Bệnh hoặc vết thương gây ra bởi thứ gì đó có trong thực phẩm (hoặc đồ uống) được gọi là gì?

Theo Cục An toàn thực phẩm, C.botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong. Đáng lưu ý, C.botulinum là vi khuẩn kị khí, có thể phát triển trong điều kiện không có ô xy. TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm [Cục An toàn thực phẩm], nhấn mạnh C.botulinum tạo nha bào [bào tử], có độc tố cực độc. Theo chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm, ngộ độc C.botulinum xảy ra do sử dụng đồ ăn, thức uống nhiễm vi khuẩn này khi chúng đã sinh ra độc tố hoặc do ăn uống phải thực phẩm chứa nha bào C.botulinum. Khi vào đường tiêu hóa, nha bào phát triển, sinh ra độc tố và gây bệnh.

Chuyên gia của Cục An toàn thực phẩm cho biết vi khuẩn C.botulinum có khả năng sống sót cao, nha bào của chúng [tồn tại trong đất, phân, bùn, rau quả, trên động vật, hải sản, đồ hộp nhiều tháng]. Đáng lưu ý, vi khuẩn có thể sống trong các thực phẩm như: đồ hộp đã mở, thịt, sữa, cá hun khói… nhiều tuần ở điều kiện bảo quản lạnh. Người nhiễm độc tố của C.botulium có thể xuất hiện hội chứng viêm dạ dày - ruột cấp tính [đau bụng, sốt] hoặc hội chứng nhiễm độc thần kinh với biểu hiện như: liệt mềm, diễn biến nhanh và có thể tử vong.

“Tất cả các bác sĩ, các chuyên gia thực phẩm, bất cứ ai cũng kinh hãi khi nói tới vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là botulinum. Bởi botulinum là chất độc khét tiếng số 1 thế giới!”

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nhưng có thể bị nhiệt phân hủy

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, rồi ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh này bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện, làm cho các cơ bị tê liệt.

Độc tố botulinum có 7 loại, kí hiệu bằng các chữ cái theo thứ tự từ A đến G, riêng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng có 8 chất độc tất cả. Nhiễm độc ở người loại A và B là phổ biến nhất, sau đó đến loại E và F, 4 loại còn lại ít gặp hơn.

Độc ác như vậy, nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.

Nhưng với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đung nóng ở nơi sản xuất, thì vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông, nó được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại, vì thế mà khó đảm bảo an toàn. Để tránh bị độc tố botulinum gây hại, từ lâu các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp bổ sung Nitrit rất hay, đây là chất đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế độc tố botulinum.

[Hình ảnh minh họa]

Mặc dù Nitrit cũng độc, nhưng với liều lượng nhỏ vẫn chấp nhận được, nó sẽ tổng hợp thành nitrosamine trong thịt. Tất cả các nước trên thế giới đều cho phép bổ sung Nitrit vào các sản phẩm thịt đã qua chế biến. Bạn có tin hay không, chỉ cần nhìn vào nhãn của các sản phẩm như xúc xích và giăm bông, bạn sẽ luôn thấy từ “Natri Nitrit” trong danh sách thành phần, đó chính là chất bảo quản chống ngộ độ botulinum. “Nitrit nếu không được quản lí nghiêm ngặt, nó rất dễ xảy ra tai nạn vượt tiêu chuẩn, thậm chí ngộ độc cấp, về lâu dài là ung thư. Bởi vậy, cơ quan chức năng phải luôn cảnh giác với chất này, người tiêu dùng chúng ta cũng hạn chế sử dụng các thức ăn chế biến sẵn”.

Vi khuẩn clostridium botulinum tồn tại rộng rãi trong đời sống

Đây là trực khuẩn khá huyền thoại, bởi chúng có khả năng biến hình, ở điều kiện khắc nghiệt chúng biến thành nha bào vô cùng chắc chắn.

Vi khuẩn clostridium botulinum thực sự không phải là sinh vật hiếm, mà ngược lại, nó tồn tại rất rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất và phân. Nước ao, nước sông hồ, thậm chí trong các hạt bụi bẩn, ở động vật đều có thể tìm thấy vi khuẩn.

Loại vi khuẩn này rất sợ axit và nhiệt, nhưng điểm yếu lớn nhất của nó là kị khí, vi khuẩn sẽ không phát triển mạnh ở những nơi có thông gió tốt, đặc biệt là môi trường đủ oxy vi khuẩn không thể hoạt động, ngược lại càng thiếu không khí và Oxy nó cảng sinh sôi nảy nở mạnh.

