Bảo quản tắc chưng đường phèn bao lâu

Tết khao

Về nguyên liệu để chuẩn bị cho việc chưng tắc với đường phèn khá đơn giản, tất cả đều là những thực phẩm, gia vị thông dụng, phổ biến với mọi người với giá thành ở mức trung bình. Tuy vậy, trước khi ra chợ hay vẫn lên một danh sách nhỏ để không quên bất cứ thứ gì cũng như các lưu ý khi mua đối với từng nguyên liệu bạn nha.

Và những cái tên nằm trong danh sách này bao gồm:

– Tắc tươi: [hay quất]. Bạn có thể chọn quất xanh hay quất vàng đều được, miễn là không bị dập hay hỏng. Tuy nhiên, để sản phẩm tắc chưng đường phèn của bạn đẹp mắt nhất, bạn vẫn nên lựa chọn loại tắc chín vàng. Bạn mua khoảng 500 gram tắc là vừa cho một lọ dùng được khá lâu rồi.

– Đường phèn: Đường phèn có bán khá nhiều ở các cửa hàng tạp hóa hay cửa hàng đồ khô trong những khu chợ bình dân. Nếu không bạn có thể vào siêu thị để tìm mua đường có chất lượng tốt hơn. Bạn có thể chọn mua đường phèn dạng cục hay dạng bột đều được.

– Mật ong: Hiện nay có rất nhiều loại mật ong trên thị trường, tuy nhiên đứng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, bạn nên lựa chọn thật kĩ về nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu cũng như chất lượng trước khi đem về bởi giá thành cho mỗi lọ mật ong là tương đối đắt.

– Muối tinh: Chọn mua loại muối sạch, được đóng gói cẩn thận và có nhãn mác để đảm bảo vệ sinh cho chính bạn và gia đình mình.

Đó là tất cả các nguyên liệu mà bạn cần cho việc chưng tắc với đường phèn. Rất đơn giản phải không?

Hướng dẫn cách chưng tắc với đường phèn

Sau khi đã mua và kiểm tra lại đầy đủ tất cả các nguyên liệu trên, chúng ta cùng nhau trở về bếp và chuẩn bị chế biến nha. Sẽ có 2 cách chưng tắc với đường phèn đơn giản và nhanh chóng nhất:

Cách 1: Chưng kiểu truyền thống

– Rửa thật sạch tắc bằng nước lạnh. Rửa từ 2 đến 3 lần để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên vỏ tắc.

– Pha ra chậu khoảng 1 đến 2 lít nước cùng 2 – 3 thìa muối tinh rồi khuấy đều.

– Cho tắc đã rửa sạch vào chậu nước muối ngâm trong khoảng 30 phút. Bước này sẽ giúp ta tiêu diệt những vi khuẩn nhỏ trên tắc mà mắt thường không nhìn thấy được. Do món ăn này có mục đích chữa ho ở cổ họng thế nên nếu để vi khuẩn xâm nhập từ đây sẽ khiến sức khỏe của người dùng trầm trọng hơn.

– Sau thời gian trên, vớt tắc ra rổ, để ráo nước.

– Chuẩn bị dao sắc, thớt rồi lần lượt lấy từng quả tắc ra thái lát mỏng. Lưu ý là khi cắt hãy giữ lại cả hạt tắc bởi trong đó chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi và mang tới hiệu quả cao trong việc điều trị ho.

– Sau khi cắt, cho toàn bộ tắc vào một chiếc nồi cùng khoảng 200 gram đường phèn và 100 gram mật ong.

– Trộn đều hỗn hợp trên rồi để ngâm như vậy trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

– Bắc nồi lên bếp, vặn lửa ở mức trung bình hoặc nhỏ rồi dùng thìa, đũa khuấy thật đều tay để đường phèn và mật ong ngấm đều vào tắc. Cứ khuấy như vậy trong khoảng 30 phút.

– Sau 30 phút, nếu bạn có thể thấy tắc thấm đường và mật ong có màu vàng ươm đẹp mắt, nước xung quanh trong suốt và keo lại thì có thể tắt bếp và để cho hỗn hợp nguội lại.

– Sau khi nguội bạn có thể bảo quản tắc chưng đường phèn trong một lọ thủy tinh sạch và đưa vào tủ lạnh. Mỗi khi dùng, bạn múc tắc ra cốc, đổ một ít nước ấm vào và khuấy đều để uống.

Cách 2: Chưng cách thủy

– Tương tự cách làm 1, bạn vẫn phải rửa sạch tắc, ngâm tắc trong dung dịch nước muối khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, để ráo.

– Tiếp tục cắt tắc thành lát mỏng, giữ lại hạt tắc.

– Cho tắc vào một bát tô to, lần lượt cho 200 gram đường phèn và 100 gram mật ong vào tô.

– Dùng thìa hoặc đũa trộn thật đều hỗn hợp này lên.

– Chọn một chiếc nồi có kích thước lớn hơn bát tô đựng tắc và đổ một lượng nước khoảng bằng ½ chiều cao của bát tô vào nồi.

– Đặt tô chứa hỗn hợp tắc, đường phèn và mật ong đã chuẩn bị vào nồi rồi đạy nắp lại.

– Vặn lửa ở mức trung bình hoặc nhỏ rồi đun liu riu cho đến khi đường phèn và mật ong tan ra hòa quyện với tắc trở thành một màu vàng ươm hấp dẫn. Trong quá trình này, hơi nước khi sôi sẽ bốc lên và không thoát ra được do nắp nồi sẽ hấp vào tô tắc khiến mọi thứ trở nên nóng lên, tan ra và quyện lại đồng thời, trong tô cũng sẽ có một lượng nước nhất định.

– Cẩn thận nhấc bát tô ra khỏi nồi và đợi tới khi hỗn hợp hạ nhiệt, hơi ấm thì bạn có thể thưởng thức ngay, nhấm nháp và giữ tắc trong cổ họng để làm dịu cơn ho.

Bạn cũng có thể bảo quản hỗn hợp này bằng cách cho vào lọ kín và đưa vào tủ lạnh.

Và đó là 2 cách chưng tắc với đường phèn phổ biến và dễ làm nhất JAMJA’s BLOG muốn chia sẻ cho bạn. Tuy đều là những nguyên liệu rất đơn giản, bình dân thế nhưng trong đó chứa rất nhiều vitamin có lợi, mang tới các công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người. Vậy nên nếu có bạn hoặc người thân gặp vấn đề với căn bệnh ho dai dẳng hoặc đơn giản là rảnh rỗi một chút ngày cuối tuần, hãy tự tay mua sắm và chế biến một lọ tắc chưng đường phèn cho gia đình mình nhé. Chúc các bạn thành công!

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

Comments

comments

Tết khao

Quất chưng đường phèn là bài thuốc trị ho dân gian rất quen thuộc được nhiều người biết đến. Không như các loại thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể, dùng quất chưng đường phèn lại mang đến hiệu quả cao lại vừa an toàn cho cả người lớn và trẻ em nên rất được ưa chuộng.

Nếu chị em nào chưa biết đến bài thuốc này thì có thể tham khảo hướng dẫn cách làm quất chưng đường phèn để trị ho cho cả gia đình mình nhé!

Tại sao quất chưng đường phèn lại có tác dụng trị ho?

Quả quất hay còn được gọi là quả tắc được Đông y sử dụng như một vị thuốc chữa khá nhiều bệnh. Với tính ấm, quất có tác dụng trị ho, trừ đờm, thông phổi, kiện tỳ, giải uất, quất có khả năng chữa ho, trị viêm họng và các bệnh về đường hô hấp khác, hỗ trợ tiêu hóa, giải rượu, giải cảm…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, quất chứa nhiều vitamin A, B1, B11, C cùng với nhiều khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, kẽm… ngoài tác dụng chữa các bệnh đường hô hấp, quất còn rất tốt cho người bị cao huyết áp, tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch và làm sáng mắt.

Trong khi đó, đường phèn là nguyên liệu có tính bình với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát rất tốt, dùng chữa các chứng ho, làm dịu cổ họng, chữa đau đầu, chóng mặt và giúp giải nhiệt cho cơ thể. Không như đường cát, đường phèn có vị ngọt dịu rất tốt cho sức khỏe.

Kết hợp 2 nguyên liệu này trong bài thuốc quất chưng đường phèn sẽ giúp bạn trị ho, thông họng và bồi bổ cơ thể rất hiệu quả.

Cách làm quất chưng đường phèn để trị ho

Để thực hiện bài thuốc trị ho từ quất và đường phèn, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây nhé:

– Chuẩn bị:

  • 1/2kg quất tươi [quất vàng hay xanh đều được]
  • 200g đường phèn [đường phèn dạng cục hoặc dạng bột đều được]
  • 100g mật ong
  • 1 muỗng muối.

– Thực hiện:

Bước 1:  Bạn đem quất rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, sau đó rửa lại lần nữa rồi để ráo.

Bước 2: Để nguyên vỏ rồi cắt quất thành từng lát mỏng, không bỏ hạt.

Bước 3: Cho quất và đường phèn, mật ong vào nồi ngâm trong 1 tiếng. Sau đó cho lên bếp đun trên lửa nhỏ từ 30-40 phút. Trong khi chưng quất, nhớ khuấy và đảo đều để quất ngấm đường phèn và mật ong.

Bước 4: Khi quất có màu vàng đẹp, nước trong và keo thì tắt bếp để nguội.

Bước 5: Cho quất chưng đường phèn vào hũ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.

– Cách sử dụng:

Trong nhà có người bị ho, khan tiếng, đau họng, cảm sốt… thì lấy một muỗng canh quất gồm cả cái và nước pha với nước ấm để uống có tác dụng trị ho, trị cảm sốt và loại bỏ các triệu chứng viêm họng rất tốt.

Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ, bạn nên lấy nước quất pha với chút nước ấm cho trẻ uống, mỗi ngày uống 3 lần, sau 3 – 4 ngày trẻ sẽ khỏi ho và đau họng.

Ngoài ra, bạn vẫn có thể cho cả gia đình sử dụng quất chưng đường phèn thường xuyên để phòng chống các bệnh đường hô hấp cũng rất tốt. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là không nên áp dụng bài thuốc này cho những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… để tránh khiến bệnh nặng hơn nhé.

Chúc bạn thành công!

Nên Xem  : 5 Mẹo giúp bạn chữa viêm họng ngay tại nhà

Video liên quan

Chủ Đề