Bệnh sún răng như thế nào

Sún răng thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Nội dung bài viết

  • 1. Hiểu rõ bệnh lý sún răng ở trẻ em
  • 2. Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?
  • 3. Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
    • 3.1 Do thói quen ăn uống
    • 3.2 Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ
    • 3.3 Do bản chất răng của trẻ
  • 4. Cách phòng tránh và điều trị sún răng ở trẻ em hiệu quả
    • 4.1 Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ
    • 4.2 Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách
    • 4.3 Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh
    • 4.4 Khám răng định kỳ cho bé

1. Hiểu rõ bệnh lý sún răng ở trẻ em

Sún răng ở trẻ em là tình trạng diện tích thân răng của trẻ bị mòn và giảm đi khá nhiều so với các răng bình thường. Hiện tượng này rất thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Khi đó răng sẽ có các đốm đen ở kẽ răng, dần lan rộng sang các răng bên cạnh làm cho răng bị vụn, men răng yếu dần và chuyển sang màu đen.

Dù sún răng ở trẻ em không gây đau đớn nhưng có thể khiến răng tụt xuống lợi, chân răng nằm sát với lợi hơn. Điều này làm phá hủy cấu trúc răng, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ.

2. Sún răng ở trẻ có nguy hiểm không?

Hiện tượng sún răng quá thường gặp nên nhiều bố mẹ không quan tâm vì cho rằng các răng vĩnh viễn mọc lên là sẽ ổn. Nhưng thực tế, nếu tình trạng sún răng kéo dài, nghiêm trọng sẽ làm trẻ bị đau răng, rụng răng và thậm chí là nhiễm trùng răng.

Khi trẻ bị sún răng, men răng sẽ dần bị ăn mòn, ngà răng lộ ra ngoài gây hiện tượng đau nhức cho trẻ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ do răng đau khiến trẻ biếng ăn và quấy khóc.

Bệnh sún răng như thế nào
Bệnh sún răng như thế nào

Sún răng khiến trẻ bị đau nhức, biếng ăn

Những chiếc răng bị sún đen không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi đang dần hình thành ngôn ngữ và giọng nói nên việc quan tâm đến cách phát âm ở trẻ là rất cần thiết. Mà bệnh lý sún răng có thể khiến trẻ nói ngọng, khó phát âm chuẩn xác, vì vậy bố mẹ cần phòng ngừa sún răng cho trẻ để không ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp sau này.

Tình trạng sún răng ở trẻ em gây nguy hiểm nhất là khi làm xáo trộn và tiến trình mọc các răng vĩnh viễn cũng sẽ bị thay đổi. Đây là trường hợp xảy ra khi sún răng nghiêm trọng, có thể bị rụng răng sớm làm sai lệch thời gian mọc răng sữa ở trẻ. Khi đó, hàm răng vĩnh viễn mọc sau này sẽ có xu hướng lệch lạc, việc mọc răng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sún răng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bố mẹ hãy quan tâm, chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm để tránh những ảnh hưởng không đáng có này.

Bệnh sún răng như thế nào
Bệnh sún răng như thế nào

Tình trạng sún răng ở trẻ em nghiêm trọng có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng và các nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

3.1 Do thói quen ăn uống

Sún răng thường gặp khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vào ban ngày và cả buổi tối trước khi đi ngủ. Chính lượng đường có trong nó là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ em. Khi chất đường bám dính lâu trên bề mặt của răng khiến lên men sinh ra axit bào mòn men răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công men răng. Từ đó làm hỏng lớp vỏ bên ngoài, rồi dần phá hỏng cấu trúc bên trong tới ngà răng và tủy răng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu canxi cũng sẽ khiến răng yếu đi, giảm sức đề kháng với các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn và nồng độ axit.

Bệnh sún răng như thế nào
Bệnh sún răng như thế nào

Đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ em

3.2 Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ

Việc vệ sinh răng miệng đều đặn cho trẻ là rất cần thiết nếu không muốn trẻ bị sún răng từ sớm. Sau khi ăn, các mảng bám thức ăn đọng lại trên bề mặt răng và không được làm sạch sẽ dẫn đến hiện tượng sún răng ở trẻ em.

3.3 Do bản chất răng của trẻ

Nếu ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phải hấp thụ các loại thuốc kháng sinh sẽ khiến hệ răng của trẻ bị yếu hơn bình thường. Hoặc khi còn nhỏ, trẻ bị đau ốm phải uống nhiều thuốc kháng sinh thì độ chắc khỏe của răng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Trẻ em bị sún răng viêm lợi phải làm sao để khắc phục?

                    Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị sâu răng trẻ em

4. Cách phòng tránh và điều trị sún răng ở trẻ em hiệu quả

Để phòng ngừa tình trạng sún răng ở trẻ em và những biến chứng mà nó mang lại thì việc quan tâm đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng là rất cần thiết.

4.1 Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ

Phương pháp phòng ngừa sún răng hiệu quả là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt thường xuyên, nhất là vào buổi tối. Các bữa ăn của trẻ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để răng chắc khỏe hơn.

4.2 Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng cần được thực hiện ngay từ khi trẻ chưa mọc răng sữa, khi đó bố mẹ nên sử dụng gạc mềm để làm sạch nướu cho trẻ. Sau khi bé mọc răng, hãy tạo thói quen đánh răng cho trẻ bằng cách chải răng giúp bé trong một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn bé tự đánh răng.

Trong quá trình đó, bố mẹ vẫn cần theo sát để đảm bảo bé đã chải răng sạch sẽ. Sử dụng loại kem đánh răng thích hợp, tốt nhất là sử dụng loại kem dành riêng cho trẻ với lượng fluoride tương ứng.

Bệnh sún răng như thế nào
Bệnh sún răng như thế nào

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng từ khi còn nhỏ

4.3 Hạn chế cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Để hạn chế tình trạng sún răng ở trẻ và các hiện tượng vàng răng, xỉn màu thì tốt nhất là bố mẹ nên tránh cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình điều trị sún răng bởi nếu sử dụng thuốc kháng sinh thì răng sẽ bị yếu khiến các phương pháp điều trị sún răng sẽ không hiệu quả.

4.4 Khám răng định kỳ cho bé

Để phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng sún răng, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám định kỳ tại nha khoa. Các nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng cho trẻ để phát hiện sún răng sớm ngay cả khi mới chớm bị. Điều này sẽ giúp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của các răng trưởng thành.

Trong trường hợp răng trẻ bị sún nặng cần phải nhổ răng thì bố mẹ cũng đừng lo lắng, vì Nha khoa Trẻ thực hiện nhổ răng với công nghệ cao nhanh chóng và êm ái, không gây đau đớn cho trẻ. Hơn nữa, ở đây có các bác sĩ thân thiện và ân cần sẽ giúp bé an tâm, hợp tác nhổ răng một cách hiệu quả.

Tham khảo: [Giải-Đáp] Răng hàm bị sâu ở bé 4 tuổi có nhổ răng được không?

Bệnh sún răng như thế nào
Bệnh sún răng như thế nào

Kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần

Nếu có thắc mắc về công nghệ nhổ răng ở Nha khoa Trẻ hoặc quan tâm đến cách chữa trị sún răng ở trẻ em hiệu quả thì hãy liên hệ với Nha Khoa Trẻ theo số hotline 0901 334 334, các bác sĩ ở đây luôn sẵn sàng giải đáp nhanh nhất cho bạn!