Bệnh viêm cầu thận sống được bao lâu

Sau này tôi được biết [tư vấn từ một BS khác] là do trong thuốc đau lưng có “thuốc kháng viêm không steroid”. Khám ở khoa tiết niệu một BV uy tín khác thì được kết luận bị viêm cầu thận cấp. Sau 20 ngày điều trị bằng prednisone, xét nghiệm thấy niệu đạm âm tính, BS giảm liều và sau 20 ngày nữa thì dừng hẳn thuốc.

Sau đó vào các tháng 3, 7 và 10-2008 vợ tôi có dấu hiệu phù lại [phù nhẹ]. Vợ tôi tái khám lại với cùng 1 BS đã điều trị trước đó thì được chẩn đoán là hội chứng thận hư. Trong các lần tái khám đó, cứ sau 1 đợt điều trị 10 ngày bằng prednisone thì niệu đạm âm tính. BS giảm liều và 10 ngày sau đó thì dừng hẳn thuốc.

Tháng 3-2009, dù không bị phù và có hiện tượng gì bất thường nhưng vợ tôi vẫn chủ động tái khám nhưng với BS khác. Kết quả xét nghiệm:

Máu: glucose 94 mg/dL, Pro toàn phần 7.4, Albumin 3.5, Ure 23, Creatinin 0.7, Cholesterol 240 [HDL 61.3, LDL 159.9], Trigliycerit 94; Nước tiểu: Cặn Addis /NT: HC 413/phút và BC 1130/phút, Đạm niệu 24h 1.06 g/24h [V=2.5L]; Huyết áp: 12/8; ngoài ra còn một số XN khác cho kết quả âm tính như: Strongyloides, SLE, ANA.

Dựa vào kết quả trên, BS chẩn đoán vợ tôi bệnh viêm cầu thận mạn. BS kê toa IRBESARTAN 150 và MORIAMIN FORT. Tôi rất lo lắng, mong nhận được sự tư vấn của Phòng mạch Online:

1. Xin giải thích vì sao BS không tiếp tục điều trị bằng prednisone như trước đó trong khi vợ tôi đáp ứng rất tốt với thuốc này [khoảng 10 ngày là hết niệu đạm]?

2. Triệu chứng không phù khi tái khám lần 4 có phải vợ tôi đang trong tình trạng tốt hơn trước?

3. Với kết luận viêm cầu thận mạn, nếu vợ tôi tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và phác đồ điều trị của BS, bệnh có chữa dứt được không?

4. Thời gian thông thường từ lúc viêm cầu thận mạn đến bắt đầu suy thận và đến lúc chạy thận nhân tạo là bao lâu?

Nguyễn Khắc Thy

Cảm ơn câu hỏi cùng những chi tiết về tình hình bệnh của bà xã mà độc giả đã gửi.

Trước hết tôi muốn lưu ý rằng với một bệnh lý cần điều trị kéo dài, việc thay đổi bác sĩ điều trị là không nên nếu như không có lý do thật sự xác đáng.

Tôi xin trả lời theo 3 ý mà độc giả đã hỏi.

1. Xin giải thích vì sao BS không tiếp tục điều trị bằng prednisone như trước đó trong khi vợ tôi đáp ứng rất tốt với thuốc này [khoảng 10 ngày là hết niệu đạm]

Prednisone là thuốc tác dụng không chỉ lên thận, mà sẽ gây phản ứng toàn thân với liều cao như liều thuốc vợ của anh đã được dùng. Và nếu dùng kéo dài thì có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Do vậy, tùy nguyên nhân gây viêm thận mà bác sĩ điều trị sẽ dùng liều điều trị khác nhau [nếu là hội chứng thận hư thì phải dùng Prednisone ở liều cao]. Sau đó bác sĩ điều trị sẽ gia giảm liều và thời gian điều trị tùy theo đáp ứng của bệnh nhân với thuốc cũng như phản ứng của bệnh nhân với các tác dụng phụ của thuốc.

2. Triệu chứng không phù khi tái khám lần 4 có phải vợ tôi đang trong tình trạng tốt hơn trước?

Có nhiều khả năng xảy ra.

Nếu chỉ dựa vào triệu chứng là không phù thì không thể kết luận được tình trạng vợ anh tốt hơn lần trước. Cần xét đến nhiều triệu chứng để có kết luận chính xác, trong đó quan trọng là đạm niệu.

Tình trạng vợ anh được gọi là tốt hơn nếu cùng ở 2 lần hết phù, đạm niệu lần này là ít hơn lần trước. Lần tái khám thứ 4 này, kết quả đạm niệu là 1.06g/24h. Nếu lần hết phù trước đó đạm niệu nhỏ hơn 1.06g/24h thì kết quả lần này không tốt hơn mà xấu hơn.

Tương tự, nếu khi hết phù vợ anh có kết quả đạm niệu về 0g/24h, thì đạm niệu hiện tại là dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh của vợ anh tái phát.

Do vậy, nếu khi đã hết phù vợ anh không kiểm tra lại đạm niệu thì khó có thể nói là tình trạng tốt hay xấu hơn.

3. Với kết luận viêm cầu thận mạn, nếu vợ tôi tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và phác đồ điều trị của BS, bệnh có chữa dứt được không?

Bệnh thận có thể chữa dứt hay không còn tùy vào mức độ tổn thương thận, thời gian điều trị và đáp ứng của bệnh với thuốc. Vì vậy, BS chuyên khoa thận có thể trả lời câu hỏi trên của anh sau khi vợ anh được theo dõi điều trị trong ít nhất 6 tháng.

4. Thời gian thông thường từ lúc viêm cầu thận mạn đến bắt đầu suy thận và đến lúc chạy thận nhân tạo là bao lâu?

Muốn theo dõi diễn tiến bệnh có suy thận hay không, bệnh nhân phải được theo dõi đánh giá chức năng thận liên tục mỗi tháng trong 3 tháng đầu tiên từ lúc phát hiện bệnh và lúc đang điều trị. Khi bệnh đã khỏi hẳn thì vẫn phải theo dõi chức năng thận mỗi 3-6 tháng, nếu ổn định hơn thì theo dõi mỗi năm. Điều này cũng không khác với các bệnh lý mãn tính khác.

Nếu chức năng thận còn tốt, chưa suy vào lúc phát hiện và điều trị bệnh, bệnh đáp ứng với điều trị , bệnh nhân tuân thủ chặt chẽ chế độ sinh hoạt, điều trị và đạm niệu về âm tính hoàn toàn, thì có nhiều loại viêm thận mạn không tiến đến suy thận.

Trân trọng kính chào.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

TS.BS TRẦN THỊ BÍCH HƯƠNG [giảng viên nội thận BV ĐH Y dược TP.HCM]

Bệnh viêm cầu thận mạn có thể tiến triển thành suy thận gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời.

1. Thời gian để Viêm cầu thận mạn tiến triển thành suy thận

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, thận không thể thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Để biết bệnh Viêm cầu thận mạn có tiến triển thành suy thận không, trong thời gian bao lâu, bệnh nhân cần phải thực hiện các Xét nghiệm đánh giá chức năng thận mỗi tháng một lần, liên tục trong 3 tháng đầu tiên tính từ khi phát hiện bệnh và khi đang điều trị bệnh.

Đây là bệnh lý mãn tính vì thế ngay cả khi bệnh đã khỏi hẳn thì người bệnh cũng cần theo dõi đánh giá chức năng thận định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng. Nếu bệnh đã ổn định hơn thì có thể kéo dài thời gian thực hiện đánh giá chức năng thận thành 1 năm/lần.

Nếu kết quả đánh giá chức năng thận tốt, thận chưa suy vào lúc phát hiện và điều trị bệnh, bệnh đáp ứng với điều trị, bệnh nhân có chế độ sinh hoạt hợp lý, tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt, điều trị và đạm niệu về âm tính hoàn toàn thì bệnh viêm thận mạn có thể ngăn chặn nhiều loại viêm thận mạn không tiến triển thành suy thận.

Cần thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chức năng thận

Để biết được chính xác tình trạng thận, người bệnh buộc phải thực hiện sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi và kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác.

2.1. Các xét nghiệm sinh hóa

Blood Urea Nitrogen và Creatinin là hai chất được thận thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Đây là sản phẩm của quá trình cơ thể chuyển hóa đạm. Trung bình, Blood Urea Nitrogen: 6-24 mg/dL [tương đương 2,5-8 mmol/L] và creatinin: 0,5-1,2mg/dL [tương đương 45-110 mmol/L]. Trị số bình thường có thể thay đổi tùy theo từng phòng xét nghiệm. Nếu các trị số này trong máu tăng lên thì chứng tỏ chức năng thận đang xấu đi.

Để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Ở người bình thường, độ thanh thải creatinine là 70-120mL/phút. Nếu độ thanh thải creatinine giảm thì chức năng thận đang bị suy giảm.

2.2. Điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể nên một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng thận không nên bỏ qua là điện giải đồ.

  • Sodium [Natri]: Ở người bình thường, natri máu là 135 - 145 mmol/L. Người suy thận có thể mất natri qua da, đường tiêu hóa hoặc qua thận. Do đó, natri máu ở người suy thận giảm. Các biểu hiện của Giảm Natri máu chủ yếu ở hệ Thần kinh như: nhức đầu, buồn nôn, nôn, người lừ đừ, nặng hơn là hôn mê và co giật.
  • Potasium [kali]: Ở người bình thường, kali máu ở ngưỡng từ 3,5 - 4,5 mmol/L. Suy thận khiến việc đào thải kali giảm khiến kali máu ở bệnh nhân suy thận tăng. Biểu hiện cụ thể gồm: người mệt mỏi, dị cảm, cơ thể mất phản xạ dần, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.
  • Canxi máu: Ở người bình thường, canxi máu là 2,2 - 2,6 mmol/L. Người bị suy thận sẽ có canxi máu giảm và tăng phosphat. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là các dấu hiệu kích thích thần kinh cơ như: co cứng cơ, tăng phản xạ gân xương, co giật, rối loạn nhịp tim.

2.3. Rối loạn cân bằng kiềm toan

pH máu bình thường ở mức 7,37 - 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, các protein co cơ và yếu tố đông máu. Bệnh nhân suy thận sẽ bị giảm thải các axit hình thành trong quá trình chuyển hóa hoặc mất bicarbonat gây ra tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể.

Toan hóa máu gây rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim, làm tình trạng Tăng Kali máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra tình trạng toan máu được thực hiện bằng cách đo pH máu hoặc thông qua bicarbonat.

Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat.

2.4. Axit uric máu

Axit uric máu ở người bình thường như sau:

Ở nữ giới: 4,0 ± 1mg/dL [360 μmol/lít].

Ở nam giới: 5,1 ± 1,0 mg/dL [420 μmol/lít].

Tổn thương thận khiến axit uric máu tăng, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận do không thải được axit uric ra khỏi cơ thể.

Ngoài gợi ý bệnh suy thận, axit uric máu tăng còn là biểu hiện của sỏi ở hệ tiết niệu.

2.5. Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu của người lớn bình thường ở mức: 1,01 - 1,020. Giảm chức năng thận ở giai đoạn đầu sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu giảm theo. Nếu nghi ngờ suy thận, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu...

Nếu mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein thì kết quả thu được không đánh giá chính xác tình trạng tổn thương của các cầu thận, nhưng nó có tính gợi ý để bệnh nhân được chỉ định thực hiện tiếp xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

Tổng phân tích nước tiểu và và máu để đánh giá tình trạng tổn thương của thận

Định lượng protein trong nước tiểu ở mức bình thường là từ 0 - 0,2g/24h.

Protein niệu do bệnh cầu thận thường dai dẳng và lớn hơn 0,3 g/l.

Các bệnh có thể làm tăng protein niệu như: Viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc nhiễm độc hóa chất, suy thận... hoặc các bệnh lý khác có ảnh hưởng đến thận như: đái tháo đường, lupus đỏ, tăng huyết áp...

2.7. Albumin huyết thanh

Albumin Huyết thanh ở mức bình thường là khoảng từ 35 - 50 g/L, chiếm khoảng 50 - 60% protein toàn phần. Bệnh lý cầu thận cấp khiến albumin giảm mạnh.

2.8. Protein toàn phần trong huyết tương

Chỉ số protein toàn phần trong huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein toàn phần trong huyết tương là 60 - 80 g/L. Protein toàn phần giảm khi màng lọc cầu thận của các bệnh nhân bị tổn thương.

2.9. Tổng phân tích tế bào máu

Nếu bệnh nhân suy thận bị giảm số lượng hồng cầu thì bệnh nhân đó đã mắc suy thận mạn, nhất là khi giảm số lượng hồng cầu đi kèm với không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu thiếu sắt.

2.10. siêu âm bụng

Siêu âm bụng có thể phát hiện được tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Trường hợp thận bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận mạn hoặc suy thận cấp.

Ngoài ra, siêu âm bụng còn giúp phát hiện các bệnh lý đa nang thận di truyền, bẩm sinh.

Qua hình ảnh siêu âm, nếu thấy thận có kích thước nhỏ hay thay đổi cấu trúc bất thường thì có thể gợi ý mắc bệnh lý thận mạn tính.

Siêu âm bụng có thể phát hiện được tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản

Chụp CT scan bụng giúp quan sát rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu nhờ đó phát hiện chính xác tình trạng bệnh. Phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang cho phép dựng lại hình ảnh hệ tiết niệu, không những phát hiện được bệnh mà còn thấy rõ vị trí và chỉ ra nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

Chú ý, chỉ sử dụng chụp CT scan trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.

2.12. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là xét nghiệm duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận, nhìn rõ chức năng lọc máu, tỷ lệ phần trăm tưới máu, tham gia chức năng của từng thận.

Video liên quan

Chủ Đề