Tứ vị khâm sai là ai

NAG Quỳnh Nguyễn.

Mai Hoa Công Chúa chốn Thiên Cung

- 14/03 AL [đản tiệc]
- 06/12 AL [khánh tiệc]

- Khâm sai toàn cõi bốn phủ

- Giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến- Ra uy sát quỷ trừ tà- Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng- Quyền cai bản mệnh gia trung

- Chiêu Dung Công Chúa
- Mai Hoa Công Chúa

- Đền Khâm Sai, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định, nằm trong quần thể Di tích Phủ Dầy- Đền Mẫu Bát Tràng- Đền Chầu Đệ Tứ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội- Đền Chầu Đệ Tứ, xã Hà Trung, Thanh Hóa, gần đền Cô Bơ-Cô Tám

- Đền thờ Chiêu Dung Công Chúa Lý Thị Ngọc Ba và con trai út Trình Tiến, thôn Đóng Long, xã Hoà Lâm, Hà Nội

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vị Thánh Chầu thứ tư trong hàng Tứ Phủ Thánh Chầu, sau Chầu Đệ Tam Thoải Phủ, trước Chầu Năm Suối Lân.

Tranh hầu giá Chầu Đệ Tứ.
Hoạ sĩ: Trần Tuấn Long.

Bà là một trong bộ tứ khâm sai của Mẫu Liễu Hạnh, với tên hiệu là Chầu Mai Hoa.

Thần tích

Tranh vẽ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, thuộc dự án Divine Portraits - Thánh Nhan.
Họa sĩ Camelia Pham.

Có sách nói sinh quán Chầu ở đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định.

Thần tích 1[1]

Sự tích về vị anh thư này được Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính ghi chép lại trong cuốn "Di tích và đền miếu nữ danh nhân Việt Nam" như sau:

Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa [nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội]; có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành, kết hôn cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất, bà Lý Thị Ngọc thủ tiết nuôi con.

Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm nuôi ý chí yêu nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Khi các con đã khôn lớn, mẹ con bà đã vận động nhân dân trong vùng xây dựng đồn binh; ngày đêm luyện tập quân sĩ, tích lũy quân lương.

Khi nghe tin Thái thú Tô Định đem quân về đàn áp, bà và các con lãnh đạo quân sĩ chiến đấu tiêu diệt hàng trăm quân giặc. Do không cân sức, mẹ con bà đã phải lui quân về chùa Hương, khôi phục lại lực lượng. Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm, phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba - ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa; đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.

Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận. Các đạo quân tả xung hữu đột, chống trận vang trời. Quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân của Hai Bà Trưng thu phục được 65 thành. Trưng Trắc xưng vương, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công Chúa và Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công Chúa.

Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc. Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho nhân dân trong vùng làm ăn, xây dựng quê hương.

Tương truyền, vào ngày 6 tháng Chạp, trời đất bỗng mây mù kéo đến, gió cuộn lên cả một vùng sông Đáy. Người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên, gió lặng, chờ mãi không thấy mẹ con bà trở về, biết mẹ con bà đã hóa, Hai Bà Trưng vô cùng cảm kích nên lệnh cho dân trong vùng lập miếu, xây đình để thờ phụng. Kể từ đó, để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con, nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng Chạp hằng năm làm ngày giỗ, cũng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.

Thần tích 2[2]

Theo thần phả của Đại học sĩ Nguyễn Bích, soạn năm Hồng Phúc nguyên niên [1572], truyền thuyết kể về bà Lý Thị Ngọc Ba như sau: vào năm 39, 40, bà Lý Thị Ngọc Ba kết duyên cùng ông Đặng Công Thành ở Thiên Lộc, phủ Đức Quang. Sau khi có giặc ngoại xâm, ông bà trở về làng Kim Cốc sinh sống. Trong thời gian tại đây, ông bà sinh được 5 người con là: Trình Duyên, Trình Xuân, Trình Lang, Trình Khiêm, Trình Tiến.

Sau khi chồng mất, bà nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành. Năm 16 tuổi, các con của bà ai cũng có diện mạo phi thường, ứng đáp tinh thông. Ai ai cũng tiên đoán rằng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn.

Sau khi giặc Hán xâm lược nước ta, làm cho dân ta khổ sở, vì thù nhà nợ nước, bà cùng các con tụ nghĩa với Hai Bà Trưng diệt giặt. Đất nước hòa bình, Trưng Trắc xưng vương, phong Trưng Nhị là Bình Khôi Công Chúa, Lý Thị Ngọc Ba là Chiêu Dung Công Chúa, các con của bà là tiền tả, hậu hữu đại tướng quân. Bà được ban cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc, lúc sống hưởng thực ấp, lúc mất làm nơi thờ tự. Sau đó bà và các con trở về thôn Kim Cốc trên một chiếc thuyền. Trên đường về đến Đình Trung bỗng nhiên trời đất mịt mù, nổi sóng to gió lớn, gặp quân Mã Viện và chiến đấu. Sáu mẹ con đã hy sinh ở khúc sông quê hương.

Sau này khi trở về Thiên Đình, bà được giao quyền khâm sai Tứ Phủ [từ Thủy Phủ cho tới Thiên Cung], Tam Tòa, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung [vậy nên có khi người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh]. Có khi chầu lại được coi là vị chầu bà giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến, kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh ở đất Phủ Dày.

Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.

Nghi thức hầu bóng

Chầu Đệ Tứ ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu Chầu khi về đền thờ Chầu hoặc đất Nam Định [là nơi Chầu kề cận Mẫu]. Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh Chầu về chứng tòa màu vàng.

Khi ngự đồng, Chầu cầm quạt khai cuông, múa kiếm và cờ lệnh khi ra trận, múa cờ hiệu khâm sai. Cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa [điều này là do tập tục từng nơi].

Trang phục và phụ kiện

- Kiếm, cờ, quạt

- Trang phục màu vàng, tương tự như trang phục của các giá Chầu khác.

Hình ảnh

NAG Văn Đức Huy. Nguồn: Đạo Mẫu Việt Nam.

Thanh đồng Phúc Tuệ hầu giá Chầu Đệ Tứ.
NAG: Nguyen Phuong, nguồn: Phúc Tuệ.

Thanh đồng Phúc Tuệ hầu giá Chầu Đệ Tứ, dâng hương.
NAG: Nguyen Phuong, nguồn: Phúc Tuệ.

Hình ảnh tượng thờ

Tham khảo

  1. Ts. Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ Thánh ở Việt Nam", t. 853, 2016.
  2. Ts. Bùi Hùng Thắng, "Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ và thờ Thánh ở Việt Nam", t. 854, 2016.

Video liên quan

Chủ Đề