Biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu?

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ 3o đến 26o vĩ bắc và từ 100o đến 121o kinh đông. Ngoài Việt Nam, còn có tám nước khác tiếp giáp với biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ. Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật [thủy sản], khoáng sản [dầu khí], du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới [khoảng 4,38 triệu tấn/năm], Thái Lan đứng thứ 10 thế giới [với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm], cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. Biển Đông còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan... trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.

Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.

Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Bờ biển nước ta vừa là cửa ngõ bang giao kinh tế vừa là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đều gắn kết với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, công nghiệp tàu thủy... Năm 2003, tổng GDP từ kinh tế biển và vùng ven biển ước tính đạt khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,54 tỷ USD, bằng khoảng 32,6% GDP của cả nước [GDP của năm 2003 đạt gần 336 nghìn tỷ đồng] và khu vực ven biển nước ta nuôi sống được khoảng 25 triệu người, bằng khoảng 31% dân số cả nước.

Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

  bởi nguyễn tố như

08/10/2018

Like [0] Báo cáo sai phạm

Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

ZUNIA9

Các câu hỏi mới

  • Gió tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời kì nào?

    A. Mùa hạ và mùa thu

    B. Mùa đông và mùa xuân

    C. Mùa xuân và mùa thu

    D. Mùa hạ và mùa xuân

    29/10/2022 |   0 Trả lời

  • Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ đâu?

    01/11/2022 |   1 Trả lời

  • Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do đâu?

    31/10/2022 |   1 Trả lời

  • Chính sách kinh tế của nước ta là gì?

    31/10/2022 |   1 Trả lời

  • Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là gì?

    31/10/2022 |   1 Trả lời

  • Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?

    A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.

    B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

    C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

    D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

    31/10/2022 |   1 Trả lời

  • Bộ phận nào của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?

    06/11/2022 |   1 Trả lời

  • Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất như thế nào?

    07/11/2022 |   1 Trả lời

  • Do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có nền nhiệt như thế nào?

    06/11/2022 |   1 Trả lời

  • Nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới là do đâu?

    06/11/2022 |   1 Trả lời

  • Nước ta có vị trí địa lý như thế nào?

    06/11/2022 |   1 Trả lời

  • Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có khí hậu ra sao?

    07/11/2022 |   1 Trả lời

  • Đường bờ biển nước ta có chiều dài bao nhiêu?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia lần lược là bao nhiêu?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Phần đất kiền của nước ta nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí nào?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp với biển?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành phố nào?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Bộ phận nào của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất gì?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm ở múi giờ thứ mấy?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc là bao nhiêu km?

    15/11/2022 |   1 Trả lời

  • Trên biển vĩ độ nước ta kéo dài đến bao nhiêu độ vĩ tuyến?

    14/11/2022 |   1 Trả lời

  • Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính nào?

    Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính nào

    18/11/2022 |   0 Trả lời

  • Tại sao lại gọi là đai cận nhiệt đới hạ thấp?

    tại sao lại gọi là đai cận nhiệt đới hạ thấp

    18/12/2022 |   0 Trả lời

  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy Đông Triều thuôc̣ miền địa lí tự nhiên  nào sau đây?

    Bao nhiêu vùng lãnh thổ tiếp giáp với Biển Đông?

    Biển Đông là một biển nửa kín, Rộng khoảng 3,4 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc [bao gồm cả Đài Loan], Phi-líp-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Thái lan, Căm-pu-chia và Xinh-ga-po.

    Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29 Biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

    Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan.

    Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

    Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km.

    Có bao nhiêu quốc gia trọng khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Biển Đông?

    Biển Đông là biển nửa kín ở Thái Bình Dương và được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Trung Quốc. Đời sống cư dân và sự tăng trưởng kinh tế của các nước này dựa rất lớn vào việc khai thác các nguồn lợi của các vùng biển.

Chủ Đề