệnh lý về tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung,… hay do ngưỡng chịu đau quá thấp. Khi đau bụng kinh quá nhiều, quá dữ dội còn có thể gây ra mệt mỏi, vã mồ hôi, tụt huyết áp.

Để giảm cơn đau, có thể áp dụng cách chườm ấm vùng bụng, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối, đồ ăn chua, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm nhiều, đứng nhiều hay ngồi lâu vào những ngày có kinh nguyệt, không nên quan hệ vào những ngày hành kinh dù đã đi bao cao su phòng tránh nguy cơ lạc nội mạc tử cung.

3.3. Đau bụng kinh kèm theo ra máu đen

Trong trường hợp máu kinh có máu đen, bị vón cục, có mùi hôi tanh, đau bụng dữ dội, kinh nguyệt không đều thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng  trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang.

Máu kinh màu đen có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh nguy hiểm [Ảnh: Internet]

Tình trạng đau bụng kinh ra máu đen nếu kéo dài không có biện pháp xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý,
  • Làm suy giảm sức khỏe
  • Đe dọa đến chức năng sinh sản.

Khi có dấu hiệu bất thường xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt nhất là tình trạng đau bụng kinh ra máu đen nữ giới tuyệt đối không nên xem thường mà bỏ qua. Việc làm cần thiết là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp can thiệp đúng đắn.

3.4. Đau bụng kèm sốt cao

Sốt là triệu chứng của bệnh cúm hoặc nhiễm trùng, kèm theo các triệu chứng khác như cảm lạnh, ho… Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng trên và sốt cao, thì đây có thể một dấu hiệu của nhiễm trùng dạ dày, gây ra bởi một loại virus trong dạ dày. Uống thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn có thể giải quyết được tình trạng này.

Mức độ của cơn đau cũng có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc xác định bệnh mà một người đang phải chịu đựng. Nếu bạn đang trải qua cơn đau “xé” người ở vùng bụng trên thì có thể động mạch của vùng bụng đang có vấn đề nghiêm trọng và nó có thể gây tử vong. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

3.5. Đau bụng kinh kèm tiêu chảy

Đau bụng kinh kèm đi ngoài chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Rối loạn tiêu hóa

Nhiều chị em bị đau bụng kinh buồn đi vệ sinh do rối loạn hệ tiêu hóa với các triệu chứng như: tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn… Hiện tượng này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi kì kinh nguyệt kết thúc.

Sự sản xuất dư thừa chất prostagiandin

Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể sinh ra hormone tự nhiên là prostagiandin để tạo các cơn co thắt tử cung, trợ giúp cho việc đẩy huyết ra ngoài. Nếu những cơn co thắt này xuất hiện với cường độ nhanh và mạnh sẽ gây đau bụng kinh hoặc chuột rút. Một số prostaglandin không chỉ ở trong tử cung mà đi lạc qua đường ruột gây ra những cơn co thắt ở khu vực này và hình thành tình trạng đau bụng kinh bị đi ngoài liên tục.

Stress và căng thẳng

Điều này được giải thích do những áp lực ấy khiến cho tế bào thần kinh trong đường tiêu hóa có nhiều hơn so với bộ não và tủy sống. Nó sẽ tạo ra việc đi ngoài ngoài vòng kiểm soát của bạn.

Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì tình trạng đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy có thể xuất phát từ bệnh lí bệnh trong cơ thể như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung… không thể chủ quan bởi nó sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe và thiên chức làm mẹ.

3.6. Đau bụng kinh nhưng không ra máu

Đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu rất có thể là biểu hiện của một số vấn đề sau:

Rối loạn nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân chính khiến máu không lưu thông và không ra máu trong kỳ kinh đó là hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Khi bị rối loạn nội tiết tố, hormone progesterone và estrogen bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không ra máu, mất kinh, trễ kinh.

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài

Nếu bạn đang phải chịu áp lực từ công việc, cuộc sống, tình cảm. Những điều này sẽ khiến tâm trạng lo lắng, căng thẳng, tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của cơ thể.

Sử dụng thuốc tránh thai

Việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách khiến hiện tượng kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ bị thay đổi. Sử dụng thuốc tránh thai khiến cho phụ nữ bị mất kinh nhưng lại có những dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt như đau bụng kinh.

Xem thêm

Những điều cần biết về thuốc đau bụng kinh

Những bất thường ở tử cung

Tử cung phát triển không tốt, tử cung ngả về phía sau hoặc phía trước có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của máu. Hoặc cũng có thể đây là dấu hiệu khởi phát của các căn bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung.

Mang thai

Trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu rất giống với hiện tượng đến tháng. Các dấu hiệu như đau lưng, đau bụng dưới, cơ thể nhức mỏi… khiến chị em rất khó phân biệt được là có thai hay chuẩn bị đến kỳ kinh. Vì thế, đây cũng là lý do tại sao đau bụng kinh nhưng không thấy ra máu.

4. Khi nào thì nên tới gặp bác sĩ?

Đối với đau bụng kinh sinh lý thì chị em không nên quá lo lắng vì tình trạng này không kéo dài lâu và cũng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới, đau bụng kinh sinh lý chủ yếu xảy ra ở đối tượng những bạn nữ mới có kinh hoặc những chị em đang trong giai đoạn mãn kinh.

Còn đối với trường hợp đau bụng kinh bệnh lý thì chị em cần hết sức lưu tâm vì dạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Trong trường hợp này, chị em nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp làm sao để hết đau bụng kinh nguyệt triệt để. Tuy nhiên về lâu dài, để giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ cần có thói quen sinh hoạt khoa học như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh những áp lực cuộc sống.

DS Thu Trang 

Theo Nội khoa Việt Nam

[Visited 58.021 times, 13 visits today]

Xem thêm: Phương pháp để có giấc ngủ ngon

Video liên quan

Chủ Đề