Tại sao hiv không có vắc xin

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV [thường là kim tiêm]

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy [mắt hoặc miệng] với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu [ví dụ, dịch ối]

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng [bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV] về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập [ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn] và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn [ví dụ như nứt da hay khô] hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% [1: 300] sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% [1: 1100] sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng vi rút của nguồn và loại kim tiêm [ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc]. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Nguồn lây nhiễm cần được chú ý cho dù nó được biết hoặc không rõ. Nếu không biết nguồn [ví dụ: kim trên đường phố hoặc trong thùng đựng chất thải], rủi ro cần được đánh giá dựa trên các trường hợp phơi nhiễm [ví dụ: liệu phơi nhiễm xảy ra ở khu vực có tiêm chích, hay có kim tiêm đã dùng được bỏ đi trong một cơ sở điều trị nghiện ma túy]. Nếu nguồn được biết nhưng tình trạng HIV thì không, nguồn được đánh giá về các yếu tố nguy cơ HIV, và dự phòng được xem xét [xem bảng khuyến cáo dự phòng phơi nhiễm. Các đề xuất dự phòng sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu vi rút của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ ý kiến chuyên gia hoặc thử nghiệm tính nhạy cảm của thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

Cuối tháng 01/2015 vừa qua, phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới [diễn ra tại Davoo, Thụy Sỹ], Bill Gates [người sáng lập hãng Microsoft, Quỹ Bill và Melinda Gates, đang chi hàng chục triệu USD cho các nghiên cứu về Y học] bày tỏ tin tưởng rằng đến năm 2030 thế giới sẽ có được vắc xin và các loại thuốc có tác dụng mạnh để chống lại HIV và chấm dứt được đa số các trường hợp nhiễm HIV, loại vi rút đã giết chết hàng chục triệu người trên thế giới trong hơn 3 thập kỷ qua. 

Bill Gates còn nói hình ảnh rằng đây là hai “phép mầu” trong tầm tay của chúng ta và bày tỏ lạc quan rằng trong khoảng thời gian 15 năm tới chúng ta sẽ có 02 công cụ chống HIV hữu hiệu này.

Bill Gates cho rằng vắc xin là công cụ then chốt để dự phòng lây nhiễm HIV trong những nhóm dân cư dễ cảm nhiễm, trong khi đó các loại thuốc điều trị mới có tác dụng mạnh sẽ giúp chấm dứt nhu cầu phải điều trị lâu dài, suốt đời.

Theo Theguardian, ACD0215

Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng kinh niên như HIV, viêm gan B và viêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài điều trị bằng thuốc chống virus để ức chế virus.

Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.

Nhưng một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Singapore đã đưa ra hy vọng lớn lao cho một phương pháp mới điều trị bệnh được cá nhân hóa. Cụ thể là, phương pháp này sẽ sử dụng chính máu của bệnh nhân để điều trị bệnh cho họ.

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học làng Singapore [SICS] đã phối hợp chặt chẽ với các nhà nghiên cứu thuộc Mạng lưới Miễn dịch Singapore tiến hành một nghiên cứu khoa học, họ phát hiện ra rằng bạch cầu đơn nhân - một loại tế bào bạch cầu - có thể sản sinh ra phản ứng miễn dịch để khống chế virus ở bệnh nhân bị nhiễm trùng mạn tính và lợi dụng virus bị khống chế để thúc đẩy phản ứng miễn dịch của các bệnh nhân.

Bằng cách sử dụng các kháng nguyên sẵn có trong máu của bệnh nhân mắc nhiễm trùng kinh niên, phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và các khoản chi phí không cần thiết để cô lập đặc biệt protein virus từ bệnh nhân, làm sạch loại protein này và sau đó vô hiệu hóa nó để tạo ra vaccine.

Tất cả các loại protein trong cơ thể mỗi người có thể được sử dụng để điều chế ra vaccine cho từng người. Điều này cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề nan giải có liên quan đến liệu pháp vaccine hiện tại để chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính có thể được khắc phục, chẳng hạn khắc phục tính đa dạng di truyền của virus để làm ra những loại vaccine an toàn và có tác dụng tốt nhất.

Đặc biệt, phát hiện này của các nhà khoa học Singapore sẽ là hi vọng tốt đẹp dành cho người nghèo. Vì bằng cách điều chế vaccine để xác định cụ thể từng loại virus và bệnh cho từng bệnh nhân, nên việc sản xuất vaccine có thể được đơn giản hóa và chi phí ít tốn kém hơn. Nhóm nghiên cứu vui mừng chia sẻ rằng vaccine được sản xuất thông qua phát hiện này cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận phương pháp điều trị như vậy.

Vắc xin thường là một biện pháp hiệu quả đầy tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng virus mạn tính, vì vắc xin có thể loại bỏ virus một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi sản xuất những loại vaccine này, y học gặp rất nhiều khó khăn vì vắc xin có thể làm cho phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ngày càng yếu đi, hoặc không có tác dụng do tính đa dạng di truyền giữa các loại virus.

Nguồn: Báo Lao động

Phần lớn trẻ em sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV không bị nhiễm HIV. Chúng sẽ bị nhiễm bệnh từ mẹ ở thời điểm sinh nở hoặc ngay sau đó. Hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển tình trạng suy giảm miễn dịch. Vì thế, việc an toàn và hiệu quả tiêm chủng cho trẻ nhiễm HIV sẽ thay đổi theo tuổi khi tiêm và tình trạng miễn dịch.

Tiêm chủng vắc-xin là một trong những phương pháp dễ nhất để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng cũng có thể giúp trẻ bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV] - những người có nhiều khả năng mắc các bệnh có thể phòng ngừa được do hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Tiêm chủng thích hợp sẽ được thay đổi theo vị trí địa lý. Đây cũng chính là hạn chế liên quan đến tiêm chủng thông thường cho những trẻ nhiễm HIV. Nhưng với một số trường hợp ngoại lệ, tiêm chủng là an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Tiêm vắc-xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng là khác nhau và tuỳ thuộc vào bản chất của vắc-xin cũng như tình trạng miễn dịch của từng cá nhân. Hệ thống miễn dịch ở người trưởng thành phản ứng khi tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh thông qua tiêm chủng hoặc thông qua nhiễm trùng. Một đứa trẻ không được miễn dịch là chưa bao giờ tiếp xúc với kháng gây bệnh lần đầu tiên. Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch xảy ra với người nhiễm HIV có thể dẫn đến phản ứng miễn dịch không hiệu quả với tiêm chủng, nhưng phản ứng này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch tại thời điểm nhận vắc - xin. Do đó, điều quan trọng là phải chủng ngừa cho trẻ nhiễm HIV càng nhanh càng tốt để chúng có thể thực hiện các phản ứng bảo vệ trước khi hệ thống miễn dịch bị phá huỷ. Các bệnh nhân nhiễm HIV thường được xem xét tỷ lệ tế bào lympho CD4+ dưới 15% hoặc số lượng tế bào lympho CD4+ tuyệt đối thấp hơn bình thường so với tuổi, những người có tiền sử bệnh hoặc những người có biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng bị ức chế miễn dịch nặng. Còn với những bệnh nhân có số lượng tế bào lympho CD4+ từ 15-25% hoặc những bệnh nhân lớn hơn 6 tuổi với số lượng 200-500 được coi là bị thiếu hụt miễn dịch hạn chế. Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng nhưng đã được phục hồi miễn dịch bằng liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao cũng có thể đáp ứng với tiêm chủng. Do đó, bệnh nhân nên được phân loại dựa trên số lượng gia tăng số lượng CD4 để áp dụng cho tiêm chủng. Thời gian chính xác mà các tế bào lympho hoàn nguyên miễn dịch trở với đầy đủ chức năng vẫn chưa được rõ ràng, do đó nên thận trọng trì hoãn tiêm chủng sau sinh ít nhất 3 tháng để tối đa hoá đáp ứng miễn dịch.

Trì hoãn tiêm chủng sau ít nhất 3 tháng để tế bào lympho hoàn nguyên miễn dịch

Một số tác dụng phụ đã được quan sát sau khi tiêm chủng ngừa cho trẻ nhiễm HIV. Do đó, các hướng dẫn hiện hành của WHO về tiêm chủng cho trẻ em bị nhiễm HIV và trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ nhiễm bệnh HIV chỉ khác đôi chút so với các hướng dẫn chung cho trẻ sơ sinh khác. Chính sách của WHO dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm tàng của bệnh có thể phòng ngừa được ở trẻ em nhiễm HIV, về an toàn, miễn dịch vắc-xin và mức độ ức chế miễn dịch do HIV gây ra. Trẻ em bị nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV nên được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin theo các tiêu chuẩn được khuyến nghị, ví dụ như: nên tiêm thêm vắc-xin sởi vào lúc 6 tháng tuổi để bảo vệ trẻ nhiễm HIV cũng như cải thiện khả năng bảo vệ chống lại bệnh sởi. Tuy nhiên, cần xem xét một số yếu tố như:

2.1. Thời điểm tiêm chủng

Do đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin theo tuổi ngày càng tăng ở trẻ nhiễm HIV nên tiêm chủng diễn ra càng sớm càng tốt ở những trẻ sinh ra từ phụ nữ nhiễm HIV. Đối với vắc-xin viêm gan B, tiêm chủng sớm đặc biệt quan trọng vì sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính cao hơn với người lớn và trẻ em nhiễm HIV so với những người không mắc bệnh. Nên ưu tiên tiêm chủng khi sinh ở những nước có tỷ lệ nhiễm HIV ở mẹ cao hoặc những nơi có tỷ lệ lây truyền viêm gan B chu sinh cao.

2.2. Vắc-xin BCG

Hầu hết trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ nhiễm HIV đều không bị nhiễm HIV. Vắc-xin BCG sẽ cung cấp sự bảo vệ chống lại bệnh nặng cho trẻ ở những khu vực có nguy cơ mắc bệnh lao cao. Nếu chỉ có thể tiêm vắc-xin BCG cho trẻ em chưa nhiễm HIV trong tháng đầu đời, tỷ lệ biến chứng nặng từ vắc-xin này có thể giảm. Tuy nhiên, những trẻ nhiễm HIV không có triệu chứng không nên tiêm chủng ngừa BCG sống giảm độc lực. Quản lý vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh phơi nhiễm HIV dựa trên nguy cơ mắc bệnh lao. Nếu nguy cơ này cao, nên tiêm thêm vắc-xin BCG khi sinh cho trẻ nhiễm HIV theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Nếu vắc-xin BCG vẫn nằm trong lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng và nguy cơ mắc bệnh lao thấp thì không nên tiêm vắc-xin này cho trẻ nghi ngờ nhiễm HIV.

2.3. Vắc xin bại liệt

Không cần thiết hoặc cân nhắc việc sử dụng vắc-xin bại liệt bất hoạt cho trẻ sinh ra từ phụ nữ nhiễm HIV ở hầu hết các quốc gia. Một số quốc gia không có virus bại liệt trong nhiều năm, và thường sử dụng vắc-xin bại liệt bất hoạt cho trẻ nhiễm HIV. Để tránh nguy cơ mắc bệnh bại liệt do viêm khớp có liên quan đến vắc-xin, các quốc gia nơi mà loại trừ được virus bại liệt hoang dã có thể cân nhắn sử dụng vắc-xin bại liệt bất hoạt cho trẻ em nhiễm HIV.

Không cần thiết phải tiêm vắc xin bại liệt và BCG ở trẻ nhiễm HIV

2.4. Vắc-xin sởi

Trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nặng sau khi nhiễm virus sởi hoang dại. Sự cân bằng của rủi ro rõ ràng đã ủng hộ việc tiêm chủng sởi ở những khu vực dễ bị lây truyền virus sởi hoang dại. Nếu virus sởi đang lưu hành trong cộng đồng, tất cả trẻ em, bất kể tình trạng nhiễm virus HIV nên được chủng ngừa sởi. Chính sách hiện tại của WHO giải quyết thỏa đáng nhu cầu tiêm chủng sởi sớm cho trẻ em sinh ra từ phụ nữ nhiễm HIV. Mặc dù, vẫn còn thiếu bằng chứng về liều vắc-xin sởi chuẩn được tiêm cho trẻ nhiễm HIV lúc 6 tháng tuổi có khả năng dẫn đến bảo vệ kháng thể vì ức chế kháng thể của mẹ thấp và hệ thống miễn dịch vẫn chưa bị hư hại.Trong trường hợp cơ hội lây nhiễm virus sởi hoang dại gần như không tồn tại, các quốc gia có thể theo dõi tình trạng miễn dịch của cá nhân và cân nhắc việc tiêm chủng vắc-xin sởi cho những trẻ nhiễm HIV nặng. Với trẻ có mức độ vừa phải ngăn miễn dịch nên tiếp tục tiêm vắc-xin sởi.

2.5. Vắc-xin sốt vàng da

Vắc-xin sốt vàng da nên được từ chối cho những trẻ có triệu chứng nhiễm HIV cho đến khi có thêm những thông tin khác về sự an toàn sử dụng vắc-xin cho những đối tượng này.

Kích hoạt CD4+ của các tế bào lympho T theo miễn dịch có thể có khả năng làm tăng sự sao chép của HIV và dẫn đến sự tiến triển nhanh của bệnh. Một số nhưng không phải tất cả các nhà điều tra đã mô tả mức tăng huyết trương RNA HIV kéo dài vài ngày sau khi ngừa chủng bằng độc tố uốn ván, cúm, phế cầu khuẩn và vắc-xin viêm gan B. Điều quan trọng là không có nhà điều tra nào quan sát thấy sự gia tăng lượng virus HIV, giảm số lượng tế bào lympho CD4+ hoặc tiến triển của bệnh HIV sau tiêm chủng. Mặc dù, sự gia tăng số lượng virus HIV thoáng qua sau khi sử dụng độc tố uốn ván cho phụ nữ mang thai về mặt lý thuyết có thể ảnh hưởng nguy cơ lây truyền HIV ở trẻ sơ sinh, nhưng nguy cơ lan truyền là không thể xảy ra nếu tiêm vắc-xin xảy ra ít nhất 4 tuần trước khi sinh.

Tiêm vắc-xin ít nhất 4 tuần trước sinh làm giảm nguy cơ lan truyền HIV từ mẹ sang con

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang cung cấp dịch vụ tiêm chủng các loại vắc-xin ở trẻ em và người lớn. Khi thực hiện dịch vụ tiêm chủng vắc-xin tại Vinmec, Quý khách hàng có thể được hưởng một số quyền lợi như được thăm khám trước, trong và sau khi tiêm chủng để hạn chế tối đa tình trạng phản ứng sau tiêm, tuy nhiên nếu trong trường hợp có phản ứng sau tiêm, ekip trực cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ.

Đặc biệt, vắc-xin phòng bệnh tại Vinmec được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: who.int, bipai.org, wonder.cdc.gov

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề