Bệnh tim có nên xông hơi

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

  • Home >>
  • Trị bệnh tim >>
  • Xông hơi có lợi cho bệnh nhân suy tim

Kết luận này được một nhóm các nhà khoa học của ĐH Toyama [Nhật Bản] công bố trên tạp chí American Journal of Cardiology.

Thường xuyên đến phòng xông hơi rất hữu ích cho bệnh nhân suy tim. Kết luận này được một nhóm các nhà khoa học của Đại học Toyama [Nhật Bản] công bố trên tạp chí American Journal of Cardiology.

Nhóm trưởng Takashi Ohori và các đồng nghiệp đã nghiên cứu tác động của nhiệt độ cao đối với hệ thống tim mạch. Nghiên cứu được tiến hành với 40 tình nguyện viên là những bệnh nhân trung niên bị suy tim mãn tính.

Thường xuyên đến phòng xông hơi rất hữu ích cho bệnh nhân suy tim

Năm lần một tuần, các tình nguyện viên dành 15 phút trong phòng xông hơi, sau đó quấn chăn quanh người khoảng 30 phút để duy trì nhiệt độ cơ thể cao trên mức bình thường. Ba tuần sau khi tiến hành thử nghiệm, chức năng bơm máu của tim những người tình nguyện được cải thiện đáng kể. Nhiệt độ cao của phòng xông hơi đã tác động tích cực đến các mạch máu trong cơ thể, làm tăng khả năng điều chỉnh huyết áp, đồng thời số lượng các tế bào gốc trong máu cũng được tăng cường.

Nhóm nghiên cứu khuyên các bệnh nhân suy tim chỉ nên xông hơi dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế

Tuy nhiên, theo khuyến nghị hiện hành của các chuyên gia tim mạch Mỹ, bệnh nhân suy tim không nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao. Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyên các bệnh nhân suy tim chỉ nên xông hơi dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế.

Hỏi: Phải chăng ai cũng có thể xông hơi, massage để thư giãn và trị bệnh?

GS-TS Dương Trọng Hiếu: Theo quan niệm của Đông y thì những người mạch cứng, nhanh, thay đổi tư thế dễ choáng, đại tiện ra máu, ho ra máu, lở ngứa ngoài da [huyết nhiệt], phụ nữ đang có kinh nguyệt, có thai, người ốm yếu, gầy gò... thì không được xông hơi. Tuyệt đối không được xông hơi cho trẻ dưới 7 tuổi. Bởi cơ thể trẻ chứa rất nhiều nước và rất cần nước để phát triển, xông hơi làm mất nước, điều đó không có lợi, thậm chí nguy hại cho trẻ.

TS Phạm Thúc Hạnh: Những người đang bị cao huyết áp, tim mạch đều phải tránh những kích thích đột ngột. Xông hơi, làm nóng cơ thể, gây giãn mạch, kích thích tim mạch hoạt động nhiều hơn nên sẽ nguy hiểm. Những người bị bệnh thận, gầy gò, sốt cao, ra huyết là những người bị thiếu nước, cần phải bổ sung nước vì vậy xông hơi sẽ làm mất thêm nước... với trẻ dưới 15 tuổi, chỉ xông hơi, mát xa khi có chỉ định của bác sĩ.

Hỏi: Một số người có thói quen ăn no, uống say rồi rủ nhau đi xông hơi, massage. Cũng có người, sau khi vận động căng thẳng như lao động nặng, đá bóng... là đi tắm hơi. Điều này có tốt cho sức khỏe?

GS-TS Dương Trọng Hiếu: Tắm hơi trong phòng kín và rất nóng sẽ gây kích thích đến tim mạch. Sau khi uống nhiều rượu, chất alcahol có trong rượu sẽ gây loạn tim mạch. Khi xông hơi sẽ bị kích thích gây loạn hơn và điều đó cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đã có người bị chết ngay trong phòng xông.

TS Phạm Thúc Hạnh: Sau lao động, luyện tập nặng không nên tắm tức thì mà nên có sự nghỉ ngơi để cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Nghỉ ngơi có thể là vài ba chục phút hoặc một vài tiếng tùy tính chất của công việc để tránh gây xáo trộn. Khi cơ thể vận động nhiều, đang ra nhiều mồ hôi tức là tỏa nhiệt nhiều cần phải bù nước, nếu tiếp tục xông hơi tỏa nhiệt sẽ làm cơ thể thiếu nước. Sau lao động, vận động, cơ thể đang nóng, gặp nước lạnh bất ngờ gây co giảm mạch đột ngột, sinh cảm mạo, đột quỵ.

Hỏi: Hiện nay, việc tắm thuốc, xông hơi để giảm béo được các thẩm mỹ viện quảng cáo khá mạnh và chị em cũng thấy rõ về sự nhẹ nhàng sau mỗi buổi thực hiện như vậy. Phải chăng xông hơi liên tục sẽ giảm được từ 2-5 kg?

GS-TS Dương Trọng Hiếu: Xông hơi thực chất là dùng thuốc đun lên để lấy hơi thuốc cho người ta hít thở và làm nóng cơ thể giúp ra mồ hôi thật nhiều để thải các độc tố. Hơi thuốc đã giúp cho cơ thể thoải mái, cộng với sự mất nước do ra mồ hôi khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm. Thực chất xông hơi không thể làm tiêu được mỡ nên không thể được coi là phương pháp giảm béo. Nếu quá lạm dụng xông hơi, cơ thể mất nước nhanh và nhiều, sẽ gây rối loạn chuyển hóa. Các chất đạm, đường, mỡ... khi chuyển hóa sẽ trở thành chất gây độc cho cơ thể. Chẳng hạn như với chuyển hóa đường C6H1206. Khi phân hủy bình thường, đường cho ta ATP + Co2 + H2O. Co2 + H2O sẽ thải ra qua đường hô hấp. ATP là năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi rối loạn chuyển hóa đường sẽ không sinh ra ATP mà sinh ra AMP hoặc ADP - đây là hai chất độc gây dị ứng, hen suyễn.

GS-TS Phạm Thúc Hạnh: Xông hơi chỉ làm mất nước chứ không giảm béo. Giảm béo được một phần chính là nhờ massage. Massage chính là bắt cơ thể vận động và giúp tiêu hao mỡ. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, còn muốn giảm béo phải kết hợp cả ăn uống và tập luyện. Tuyệt đối không được xông hơi liên tục. Nếu xông hơi liên tục cơ thể mất nhiều dương khí [năng lượng], bên cạnh đó còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Nhu cầu cấp thiết lắm thì cách ba ngày mới nên xông một lần.

Hỏi: Có một thực tế là, tại các điểm xông hơi, massage người ta đều thực hiện xông xong rồi tắm ngay [bằng nước nóng hoặc nước lạnh] trước massage, điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

GS-TS Dương Trọng Hiếu: Cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi massage thì mới đúng. Nếu xông hơi nóng thì ít cũng phải sáu tiếng sau mới được tắm.

TS Phạm Thúc Hạnh: Sau khi xông hơi tuyệt đối không được tắm lại dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước. Việc tắm lại làm cho các lỗ chân lông co bít, giữ nước, gây ứ trệ, máu huyết giảm lưu thông, khiến đau nhức cơ thể và có thể bị cảm nhiễm, đặc biệt là tạng phổi và tiêu hóa kém...

Hỏi: Có cách nào để giảm thiểu những rủi ro khi xông hơi, massage?

GS.TS Dương Trọng Hiếu: Nên có khám bệnh định kỳ để biết về bệnh tật và từ đó biết được nên hoạt động gì, ăn gì, kiêng gì. Cơ thể quá mệt yếu, bị bệnh tim mạch, huyết áp, thận hay gầy yếu thì đừng đi xông hơi. Trong lúc xông hơi cảm thấy choáng váng, khó chịu, tức thở, đau ngực thì phải ngừng và gọi bác sĩ ngay.

TS Phạm Thúc Hạnh: Trong lúc massage không nên để các kỹ thuật viên đứng lên trên và dùng gót hay các đầu ngón chân để đạp, ấn toàn lực trên các đốt sống lưng, thắt lưng, cổ vì có thể làm sai khớp, trượt khớp. Những người có bệnh thoát vị đĩa đệm, lao xương cột sống, ung thư xương... sẽ rất nguy hiểm.

Nghiên cứu được công bố trên chuyên san BMC Medicine cho thấy thường xuyên xông hơi giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở những người từ 50 tuổi trở lên.

Xông hơi giúp hạ huyết áp vì huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây tử vong.

Giáo sư Jari Laukkanen từ Đại học Đông Phần Lan cho biết: “Nghiên cứu cho thấy sử dụng phòng xông hơi thường xuyên có liên quan đến huyết áp thấp. Ngoài ra, chăm xông hơi giúp làm tăng nhịp tim bằng với nhịp tim có được từ tập thể dục ở cường độ thấp đến trung bình, yếu tố được xem là tốt cho bệnh nhân tim mạch”.

Các chuyên gia rút ra kết luận trên sau khi tiến hành khảo sát ở hơn 1.600 người có độ tuổi trung bình là 63 và theo dõi họ trong 15 năm.  

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề