Bình Định có bao nhiêu cảng biển?

Tổng chiều dài bến số 1 - Cảng Quy Nhơn sau khi nâng cấp là 480m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời hai tàu container 30.000 DWT đầy tải. Việc nâng cấp nhằm đón lượng hàng thông qua cảng đến năm 2025 dự kiến đạt 15 triệu tấn/năm, tuy nhiên, hiện hàng hoá thông qua giảm tốc cùng nhiều nhân tố khiến tình hình kinh doanh của công ty gặp khó...

Sản lượng hàng hó thông qua 6 tháng năm 2023 giảm 29% so với cùng kỳ, lợi nhuận công ty giảm trên 50% so với thời kỳ đỉnh cao.

Cảng Quy Nhơn [nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định] là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực [loại 1] của nhóm Cảng biển Nam Trung bộ, nằm trong vịnh Quy Nhơn, có bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng quanh năm. Luồng tàu và cầu cảng có độ sâu tự nhiên có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000DWT ra/vào bình thường và tàu 50.000 DWT [giảm tải].

ĐÓN ĐẦU LƯỢNG HÀNG 15 TRIỆU TẤN ĐẾN NĂM 2025

Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam [VIMC] vừa tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn.

Việc triển khai dự án đầu tư nâng cấp bến số 1 nhằm mở rộng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, kỳ vọng lượng hàng thông qua cảng đến năm 2025 dự kiến đạt 15 triệu tấn/năm, góp phần đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định, khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế kinh tế biển; tổ chức các phân khu chức năng với tiện nghi, cơ sở hạ tầng hiện đại đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển bền vững. Từ đó, tăng nguồn thu cho ngân sách và tạo động lực thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế - xã hội trong khu vực.

 

Với tổng mức đầu tư hơn 546 tỷ đồng, dự án nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn được chính thức thi công từ tháng 5/2022. Dự án mở rộng ra phía khu nước trước bến cũ với chiều rộng 35m; tổng chiều dài bến sau khi nâng cấp là 480m, đảm bảo tiếp nhận đồng thời hai tàu hàng tổng hợp, tàu container 30.000 DWT đầy tải.

Kết cấu bến cũng được tính toán thiết kế đảm bảo neo đậu cho tàu hàng tổng hợp, tàu container 50.000 DWT đầy tải trong giai đoạn sau khi hoàn thành nạo vét khu nước trước bến, phù hợp với tiến trình nâng cấp, mở rộng tuyến luồng hàng hải Quy Nhơn đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Thời hạn sử dụng công trình là 50 năm.

Theo kế hoạch, thời gian thi công của dự án là 14 tháng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, phía cảng đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công để hoàn thành công trình trong quý 1/2023, nhằm tranh thủ cơ hội khai thác vào mùa cao điểm quý 2/2023. 

Theo đó, công trình nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn được triển khai và hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn thi công và vượt tiến độ 90 ngày so với kế hoạch ban đầu.

VÌ ĐÂU LỢI NHUẬN TỤT DỐC THÊ THẢM?

Tuy nhiên, nối tiếp đà sụt giảm trong năm 2022, nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cảng Quy Nhơn đạt 416 tỷ đồng, giảm gần 24% với cùng kỳ [546 tỷ đồng]. Dù vậy, công ty nhận được cổ tức được chia từ hoạt động liên doanh liên kết dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính tăng; trong khi đó lại tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Do đó, công ty đạt lợi nhuận sau thuế 51,5 tỷ đồng, nhỉnh hơn cùng kỳ năm 2022 nhưng thấp hơn 56% cùng kỳ năm 2021 [118 tỷ đồng].

Theo ghi nhận, nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn của Cảng Quy Nhơn là hàng rời như dăm gỗ, viên gỗ nén, tuy nhiên hiện tồn kho tại các thị trưởng xuất khẩu đang cao nên sản lượng hàng xuất giảm mạnh so với năm trước, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. 

Tuy nhiên, dù nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn hoàn thành từ cuối quý 1 nhưng tình hình kinh doanh của công ty không mấy khởi sắc do thị trường hàng hoá qua khu vực giảm khiến sản lượng thực hiện 6 tháng năm 2023 giảm 29% so với cùng kỳ. 

Trước đó, năm 2022, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất sụt giảm trên 290 tỷ đồng, tương ứng tụt dốc 87% so với cùng kỳ năm 2021 [trên 330 tỷ đồng].

Theo Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn nguyên nhân chủ yếu do trong năm, công ty khởi công dự án xây dựng nâng cấp bến số 1 nêu trên nên phải tạm dừng khai thác cầu cảng trong một số thời điểm.

Bên cạnh đó, sản lượng bốc xếp, lưu kho bãi của hàng siêu trường, siêu trọng qua Cảng Quy Nhơn [chủ yếu là máy móc, thiết bị của các nhà đầu tư thuộc các dự án điện gió tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên] cũng giảm mạnh so với năm trước.

Ngoài ra, công ty cũng thực hiện trích lập dự phòng phải trả cho nghĩa vụ pháp lý với số tiền là 53,67 tỷ đồng liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa công ty và Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long. Các nguyên nhân chủ yếu nêu trên dẫn đến doanh thu cung cấp dịch vụ và kết quả kinh doanh năm 2022 biến động giảm mạnh so với năm trước.

TIẾP TỤC ĐẦU TƯ, TĂNG NĂNG LỰC HẠ TẦNG

Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn được thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch nhóm cảng biển Nam Trung bộ [nhóm 4] được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Quy hoạch mở rộng Cảng Quy Nhơn giai đoạn năm 2020-2030 và tầm nhìn sau năm 2030 được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt.

Ngoài việc nâng cấp bến số 1, dự án còn hạng mục nạo vét khu nước, vũng quay tàu đáp ứng cho tàu 30.000 DWT đầy tải. Giai đoạn sau sẽ nạo vét khu nước, vũng quay tàu đáp ứng cho tàu 50.000 DWT đầy tải.

Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, cảng sẽ được đầu tư mở rộng lên gần 90 ha, gấp 3 lần hiện nay, với các phân khu chức năng và công nghệ, thiết bị chuyên dùng để đáp ứng vai trò cảng cửa ngõ khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Để tăng năng lực và hiệu quả khai thác cảng, thời gian tới, Cảng Quy Nhơn sẽ triển khai một số nhiệm vụ và dự án với tổng giá trị gần 770 tỷ đồng, trong đó có hoàn thành dự án nạo vét khu nước trước bến, trước ngày 30/9.

Trong đó, giai đoạn 2023 - 2024 sẽ triển khai dự án đầu tư 2 cẩu quay đa năng giá trị 250 tỷ đồng, dự án kho chuyên dùng 10.000 m2 giá trị 60 tỷ đồng và dự án sửa chữa mặt cầu và cầu dẫn bến số 4 giá trị 6 tỷ đồng.

Giai đoạn sau năm 2024, cảng sẽ triển khai dự án đầu tư 2 cẩu STS chuyên dùng cho hàng container giá trị 450 tỷ đồng.

 

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT nhằm cải tạo luồng, vũng quay tàu luồng hàng hải Quy Nhơn cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT, với tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ triển khai trong quý 4/2023.

Dự án nhằm cải tạo mở rộng luồng với chiều dài tuyến luồng 7 km, chiều rộng đạt 140 m, cao độ đáy luồng [-13.0 m]. Khối lượng nạo vét dự kiến khoảng 3,05 triệu m3, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa của khu vực.

Theo ghi nhận, luồng hàng hải dẫn vào cảng Quy Nhơn sau một thời gian nạo vét đã bị sa bồi sau những đợt mưa lũ miền Trung. Độ sâu thiết kế ban đầu là [-10.8 m] nhưng thực tế nhiều chỗ chỉ còn [-9.6 m].

Điều này khiến nhiều tàu tải trọng lớn không thể ra vào được, hoặc phải đợi con nước lớn có thể vô cảng làm hàng, rồi đợi đến con nước lớn sau mới tàu mới có thể ra cảng được. Những tàu không vào được cảng sẽ chuyển hướng qua các cảng khác làm tăng chi phí, giá thành cho chủ hàng…

Khi dự án hoàn thành sẽ đồng bộ với kết cấu hạ tầng cầu bến và phương tiện, công nghệ có tại Cảng Quy Nhơn, bảo đảm nâng cao năng lực tiếp nhận các tàu trọng tải lớn vào làm hàng tại cảng.

 

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn đặt ra mục tiêu cán đích ngoạn mục với hơn 12,3 triệu tấn hàng hoá thông qua, với doanh thu hợp nhất đạt 1.278 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất kỳ vọng 135 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,2% và 98% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty hoàn thành lần lượt 32,5% và 38% về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Công ty gửi hồ sơ đăng ký niêm yết trên HoSE vào tháng 12/2016. Tuy nhiên, sau 7 năm đề nghị bổ sung, hoàn thiện, hồ sơ của Cảng Quy Nhơn vẫn chưa đủ điều kiện cấp phép.

Hiện nay có bao nhiêu cảng biển?

[Chinhphu.vn] - Trong 34 cảng biển Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu; 11 cảng biển loại I; 7 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III.

Cảng biển lớn nhất của Bình Định tên là gì?

Cảng Quy Nhơn là một cảng biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 2014, cảng này bốc dỡ tổng cộng 12.850.300 tấn hàng, cao nhất trong các cảng ở khu vực Trung Bộ.

Hiện nay tỉnh Bình Định có bao nhiêu huyện?

Bình Định
Tỉnh lỵ
Thành phố Quy Nhơn
Trụ sở UBND
1 Trần Phú, thành phố Quy Nhơn
Phân chia hành chính
1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện
Tổ chức lãnh đạo
Bình Định – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Bình_Địnhnull

Bình Định có bao nhiêu đảo?

Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất [364 ha] cách TP. Quy Nhơn 24 km, có trên 2.000 dân.

Chủ Đề