Biến thái nhân cách là gì

1. Những kẻ giết người hàng loạt thường bị rối loạn nhân cách

Theo Cục điều tra Liên bang Mỹ [FBI], đa phần những kẻ giết người hàng loạt đều mắc chứng rối loạn nhân cách. Thường là bệnh thái nhân cách [psychopathy] hoặc chống đối xã hội. Sự khác biệt giữa hai tính cách này chính là bản tính và nuôi dưỡng: Một kẻ thái nhân cách được sinh ra theo cách, sự kiểm soát xung lực và các trung tâm cảm xúc của não kém phát triển. Ngược lại, đối với nhóm chống xã hội thường được dung nạp theo thời gian, nó thường phát triển ngay từ thời thơ ấu, đương sự bị ngược đãi hoặc bỏ bê. Điều này không có nghĩa, kẻ giết người hàng loạt là mất trí và để có thể bị coi là mất trí tội ác, người ta chứng minh được rằng khi phạm tội, chúng không thể nhận ra khác biệt giữa đúng và sai. Kẻ giết người hàng loạt biết rất rõ sự khác biệt giữa đúng và sai, nhưng lại không thèm quan tâm.

Kẻ giết người hàng loạt còn là nhóm người rối loạn nhân cách chống xã hội và không quan tâm “đúng và sai”, thường có những nhân cách biến thái như thiếu thái độ hối lỗi, lười biếng hoặc lôi kéo, và bốc đồng. Nhưng điều quan trọng cần lưu tâm là các hành vi xã hội của kẻ giết người hàng loạt. Cần cảnh giác với nhóm có rối loạn nhân cách, chống lại xã hội mặc dù họ sống sát nách hoặc có những cảm tình nhất định.

2. Kẻ giết người hàng loạt có hành vi trấn lột

Trong cuốn Real-Life Monsters [Những quái vật đời thường], nhà điều tra tội phạm người Mỹ Stephen J. Giannangelo gọi hành vi “bình tĩnh và có mục đích” của một kẻ giết người hàng loạt là “gây hấn trấn lột”, nếu so sánh nó với hành vi hung hăng của động vật ăn thịt. Động vật săn mồi giết chết để đáp ứng nhu cầu, không có bất kỳ cơn thịnh nộ đằng sau hành động. Còn kẻ giết người hàng loạt giết chết đối phương và nghĩ rằng anh ta cần cướp đoạt, trong khi đó những kẻ giết người khác, giết người là do bị kích động.

Một người có “cá tính hung hăng trấn lột” tin rằng người khác thấp kém hơn mình, điều này làm cho anh ta dễ dàng biện minh cho việc làm tổn thương. Những kẻ giết người hàng loạt không có sự đồng cảm của con người bình thường, nhưng lại giả vờ rất giỏi, vì vậy mọi người cần tỉnh táo để nhận biết sự đồng cảm giả tạo khi tiếp cận. Có nhiều khả năng, nếu bản năng mách cho bạn biết bạn đang đối mặt với biểu hiện đồng cảm, hay tình yêu hoặc mối quan tâm giả tạo, thì rất có thể bản năng mách bảo cho bạn cần đè phòng trước mối nguy đang tớin gần.

3. Kẻ giết người hàng loạt thiếu sự đồng cảm và không hề hối hận

Các rối loạn tâm lý hoặc lạm dụng trẻ em có thể khiến con người ta quay lưng chống lại loài người. Đối với người có tiềm năng gây bạo lực, thì đây lại là một “đồng minh” khủng khiếp và thường là thiếu sự đồng cảm. Theo Steven Reddy, chuyên gia tâm lý ở Đại học Luật Duquesne, lạm dụng thời thơ ấu không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến mất kiểm soát mà thiếu thốn đồng cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Nhóm người này có rất ít tình bạn để học hỏi và phát triển cảm giác đồng cảm mà mọi người bình thường vẫn có. Thiếu sự đồng cảm kết hợp với bệnh lý là một sự kết hợp chết người dẫn đến những hành động thiếu kiểm soát, giết người hàng loạt để trả thù đồng loại.

Theo nghiên cứu của Đại học Radford về thời thơ ấu của 50 kẻ giết người hàng loạt, phát hiện thấy 68% trong số này trải qua “hành vi ngược đãi”, cả về thể chất, tình dục, tâm lý, lẫn bỏ mặc. Nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy những số liệu tương tự, thậm chí còn có báo cáo cho rằng 100% kẻ giết người hàng loạt đã bị lạm dụng thời thơ ấu. Theo David Hosier, chuyên gia phục hồi chấn thương ở trẻ em, lạm dụng tâm lý nói riêng có ảnh hưởng chặt chẽ với hành vi của trẻ trong tương lai, trẻ em bị làm nhục hoặc bị trừng phạt thường phát triển xu hướng tàn ác, đây là hậu quả trực tiếp của sự lạm dụng khi còn nhỏ gây ra. Việc bỏ bê chăm sóc cũng là một yếu tố gây tổn thương, mất đồng cảm và dẫn đến chống đối, căm thù xa hội khi trưởng thành.

Trong cuốn Serial Murder và Psychology of Violent Crime của tác giả Richard N. Kocsis, kẻ giết người hàng loạt hầu như không cảm thấy hối hận trước sự tàn bạo mà chúng gây ra, không thấy tồi tệ, miễn là thành công. Thiếu ân hận liên quan đến thiếu đồng cảm là một trong những cá tính của kẻ giết người. Một khi không đồng cảm hoặc đau đớn, thì không cảm thấy hối tiếc về nỗi đau của một người khác, kể cả tính mạng của họ.

4. Kẻ giết người hàng loạt cố gắng lấp đầy một khoảng trống cảm xúc

Theo nhà tâm lý học người Mỹ, Marcia Sirota, những người tham gia vào các hoạt động ích kỷ hầu như luôn luôn cố gắng lấp đầy một khoảng trống cảm xúc. Sở dĩ họ làm như vậy là do thiếu thốn tình yêu và tình cảm từ khi còn nhỏ, hoặc đang cố gắng bắt chước hành vi của người lớn. Những kẻ giết người hàng loạt thường được mô tả là “trống rỗng tình người và không có khả năng hình thành những mối quan hệ cá nhân có ý nghĩa”.

Những kẻ giết người hàng loạt có chung cá tính như nhóm người nghiện ma túy. Theo đó, nhóm người này muốn tìm kiếm một số trải nghiệm cảm xúc thay cho trải nghiệm tình cảm mà họ không có, thường là các mối quan hệ với những người khác. Có mối quan hệ lành mạnh với người khác là một thành phần quan trọng của sức khỏe tâm thần, điều làm làm cho chúng ta trở thành con người theo đúng nghĩa. Nhưng ở nhóm rối loạn nhân cách, giết người hàng loạt thì không hề  có. Thật thú vị, nhiều tỷ phú giàu “nứt đố đổ vách” đôi khi cũng rơi vào nhóm “trống vắng tình cảm”. Việc theo đuổi tiền bạc giống như theo đuổi ma túy khiến họ thiếu vắng tình cảm và cố gắng làm đầy nhu cầu tình yêu và tình cảm cho bản thân.

5. Kẻ giết người hàng loạt thường thuộc nhóm nghiện

Hầu hết nhóm người này có “tính cách nghiện” như nghiện điện thoại di động, thuốc lá, rượu, hoặc các chất ma túy. Ở người bình thường, tính cách nghiện thường không gây hại cho người khác. Nhưng những kẻ giết người hàng loạt nếu nghiện, kết hợp với những phẩm chất như tự yêu mình, trống rỗng cảm xúc, không hối hận, chống xã hội thì không hiểu hệ lụy sẽ đi đến đâu?.

Nhà tâm lý học và nhà tội phạm Craig Traube, người Mỹ, cho rằng sự chồng chéo nguy hiểm giữa rối loạn nhân cách và nghiện ngập rất nguy hiểm. Nghiện khi lên cơn sẵn sàng làm mọi việc mà không hề thấy sợ. Những kẻ giết người như Israel Keyes được mô tả là có cá tính “nghiện giết người” và nghiện các loại ma túy, hậu quả những phụ nữu rơi vào tay kẻ giết người mất hết tính này khó bề thoát khỏi, trong đó yếu tố nghiện được xem là đồng minh rất gần với hành vi tội ác.


Nếu những đặc điểm này đúng với bạn, rất có thể bạn mắc chứng thái nhân cách [psychopath]

Thái nhân cách không được thừa nhận là rối loạn tâm thần theo đúng nghĩa. Ấn bản thứ năm của cuốn “Chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tâm thần” [DSM-5] đề cập đến đây như một dạng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội [Antisocial Personality Disorder], nhưng thứ ta gọi chung chung là “thái nhân cách” lại đề cập đến một tính cách trong thứ được gọi là “bộ ba tính cách đen tối”.

Bộ ba đen tối gồm 3 tính cách là tự luyến, thái nhân cách và chủ nghĩa xảo quyệt [Machiavellianism], tất cả đều có xu hướng hướng đến hành vi ác ý và gian tà, có thể được phát hiện trong dân số thông thường hoặc cận lâm sàng [subclinical - chưa đủ điều kiện kết luận lâm sàng là có bệnh]. Bạo dâm sau đó được bổ sung thành đặc tính thứ tư trong “bộ tứ đen tối”.

Trong văn hóa đại chúng, những kẻ thái nhân cách thường được miêu tả như những kẻ giết người hàng loạt. Nhưng trong thực tế, chỉ một số kẻ thái nhân cách là tội phạm chứ nói gì là giết người hàng loạt. Họ có thể là những CEO thành công, giám đốc công ty, quản lý của những trường đại học hàng đầu, những kẻ áo cổ xanh thích bắt nạt nơi công sở, những con hổ mẹ tham vọng thích hăm dọa, những cô nàng trung học tiếng tăm siêu to khổng lồ, những đồng nghiệp thích gây hấn thụ động hay mấy gã hàng xóm đáng ghét.

Bạn có phải một trong số đó không? Dưới đây là 8 dấu hiệu của thái nhân cách trong dân số thông thường hoặc cận lâm sàng. Nếu phần lớn những dấu hiệu này đúng với bạn, bạn rất có thể có xu hướng thái nhân cách.

1. Bạn lý trí hơn những người khác


Miễn là mọi thứ đang diễn ra, và bạn không cảm thấy chán, bạn không có xu hướng bị kẹt trong những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, đau khổ, hối tiếc hay trầm cảm. Điều này giúp bạn giải quyết tốt những vấn đề phức tạp và cho phép bạn hoàn thành công việc nhanh chóng khi cần. Nó cũng khiến bạn giữ bình tĩnh và tự chủ trong trường hợp khẩn cấp hay khi bị deadline dí. Khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng, mọi người sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nếu bạn có ở đó lúc mọi chuyện xảy ra vì bạn có thể hành động nhanh chóng và có chiến lược rõ ràng, không bị phân tâm bởi nỗi đau khổ và buồn bã của họ.

2. Bạn gần như là một người khác hoàn toàn trong những hoàn cảnh khác nhau

Bạn cư xử như một con tắc kè hoa vậy. Bạn có thể điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với bất kỳ tình huống nào bạn thấy bản thân mình trong đó. Bạn rất giỏi sử dụng lời tâng bốc và khen ngợi để có được lòng tin của người khác. Bạn là một diễn viên tài giỏi với tài năng bắt chước cảm xúc và nhập vai vào bất cứ vai diễn nào mà hoàn cảnh yêu cầu. Bạn có thể hài hước, quyến rũ và đầy thú vị hoặc đóng vai một người đồng cảm và khiến mọi người tin rằng bạn đang quan tâm sâu sắc tới họ nếu bạn có khả năng hưởng lợi từ việc đó.

3. Bạn dễ cảm thấy nhàm chán bởi những người khác và những việc họ làm


Bạn cần adrenaline để tránh sự nhàm chán. Bạn có thể thay đổi lượng adrenaline của mình bằng cách phụ trách một nhóm lớn hoặc sống một cuộc sống mạo hiểm. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc kích thích để đạt được đủ adrenaline mà bạn mong muốn. Khi mọi thứ quá buồn tẻ, bạn có xu hướng tham gia các trò chơi trí não cùng mọi người để thỏa mãn mong muốn kích thích liên tục của mình.

4. Bạn thường hành động bốc đồng


Bạn có khuynh hướng hành động theo ý muốn bất chợt, thể hiện hành vi mạo hiểm không cần thiết - đặc trưng bởi việc [gần như] không cân nhắc đến kết quả: từ vô hại như khi bạn nằm xem phim đến tận 4 giờ sáng mặc cho bạn biết mình cần thức dậy cho một công việc quan trọng lúc 7 giờ sáng cho đến bạn thấy mình đang trên đường mua thêm ma túy đá hoặc cocain, cho dù bạn đã hứa với bản thân là sẽ cai.

5. Bạn thường nói dối và thậm chí bạn còn không chắc vì sao bạn làm vậy


Ngay cả khi chẳng có vấn đề gì với việc nói thật thì bạn vẫn hay trả lời câu hỏi của người khác bằng lời nói dối. Thỉnh thoảng, bạn nói dối để thu hút sự chú ý hoặc để phô diễn bản thân trong ánh hào quang sáng nhất có thể. Nhưng thường thì những lời nói dối của bạn không khiến bạn trông tốt hơn hay trở nên thú vị hơn. Điều duy nhất thúc đẩy bạn chỉ là hành động nói dối. Mặc dù có thể không đạt được [một cách trực tiếp], bạn vẫn chọn cách nói dối và bạn rất giỏi việc đó. Với bạn, nói dối gần giống như là một kiểu nghệ thuật.

6. Bạn hiếm khi chịu trách nhiệm cho hành động của mình, bởi vì luôn có ai khác hoặc điều gì khác để bạn đổ lỗi


Bạn hiếm khi chịu trách nhiệm cho hành động của mình vì khi mọi chuyện chuyển biến xấu, bạn có xu hướng cảm thấy đó không phải là lỗi của mình. Đúng hơn thì bạn sẽ đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh khác là gây ra rắc rối cho bạn. Nếu bạn không giữ lời hứa với một người bạn, đó là vì sếp của bạn đòi hỏi quá nhiều từ bạn. Nếu bạn liên tục đi làm muộn, đó là vì bạn cùng phòng ở mãi trong phòng tắm chung hàng giờ liền. Trường hợp hiếm hoi mà bạn chịu nhận lỗi, đó là vì bạn thấy bị dồn vào góc tường, nhưng thậm chí khi đã thừa nhận rằng mình có lỗi đi nữa thì bạn vẫn không có xu hướng cảm thấy hối tiếc, có lỗi hay ăn năn hối hận.

7. Bạn ưa chuộng lối sống ký sinh


Bạn luôn mong muốn nhận lại nhiều hơn là cho đi. Bạn có thể kiếm tiền nhiều hơn tất cả các thành viên trong gia đình gộp lại, nhưng lại ngủ trên đi-văng của em gái hoặc sống nhờ tiền của ba mẹ bạn. Khi được giúp đỡ hoặc được mời ăn uống hay xem phim, bạn chỉ đền đáp nếu bạn nghĩ điều đó sẽ có lợi cho bạn về lâu dài.

8. Bạn thường thấy bản thân rất ổn


Bạn thường cảm thấy bản thân hoàn toàn ổn và không trải qua bất cứ dấu hiệu đáng chú ý nào về bệnh lý tâm thần hay các vấn đề tâm lý. Chỉ riêng ý nghĩ rằng bạn phải đi gặp bác sĩ hay nhà trị liệu tâm lý thôi đã thấy vô lý rồi. Thậm chí ý nghĩ về việc bạn bị rối loạn nhân cách cũng dường như thật lố bịch. Nếu bạn đã từng tìm kiếm chuyên gia cố vấn đi nữa thì cũng bởi vì bạn là nạn nhân của sự ngu dốt hoặc thất bại của kẻ khác, chứ không phải do bạn.

[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]

Dịch: Jeese

Biên tập và Ảnh: #Zealous

Nguồn:  8 Signs You May Have Psychopathic Tendencies

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

[***] Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại //bit.ly/2EiflcL

10,476 người xem

Video liên quan

Chủ Đề