Bệnh tiểu đường sống được bao lâu

Tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu là một trong số nhiều trăn trở khi phát hiện bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, nhìn chung tuổi thọ của người tiểu đường thấp hơn so với người bình thường. Nhưng nếu tích cực điều trị bằng một chế độ ăn uống, luyện tập tích cực, dùng thuốc đúng cách, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sống rất thọ.

 

Người bệnh tiểu đường có thể sống rất thọ nếu biết cách

Không có một đáp án chính xác cho câu hỏi này, bởi tuổi thọ của mỗi người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo một báo cáo của tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc [Diabetes UK] thì trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ, còn đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1 là 20 năm.

Một nghiên cứu ở Canada năm 2012 cho thấy người 55 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường trung bình giảm 6 năm tuổi thọ ở nữ giới và 5 năm tuổi thọ ở nam giới.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 ở Mỹ vào năm 2014. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ cho biết, nguy cơ tử vong ở người bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với những người bình thường.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp lớn nhất gây ra các ca tử vong ở người bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng cao gây tổn thương các dây thần kinh, các mạch máu nhỏ đồng thời làm rối loạn hoạt động chuyển hóa và hoạt động của các cơ quan chính là nguyên nhân gây ra các biến chứng. Theo thống kê, các biến chứng tiểu đường thường chủ yếu khiến người bệnh tử vong là:

Biến chứng tim mạch: Đây là biến chứng gây tử vong nhiều nhất ở người bệnh tiểu đường, cụ thể có tới 68% người bệnh tiểu đường tử vong do nhồi máu cơ tim và 16% số ca tử vong do tai biến mạch máu não

Biến chứng trên thận gây suy thận giai đoạn cuối

- Biến chứng cấp tính do tăng đường huyết: hôn mê do nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu hoặc cả hai kết hợp

- Hạ đường huyết quá mức

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2

Tất cả những yếu tố tác động làm cho đường huyết tăng cao và khó kiểm soát đều có thể tác động tiêu cực tới tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2. Các yếu tố này bao gồm:

Giải pháp giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng tuổi thọ

Các nghiên cứu cho thấy bằng việc thực hiện nghiêm ngặt một chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện tích cực, cũng như sử dụng thuốc điều trị hợp lý người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh, thậm chí nhiều người còn có tuổi thọ ngang bằng hoặc hơn mức trung bình của người bình thường. Các khuyến cáo giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài tuổi thọ cũng là những lời khuyên để làm giảm và giữ cho đường huyết ở mức ổn định, bao gồm:

- Ăn uống lành mạnh: Để đường huyết không tăng cao sau ăn, nên lựa chọn nhiều rau xanh, trái cây; ăn giảm chất bột và đường có trong gạo trắng, bánh mì trắng, các loại bún, miến, phở…

 

Ăn uống lành mạnh giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

- Vận động thể chất: Các hoạt động thể chất nên được thực hiện với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút tới 1 giờ mỗi ngày bằng các hình thức như tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao…

- Sử dụng thuốc đúng cách: Thuốc điều trị là rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 để kiểm soát đường huyết tuy nhiên thuốc muốn phát huy hiệu quả thì đòi hỏi người bệnh phải sử dụng đúng liều lượng, thường xuyên, đều đặn vào đúng thời điểm như khuyến cáo.

- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm, ổn định đường huyết để từ đó ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 được bào chế với các thảo dược tự nhiên như: Tinh chất lá Xoài, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, lá Neem…

Những việc người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể thực hiện để sống khỏe và kéo dài tuổi thọ của bản thân không bao giờ là muộn. Do vậy, hay thực hiện một lối sống và chế độ điều trị tích cực ngay từ hôm nay.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn:

//www.medicalnewstoday.com/articles/317477.php

BTV Lan Anh

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm luôn là nỗi trăn trở của nhiều người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng tuổi thọ của người bệnh tiểu đường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Vì vậy, người bệnh cần biết cách sống chung khoa học với căn bệnh này để luôn vui khỏe và không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ.

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có tuổi thọ trung bình ngắn hơn người bình thường 4 - 6 năm

Đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho câu hỏi bệnh tiểu đường sống được bao lâu. Nhiều thông tin cho thấy: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ có vòng đời ngắn hơn hơn khoảng 4 đến 6 năm so với tuổi thọ trung bình của người bình thường. Kết quả này được công bố trên tạp chí y khoa “Diabetes Care” thuộc Hiệp hội Tiểu đường hoa Kỳ [ADA].

Tuy nhiên, mức tuổi thọ bị suy giảm ở người bệnh tiểu đường cũng sẽ tăng lên hoặc hạ xuống tùy theo cơ chế sinh hoạt như ăn uống, vận động, chế độ nghỉ ngơi,… 

Ở những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh như các thói quen xấu [hút thuốc, rượu bia, căng thẳng kéo dài], cùng nhiều bệnh lý nền khác sẽ khiến cho bệnh tiểu đường tiến triển nhanh và diễn biến xấu hơn. Tuổi thọ trung bình cũng có thể giảm đi từ 6 đến 7 năm so với người bình thường.

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 1

Gần đây, hiệp Hội Tiểu đường Anh quốc cũng đã công bố kết quả nghiên cứu về người bị bệnh tiểu đường sống được bao lâu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1:

  • Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ở mức trung bình khoảng 63 đến 65 năm. Như vậy, tuổi thọ của họ đã bị giảm đi khoảng 20 năm.
  • Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của y học thì tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cũng được kéo dài đáng kể. Ở nam giới tuổi thọ chỉ bị giảm khoảng 11 năm, còn ở nữ giới chỉ bị giảm khoảng 13 năm.

Ở người bệnh tiểu đường tuýp 2

So với tiểu đường tuýp 1 thì bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ cao hơn. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 chỉ ngắn hơn so với người bình thường khoảng 5 đến 10 năm tuổi. Tuổi thọ của người mắc tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ tăng lên nếu kiểm soát tốt biến chứng và có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Lý giải nguyên nhân gây giảm tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường ít nhiều sẽ bị suy giảm tuổi thọ do những biến chứng mà căn bệnh này mang lại. Chính các biến chứng nguy hiểm xảy ra ở tất cả các bộ phận của cơ thể làm cho sức khỏe bị suy yếu dẫn đến tử vong.

Một số những biến chứng nặng nề của bệnh tiểu đường mà các bạn cần lưu ý để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng thêm:

  • Các biến chứng xảy ra ở tim mạch, các bệnh võng mạc, suy thận… Có đến 68% các ca tử vong ở người bệnh tiểu đường do biến chứng tim mạch như huyết áp, đột quỵ,…
  • Các biến chứng ở thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ cũng khiến cho tuổi thọ bị suy giảm, có thể dẫn đến tử vong đột ngột như rối loạn nhịp tim, tê bì,…
  • Nhiễm trùng, vết thương lâu lành chính là biến chứng cực kỳ nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường khi bị thương sẽ rất lâu lành và tình trạng hoại tử xảy ra dần khiến cho bệnh nhân phải tháo bỏ các khớp,….

Sống chung với bệnh tiểu đường

Chính những biến chứng đã làm cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường bị suy yếu. Do đó, bản thân người bệnh và những người có người thân mắc bệnh lý này nên học cách để sống chung với bệnh khoa học nhất như:

Lối sống lành mạnh

Bạn nên duy trì những chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, tránh xa các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe. Đặt biệt hạn chế độ ăn nhiều đường, nhiều muối,… để tim và tĩnh mạch không bị ảnh hưởng xấu thêm.

Tái khám thường xuyên

Việc tái khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh và biến chứng. Do đó, nên duy trì chế độ thăm khám thường xuyên tại bệnh viện hoặc bác sĩ có chuyên môn.

Kiểm soát tốt các bệnh lý

Bạn nên chú ý theo dõi các triệu chứng của cơ thể để kiểm soát tốt các biến chứng. Nếu các biến chứng được kiểm soát tốt, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường vẫn sẽ rất cao.

Vệ sinh sạch sẽ

Ngoài những lưu ý trên, đừng quên chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi với tã người lớn SunMate nhé. Sản phẩm có khả năng thấm hút chất lỏng siêu tốc, lan tỏa đều và ngăn thấm ngược, đồng thời kháng khuẩn hiệu quả, hạn chế mùi hôi và tạo cảm giác khô thoáng tối đa cho người sử dụng.

Để mua tã SunMate bạn có thể đặt hàng online qua hai sàn thương mại điện tử lớn là Sendo, TiKi hoặc website Tã Bỉm Shop. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm của SunMate tại các siêu thị và nhiều tiệm tạp hóa trên toàn quốc. 

Như vậy câu hỏi bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm đã được giải đáp. Do đó, mọi người mà đặc biệt là người bệnh nên duy trì các thói quen sống tốt, đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát sức khỏe và nói không với bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của căn bệnh này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề