Cho trẻ bú bao lâu là tốt nhất

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nuôi con là quá trình khiến mẹ quay cuồng với câu hỏi nên – không, đúng – sai. Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng khiến nhiều mẹ đau đầu.

Cai sữa là việc bạn ngưng cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác. Đôi khi, thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ việc ngưng bú bình, nhưng đa phần là chỉ việc ngưng bú sữa mẹ. Thế nhưng nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào thì cai sữa là tốt nhất? Cai sữa liệu có làm cho tình cảm giữa mẹ và bé trở nên mỏng manh hơn?

Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào?

Cho bé bú bao lâu thì cai sữa? Cho trẻ bú mẹ đến mấy tuổi? Bé nên bú mẹ đến mấy tháng thì tự tin lớn khỏe? Đây là băn khoăn rất thường gặp của mẹ bỉm, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Theo các chuyên gia, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn. Những người xung quanh có thể khuyên bạn cai sữa cho bé, nhưng điều này chưa chắc đúng. Việc chọn thời điểm cai sữa cho bé tùy thuộc vào bạn, khi nào bạn cảm thấy bé đã sẵn sàng thì hãy bắt đầu.

  • Cai sữa sẽ được thực hiện dễ dàng nếu bé không còn hứng thú với sữa mẹ nữa. Điều này có thể xảy ra khi bé bắt đầu ăn giặm [khoảng 4 – 6 tháng]. Một vài bé thích ăn giặm hơn bú sữa mẹ trước 12 tháng, sau đó bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác và tự uống sữa bằng ly.
  • Bé từ 1 – 3 tuổi thường hiếu động. Vì vậy, việc ngồi yên để bú sữa mẹ dường như là không thể. Nếu bé cưng không còn hứng thú bú sữa nữa thì đây là lúc mà bạn nên cai sữa cho bé.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé sau khi hết chế độ nghỉ thai sản hoặc khi cảm thấy đây là thời điểm bé nên cai sữa. Nếu bé không chịu, bạn hãy giảm bớt từ từ số lần cho bé bú.

Nếu nguyên nhân cai sữa xuất phát từ mẹ thì việc cai sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này phụ thuộc vào tuổi của bé cũng như cách mà bạn thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ngưng bú một cách đột ngột bởi việc này sẽ khiến bé dễ bị tổn thương cũng như khiến ngực bạn dễ bị nhiễm trùng và tắc ống dẫn sữa.

Cai sữa cho bé không phải là việc dễ dàng. Ngoài băn khoăn nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là tốt nhất thì nhiều mẹ cũng thấy lo ngại khi đối mặt với những khó khăn trong quá trình cai sữa cho con. Để việc “chuyển giao” diễn ra dễ dàng, bạn có thể thử các mẹo sau:

  • Ngưng cho bé bú sữa mẹ, thay vào đó hãy cho bé bú bình hoặc uống sữa bằng ly. Bạn hãy quan sát xem bé sẽ phản ứng như thế nào và thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất [nếu bé hơn 1 tuổi].
  • Giảm số lần cho bé bú trong vài tuần để bé có thời gian thích ứng. Bên cạnh đó, theo cách này, lượng sữa mà bạn tiết ra mỗi ngày cũng giảm. Điều này sẽ giúp vú không bị căng sữa, ít có nguy cơ bị viêm vú.
  • Rút ngắn thời gian bú của bé. Nếu bé thường bú mỗi lần 10 phút, bạn hãy giảm xuống còn 5 phút nhé.
  • Tùy vào tuổi của bé mà bạn hãy chuẩn bị cho bé những bữa ăn nhẹ phù hợp như nước sốt táo không đường hoặc một ly sữa [bé dưới 6 tháng tuổi sẽ không ăn được thực phẩm dạng rắn]. Bạn hãy cho bé ăn thêm một số thực phẩm trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi.
  • Trì hoãn việc cho bé bú và chuyển hướng sự chú ý của bé. Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu bé lớn hơn và bạn có thể giải thích lý do với bé. Nếu bé đòi bú, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng những hoạt động khác.
  • Nếu bé muốn bú vào buổi chiều, hãy nói với bé rằng bé phải đợi đến lúc đi ngủ.
  • Để việc chuyển đổi sữa mẹ sang sữa công thức dễ dàng, bạn có thể nặn một vài giọt sữa mẹ cho vào miệng bé trước khi cho bé bú bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa mẹ vào bình và cho bé bú.

Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng khi cho bé ngưng bú mẹ?

Những bé bú sữa mẹ hoàn toàn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà sữa mẹ không thể cung cấp như vitamin D. Nếu bạn ngưng cho bé bú trước một tuổi, bạn vẫn cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột có bổ sung chất sắt. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cần cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen và những đặc điểm khi bú của bé. Hãy xem lần đầu cho con bú như là khi bạn chạy marathon vậy. Một số bé có thể mất đến 45 phút để bú [mặc dù thời gian trung bình là 20-30 phút]. Vì vậy, bạn không nên bắt bé ngừng bú sau khi đã bú được 15 phút ở 1 bên. Hãy chờ cho đến khi bé có vẻ đã sẵn sàng ngừng bú thì đưa cho bé vú còn lại, nhưng đừng ép buộc bé.

Lý tưởng nhất là một trong hai vú của bạn được bé bú cạn. Tuy nhiên, vú bạn không bao giờ thực sự cạn kiệt mà chỉ tạm hết sữa mà thôi. Điều này còn quan trọng hơn việc bé bú từ hai bên vú vì chỉ khi như vậy, bạn mới có thể chắc chắn bé bú được sữa thực sự [sữa có chứa nhiều chất béo] chứ không chỉ là sữa kỳ đầu.

Đau núm vú và thời gian mẹ bầu nên cho bé bú trong bao lâu?

Việc chia thời gian cho bé bú thành từng khoảng thời gian ngắn [khoảng 5 phút cho mỗi bên vú] và chia làm nhiều lần từng được cho là sẽ ngăn ngừa đau núm vú vì nó sẽ giúp vú bạn dần quen với việc cho con bú. Tuy nhiên, đau núm vú lại là kết quả của việc cho bé bú không đúng tư thế. Miễn là tư thế bú của bạn và bé chính xác thì bạn không cần phải hạn chế thời gian bú của bé.

Bạn nên kết thúc thời gian bú bằng cách nào?

Cách tốt nhất để kết thúc một lần cho bú là đợi cho đến khi bé nhả núm vú ra. Nếu bé không chịu buông [có bé thường ngủ quên luôn khi đang bú], bạn biết khi nào nên kết thúc nhờ sự thay đổi nhịp mút từ mút và nuốt liên tục xuống thành mút nhiều lần rồi mới nuốt. Thông thường, bé sẽ ngủ sau khi bú hết một bên và tỉnh dậy để bú bên còn lại hoặc ngủ luôn cho tới lần bú tiếp theo. Hãy bắt đầu lần bú tiếp theo bằng bên vú chưa bú lần trước hoặc bên còn nhiều sữa. Để ghi nhớ, hãy đánh dấu bên đã cho bú bằng các thít lại dây áo ngực hoặc nhét miếng đệm hay khăn giấy vào trong bên áo ngực đó. Các miếng đệm sẽ hút sữa bị rò rỉ từ bên vú mà con bạn chưa bú và bên vú này có thể sẽ bị trào sữa khi bị ứ sữa quá lâu.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về việc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề