Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng tốt nhất nước ta là

Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12. Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung trong SGK địa lí từ trang 58 đến 61. Các câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh vấn đề Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, tài nguyên đất và các loại tài nguyên khác. Bài tập Câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo nội dung logic như trong SGK địa lí 12, có đáp án.

Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 phần 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

a. Tài nguyên rừng

* Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng của nước ta

A. Trồng rừng trên đất trống đồi trọc.

B. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có.

Câu 2: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng phòng hộ của nước ta

A. Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

B. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học.

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. Nâng cao độ che phủ rừng lên 45-50%, vùng núi dốc 70-80%.

Câu 3: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất của nước ta

A. Bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

B. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học.

C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. Nâng cao độ che phủ rừng lên 45-50%, vùng núi dốc 70-80%.

Câu 4: Biểu hiện nào cho thấy tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm?

A. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp.                                       

B. Độ che phủ rừng giảm mạnh.

C. Phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.                    

D. Diện tích rừng tự nhiên ít.

Câu 5: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm.

B. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và phòng chống ô nhiễm môi trường.

C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm.

D. Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững.

Câu 6: Đâu không phải là hệ quả tất yếu của việc khai thác rừng bừa bãi ở nước ta hiện nay?

A. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi.                                              

B. Đất nông nghiệp ngày càng mở rộng.

C. Sự suy giảm tài nguyên rừng.

D. Mực nước ngầm bị hạ thấp.

b. Đa dạng sinh học

Câu 7: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta

A. Giao đất, giao rừng cho người dân.

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.

Câu 8 [TH]: Đâu không phải là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.

C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

D. Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân làm suy giảm sự đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.

B. Sự khai thức tài nguyên sinh vật một cách quá mức.

C. Do nguy cơ hoang mạc hóa ngày càng tăng.

D. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông và ven biển.

Câu 10: Loài có số lượng suy giảm nhanh chóng nhất ở nước ta hiện nay là

A. thú.                        

B. chim.                      

C. cá.                          

D. bò sát lưỡng cư.

Câu 11: Mục tiêu ban hành Sách đỏ Việt Nam là

A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

B. kiểm kê các loài động, thực vật theo thời gian

C. bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

D. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.

Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 phần 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

Câu 1 [NB]: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta

A. Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

B. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chống thoái hóa, bạc màu.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi: làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá…

D. Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm tài nguyên đất.

Câu 2: Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồng bằng nước ta

A. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

B. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi: làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá…

D. Áp dụng hình thức canh tác nông – lâm kết hợp.

Câu 3: Trong hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng, diện tích rừng hiện nay của nước ta chủ yếu là

A. rừng trồng.

B. rừng đặc dụng.

C. rừng mới phục hồi.

D. rừng ngập mặn.

Câu 4: Giải pháp hữu hiệu để chống xói mòn đất ở vùng đồi núi của nước ta là

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. áp dụng tổng thể các biện pháp nông – lâm kết hợp.

C. đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.

Câu 5: Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. áp dụng tổng thể các biện pháp nông – lâm kết hợp.

C. đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.

Câu 6: Tài nguyên đất ở nước ta gồm 2 loại chủ yếu là

A. đất phù sa và đất xám bạc màu.

B. đất phù sa và đất feralit.

C. đất đỏ bazan và đất cát pha.

D. đất đỏ bazan và đất xám bạc màu.

Câu 7: Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng của nước ta là

A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.

B. chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

C. khai hoang mở rộng diện tích.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.

Câu 8 [TH]: Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở vùng trung du và miền núi nước ta?

A. Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

B. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi: làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá…

D. Áp dụng hình thức canh tác nông – lâm kết hợp.

Câu 9: Nguyên nhân làm cho diện tích đất trống, đồi trọc của nước ta trong những năm gần đây giảm mạnh

A. Do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ và trồng rừng.                                                

B. Quản lí chặt chẽ đất đai.

C. Khai hoang mở rộng diện tích.                                         

D. Tăng cường công tác thủy lợi.

Câu 10: Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồng bằng của nước ta?

A. Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

B. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chống thoái hóa, bạc màu.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi: làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá…

D. Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm tài nguyên đất.

Câu 11: Nhận định nào không đúng với hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta?

A. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, khoảng 0,1 ha.

B. Diện tích đất trống, đồi trọc ở nước ta có xu hướng giảm mạnh.

C. Diện tích đất thổ cư và chuyên dùng có xu hướng ngày càng giảm.

D. Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng không nhiều.

Câu 12: Nguyên nhân cơ bản làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta là

A. do nhu cầu phát triển kinh tế.                               

B. do trình độ công nghệ lạc hậu.

C. do việc khai thác bừa bãi.                                     

D. do chi phí khai thác lớn.

Câu 13: Với trình độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, loại tài nguyên có vị trí quan trọng là

A. Đất.           

B. Khí hậu.                             

C. Khoáng sản.                      

D. Sinh vật.

Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 phần 3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác

Câu 1: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở nước ta

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm.

B. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và phòng chống ô nhiễm môi trường.

C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm.

D. Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững.

Câu 2: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm.

B. Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và phòng chống ô nhiễm môi trường.

C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị nguồn tài nguyên, tránh gây ô nhiễm.

D. Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững.

Câu 3: Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên của nước ta hiện nay có mối quan hệ mật thiết với

A. trình độ phát triển khoa học kĩ thuật.                    

B. tốc độ gia tăng dân số.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế.                                               

D. quá trình đô thị hóa.

Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 phần 4. Câu hỏi trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 phần Sử dụng Atlat ĐLVN và bảng số liệu

Câu 1 [VDT]: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam [trang 12], cho biết vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc ranh giới hành chính tỉnh [thành phố] nào của nước ta?

A. Quảng Bình.                   

B. Quảng Nam.

C. Kon Tum.

D. Gia Lai.

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta qua một số năm. [Đơn vị : triệu ha]

Năm 1943 1975 1983 1990 1999 2005
Tổng diện tích rừng 14,3 9,6 7,2 9,2 10,9 12,7
Rừng tự nhiên 14,3 9,5 6,8 8,4 9,4 10,2
Rừng trồng 0,0 0,1 0,4 0,8 1,5 2,5

              Nhận định đúng nhất là

A. tổng diện tích rừng liên tục tăng.

B. diện tích rừng trồng liên tục tăng.

C. diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy thoái.

D. diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam [trang 12], cho biết các vườn quốc gia Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên thuộc vùng nào của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.                               

B. Trung du miền núi Bắc Bộ.           

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.            

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam [trang 11], cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất phù sa sông.               

B. Đất phèn.               

C. Đất mặn.                

D. Đất cát biển.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam [trang 12], xác định vị trí các vườn quốc gia của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam

A. Cúc Phương, Bến Én, Pù Mát, Phong Nha – Kẽ Bàng                                  

B. Cúc Phương, Pù Mát, Phong Nha – Kẽ Bàng, Bến Én.                                 

C. Cúc Phương, Phong Nha – Kẽ Bàng, Bạch Mã, Bến Én.                               

D. Cúc Phương, Bến Én, Bạch Mã, Pù Mát.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam [trang 12], cho biết vườn quốc gia Côn Đảo trực thuộc tỉnh [thành phố] nào của nước ta?

A. Bà Rịa – Vũng Tàu.          

B. Thành phố Hồ Chí Minh.              

C. Cà Mau.                 

D. Sóc Trăng.

Câu 7: Trong các loại đất cần phải cải tạo ở nước ta hiện nay, loại đất cơ diện tích lớn nhất là

A. đất phèn.                           

B. đất mặn.                 

C. đất cát biển.                       

D. đất xám bạc màu.

Câu 8: Đối với nước ta hiện nay, sự phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng là cơ sở để phát triển

A. các ngành sản xuất chuyên môn hóa.

B. quy mô sản xuất công nghiệp.

C. nguồn nguyên liệu chế biến và xuất khẩu.

D. sản xuất hợp lí và có hiệu quả.

Câu 9 [VDC]: Cho bảng số liệu : Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta

[Đơn vị : triệu ha]

Năm 2005 2010
Đất rừng 12,7 13,5
Đất nông nghiệp 9,4 8,9
Đất thổ cư và chuyên dùng 5,67 6,1
Đất chưa sử dụng, hoang hóa 5,35 4,62

              Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích đất phân theo mục đích sử dụng của nước ta năm 2005 và 2010 là

A. biểu đồ hình cột.                                                   

B. biểu đồ hình tròn.

C. biểu đồ kết hợp cột, đường.                                  

D. biểu đồ miền.

Câu 10: Loại đất feralit nào chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất feralit ở vùng đồi núi nước ta?

A. Đất feralit trên đá trầm tích.                                 

B. Đất feralit trên đá biến chất.         

C. Đất feralit trên đá mac ma axit.                            

D. Đất feralit trên đá mac ma bazơ.

Câu 11: Ở vùng Duyên hải miền Trung, loại đất phổ biến nào sau đây có thể khai thác thành các vùng nuôi trồng thủy sản?

A. Đất mặn.                           

B. phèn.                      

C. Đất cát.                              

D. Đất xám bạc màu.

Câu 12: Trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, biện pháp hữu hiệu nhất để sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất là

A. trồng rừng để chống xói mòn, xâm nhập mặn.     

B. cải tạo đất kết hợp với làm tốt công tác thủy lợi. 

C. xây các hồ chứa để dự trữ nước vào mùa khô.

D. tận dụng phù sa sông để cải tạo đồng ruộng.

Trên đây ad đã sưu tầm, tổng hợp, biên soạn và giới thiệu đến các bạn hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm bài 14 địa lí 12 – Sử dụng và bảo vệ TNTN. Nếu thấy có ích thì hãy ủng hộ ad nhé.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề