Bị mụn có nên ăn mì tôm

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, xét về bản chất, dầu [chất béo] cũng không phải nguyên nhân gây nóng dù theo quan điểm Đông y hay Tây y. Thực ra lượng dầu trong mì ăn liền, bao gồm luôn cả gói dầu gia vị chiếm khoảng 13-17g [trong sản phẩm 75g]. Hãy thử tưởng tượng nếu bạn ăn hết 4 miếng đậu rán thì lượng chất béo bạn nạp vào khoảng 11,3g tương đương với ăn một bát mì ăn liền. Hay lượng dầu cũng chỉ nhỉnh hơn 1g so với việc ăn một bát phở. Nên có thể khẳng định dầu mỡ trong mì ăn liền không gây nóng.

Theo chuyên gia, dầu mỡ trong mì ăn liền không gây nóng.

Trong khi đó, PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, bản thân bà cũng là một người rất thích ăn mì ăn liền. Sử dụng thường xuyên ngày nào cũng mì ăn liền là bữa ăn hơi đơn điệu, nếu chỉ có mỳ không. Không có thực phẩm nào tốt nhất kể cả món bản thân yêu thích, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Vì vậy nếu thường xuyên sử dụng mỳ ăn liền, coi nó là thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, cung cấp chất bột đường, trong gói mỳ thì có thêm chất béo, một số thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn liên tục thì chưa đủ chất xơ, vitamin, khoáng… vì vậy, mọi người nên thay đổi cách ăn mỳ ăn liền.

Vì thế, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khi sử dụng mì ăn liền, cần lưu ý nên kết hợp ăn mì với nhiều loại rau như: Mắm rau cải, lạng giá đỗ… cũng sẽ cải thiện tình trạng thiếu chất xơ, khoáng chất, để bổ sung chất đạm có thể cho thêm vài lát thịt, vài con tôm, quả trứng giúp bạn có bữa ăn cân đối hài hòa hơn.

Muốn khỏe mạnh cũng thì bạn nên duy trì chế độ ăn không chỉ đa dạng mà còn cân đối và hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu ngày 3 gói mì thì không cung đủ năng lượng cần thiết hằng ngày cho cơ thể [2,000 – 2,500kcal], đặc biệt đối với người lao động nặng và lứa tuổi đang phát triển.

Khi chúng ta lựa chọn mỳ ăn liên thường là do vội ăn ngay và luôn, giờ thêm nắm giá đỗ và rau cải thì làm sao làm được, thêm thịt và tôm lại mất thời gian chuẩn bị.

Do đó, lúc , mọi người có thể thay tạm vài bữa rau bằng quả táo, trái cây tươi như ổi có thể bù lại một phần. Với chất đạm không có tôm, thịt thì kèm ăn viên phô mai, uống hộp sữa, nhẹ nhàng nhưng có thể có bữa ăn khá thịnh soạn, khá cân đối trong điều kiện vội vàng.

Về tình trạng nổi mụn sau khi ăn mì, có thể do nhiều yếu tố và rơi vào một số trường hợp sau đây:

Thứ nhất, những người người bận rộn, thường ăn thức ăn nhanh, đồ uống sẵn như nước ngọt, nước ngọt có ga, chế độ ăn uống không hợp lý, ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Những yếu tố này đều góp phần làm rối loạn các quá trình chuyển hóa, hấp thu của thực phẩm trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các thay đổi về hormone, và có thể dẫn đến tình trạng mụn.

Thứ hai, là học sinh, sinh viên là nhóm bạn trẻ, đây là lứa tuổi các hormone giới tính đang hoạt động mạnh mẽ, cộng thêm giao lưu nhiều, ít quan tâm bảo vệ da, da mặt sẽ phải tiếp xúc nhiều với mồ hôi, bụi bẩn làm tăng nguy cơ hình thành mụn.

Đây là hai nhóm đối tượng dễ nổi mụn, chứ không phải do nóng trong người, hoặc ăn thực phẩm nóng.

Nguồn: //danviet.vn/an-mi-tom-nhieu-co-gay-nong-moc-mun-chi-chit-tren-mat-5020201991558263.htmNguồn: //danviet.vn/an-mi-tom-nhieu-co-gay-nong-moc-mun-chi-chit-tren-mat-5020201991558263.htm

Thực phẩm tốt cho não bộ, tăng sự tập trung và giảm stress

Những loại thực phẩm giàu magiê giúp giảm huyết áp

Hiểu đúng và dùng hiệu quả thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Kết hợp 2 kiểu ăn này, giảm ngay mỡ bụng, mỡ máu và nguy cơ chết sớm

sự kiện Sống khỏe

Clip: Bị xe tải tông vào đuôi container, ô tô con biến dạng kinh hoàng

Thông tin doanh nghiệp

Mì gói là một món ăn quen thuộc không chỉ với học sinh, sinh viên mà còn quen thuộc với cả dân văn phòng. Tuy nhiên, ăn mì gói quá nhiều rất dễ gây nóng trong người, dẫn đến nổi mụn. Sau đây là 3 mẹo giúp bạn ăn mì gói mà không còn lo về vấn đề này.

1. Vì sao ăn mì gói dễ gây nổi mụn?

Một trong những điều dễ thấy nhất khi ăn nhiều mì gói chính là nóng trong người, thậm chí là nổi mụn. Nguyên nhân là do món ăn này có thành phần chủ yếu là tinh bột và đạm thực vật nên ăn nhiều dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu vitamin, hơn nữa chúng cũng chứa nhiều dầu, muối nên rất dễ gây nổi mụn.

Ảnh minh họa

Bên cạnh việc nổi mụn, ăn nhiều mì gói cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe như thiếu chất, tạo gánh nặng cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, dẫn đến các căn bệnh như béo phì, tiểu đường...

2. Những điều cần làm khi ăn mì gói để không bị nổi mụn

Nên thêm rau, thịt và trứng khi ăn

Ảnh minh họa

Như đã biết, mì gói có thành phần chủ yếu là tinh bột và đạm thực vật. Nếu chỉ ăn mì không thì cơ thể sẽ thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Vì vậy, các bạn nên ăn kèm mì gói với nhiều rau, vài miếng thịt hoặc một quả trứng để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ảnh minh họa

Uống nước sau khi ăn

Bổ sung nước sau khi ăn mì gói sẽ hạn chế bớt những ảnh hưởng của lượng dầu và muối trong mì gói, làm mát cơ thể. Nhờ đó, việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp thanh lọc cơ thể, tránh nguy cơ mọc mụn.

Ảnh minh họa

Lưu ý, các bạn chỉ nên uống nước lọc hoặc nước trái cây thôi nhé, không nên sử dụng các loại nước có ga vì chúng sẽ làm gia tăng các tác hại của mì gói đấy!

Ăn trái cây sau khi ăn mì gói

Ảnh minh họa

Việc ăn trái cây sau khi ăn mì gói cũng là một cách để bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và nước. Ngoài ra, đây cũng là cách hạn chế tình trạng nóng trong người, giảm thiểu nguy cơ nổi mụn sau khi ăn mì gói. Chú ý là sau khi ăn mì khoảng 30- 45 phút, chúng ta mới ăn trái cây nhé!

Dù sao thì, lời khuyên quan trọng nhất dành cho chúng ta chính là không nên ăn mì gói quá thường xuyên, mà thay vào đó nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhé.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Video liên quan

Chủ Đề