Các đặc điểm của vi khuẩn này:

– Ở nhiệt độ 25 – 42℃, clostrium botulinum phát triển cực tốt, nó tạo ra một lượng rất lớn độc tố.

– Môi trường pH thuận lợi từ 4,6 – 9,0.

– Ngoài khoảng nhiệt độ trên, vi khuẩn khá nhạy cảm nên rất khó để hoạt động, ở điều kiện 55 ℃ clostrium botulinum không thể phát triển và sinh độc tố nữa, nên nó biến thành nha bào có vỏ rất dày để chống đỡ lại các tác nhân bên ngoài.

– Nha bào của clostridium botulinum “cứng đầu” hơn nhiều so với nha bào của các vi khuẩn thông thường: 100℃ nha bào bị diệt sau 6 giờ; 121°C nha bào bị diệt trong hơn 30 phút; 180°C nha bào bị diệt trong 5 – 15 phút.

Với đặc tính vi khuẩn sợ không khí, sợ nhiệt, sợ axit và kiềm; đó là những điều may mắn giúp chúng ta bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách, chống lại clostrium botulinum. Nhưng đừng bao giờ quên vi khuẩn có thể tạo ra một thứ gọi là “nha bào”.

Một khi vi khuẩn trở thành trạng thái nha bào thì nó rất khó bị giết chết, không sợ đun ở nhiệt độ 100 độ, ít nhất nó phải đun ở 121 độ trong hơn 30 phút để loại bỏ các nha bào. Nếu chỉ đun nấu trong vài phút thì gần như không thể tiêu diệt nha bào.

Các triệu chứng khi nhiễm độc do vi khuẩn clostridium botulinum

Khi ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn clostridium botulinum, điều kiện thông khí trong ruột của con người không tốt, độ axit tương đối nhỏ, đó là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại, sinh sôi và phát triển gây ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau bữa ăn từ 12 – 36 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.

Các triệu chứng ban đầu khi khởi phát bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng viêm dạ dày ruột khác, nhưng lượng độc tố ít thì triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.

Độc tố của vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào các dây thần kinh sọ ngoại biên. Biểu hiện rõ nhất là tổn thương liên quan đến mắt [nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, giãn đồng tử, không phản xạ ánh sáng]. Biểu hiện các cơ hàm mặt [liệt mặt, rối loạn tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt, nói khó, nói khàn, rối loạn ngôn ngữ].

Nặng hơn nữa, các triệu chứng liên quan yếu và liệt các cơ từ thân trên xuống thân dưới. Đầu tiên là không nhấc đầu lên được. Sau đó không đứng hay ngồi dậy được. Nặng lên có biểu hiện liệt toàn thân, với trương lực cơ toàn thân giảm, tắc ruột cơ năng. Giai đoạn cuối là khó thở, rối loạn nhịp thở, tử vong ở giai đoạn này từ 30-60% do suy hô hấp. Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới [Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội], dấu hiệu nhận biết đồ hộp có thể chứa C.botulinum là các đồ hộp bị phồng [do vi khuẩn sinh hơi]. Nếu ăn phải thực phẩm này, sau 4 - 6 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như: mệt mỏi, sụp mi mắt, yếu cơ, khó nuốt, khó thở nếu liệt cơ hô hấp, nặng có thể tử vong. Bệnh này không gây nôn, tiêu chảy mất nước như các bệnh ngộ độc thực phẩm khác [độc tố tụ cầu, salmonella...].

Bệnh nhân tử vong do ngộ độc botulinum có điểm rất đặc biệt, là không cần vuốt mắt, bởi trước lúc chết mắt nhắm tịt do liệt cơ, nhưng đầu óc lại hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được hết những gì đang diễn ra xung quanh.

Các thể bệnh do C. botulinum gây ra

C. botulinum gây ra 3 thể bệnh chính. Thứ nhất là thể nhiễm qua thức ăn [foodborne botulism]. Tất cả các loại thức ăn đều có thể bị nhiễm nếu bảo quản không kỹ nhưng nguồn lây bệnh chủ yếu là qua các loại đồ hộp có độ acid thấp như đậu, ngô, củ cải đường. Thịt hộp, cá hộp cũng là một nguồn lây bệnh tiềm tàng. Vi khuẩn C. botulinum phát triển trong các loại thực phẩm nói trên, sinh độc tố và nếu ăn phải loại thức ăn này, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 18 - 36 giờ. Cá biệt, có trường hợp bệnh xuất hiện sớm sau ăn vài giờ hoặc muộn hơn, sau vài ngày.

Thể bệnh thứ hai do C. botulinum gây ra là thể ở trẻ em, chủ yếu là trẻ dưới 1 tuổi và nhất là 6 tháng đầu sau đẻ. Nguyên nhân chủ yếu là cho trẻ ăn phải thức ăn như mật ong, sữa, bột… có nhiễm C. botulinum ở dạng nha bào. Sau khi vào đường tiêu hóa, C. botulinum sẽ phát triển và sinh ngoại độc tố.

C. botulinum cũng có thể gây bệnh khi nhiễm qua các vết thương. Thể này hay gặp ở những người chích ma túy, những người bị các vết thương nhỏ nhưng không chú ý vô khuẩn đầy đủ. Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, nhân lên và sinh độc tố gây hại.

Ngoài ra, trên thực nghiệm ở khỉ, độc tố của C. botulinum cũng có thể gây bệnh nếu được hít qua phổi. C. botulinum không xâm nhập được qua vùng da lành nhưng nếu da bị tổn thương thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Xử trí và phòng ngừa thế nào?

Tất cả các trường hợp nhiễm C. botulinum cần được theo dõi sát sao tại các cơ sở y tế để theo dõi tiến triển của dấu hiệu liệt cơ. Thuốc có hiệu quả nhất hiện nay đang được sử dụng là globulin miễn dịch botulism dùng đường tiêm tĩnh mạch [Botulism Immune Globulin Intravenous Human - BIG-IV]. Kháng độc tố C. botulinum được chiết xuất từ ngựa cũng thường được sử dụng với liều từ 50.000 - 100.000 đơn vị. Khi đã có biểu hiện suy hô hấp, hết sức chú ý các dấu hiệu ho khạc, thở gắng sức bằng các cơ hô hấp phụ… để có chỉ định đặt ống nội khí quản cho thở máy. Tiên lượng của bệnh nhiễm C. botulinum thì tùy theo mức độ liệt cơ. Nếu đã liệt nhiều cơ, nhất là cơ hô hấp phải thở máy, tỷ lệ tử vong có thể tới 60 - 70%.

Để phòng nhiễm C. botulinum chủ yếu là ăn chín uống sôi, không ăn các thức ăn nghi ngờ ôi thiu hoặc cất giữ quá lâu. Không nên ăn các loại đồ hộp đã quá hạn hoặc thủng, vỡ vỏ hộp, thực phẩm trong hộp đã mốc, mất màu sắc tự nhiên hoặc đổi mùi. Việc phòng bệnh tốt nhất là cần thận trọng khi đi mua các loại thực phẩm đóng hộp. Nếu phía bên ngoài của đồ hộp bị móp méo, rỉ sắt... mặc dù còn hạn dùng cũng không nên mua vì sản phẩm đã không được bảo quản tốt. Nếu vỏ hộp có hiện tượng bị phồng lên thì phải cảnh giác vì nó đã có khả năng bị hư hỏng do nhiễm độc vi khuẩn C. botulinum, nếu ăn rất dễ gây ngộ độc dẫn đến tử vong. Trường hợp những thực phẩm đóng hộp trong điều kiện có thể dùng được, nếu có nghi ngờ, nên luộc kỹ trước khi dùng. Bên cạnh đó, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. botulinum qua các tổn thương này.

Để phòng chống ngộ độc do vi khuẩn C.botulinum, Cục VSATTP Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần giám sát, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí [thịt, cá ướp, ủ mắm...], thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí [xông khói...], lò mổ, cơ sở chế biến thức ăn, nơi bán sữa và sản phẩm sữa.

Cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước sạch cho cộng đồng, phòng tránh triệt để nguy cơ ô nhiễm phân người và phân gia súc đối với nguồn nước sạch.

Trong gia đình, nhiều người lầm tưởng tủ lạnh là nơi vi khuẩn không thể sinh sôi và phát triển. Nhưng thức ăn cho vào tủ lạnh nếu bảo quản không đúng cách và bảo quản trong thời gian không hợp lý vẫn có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn. Cần lưu ý về an toàn thực phẩm ngay trong gia đình. Khi mua hàng cần lưu ý chọn các hộp còn hạn sử dụng, hộp không bị dập nát, rách, méo, phồng dộp và có địa chỉ, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng./.

Video liên quan

Chủ Đề