Bô ba i ma so i bao nhiêu tiê n năm 2024

Hàng ngàn bảo bối đã được đề cập suốt từ những tập đầu đến tập mới nhất của Doraemon. Có người đã liệt kê được số lượng bảo bối xấp xỉ con số 4.500. Và chính hệ thống bảo bối đa dạng này, Doraemon đã làm mê say biết bao thế hệ thiếu nhi và cả người lớn. Trong bộ truyện ngắn, số lượng bảo bối mình sở hữu tùy thuộc vào số tiền mà Doraemon có, cậu cũng thường than rằng giá cả bảo bối bán ở tương lai rất đắt; tuy nhiên vẫn có thể mua một số bảo bối bằng cách trả góp. Các bảo bối của Dorami thường được trang trí thêm cho nữ tính còn của Mini-Dora thì nhỏ bằng 1/10 của Doraemon

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phim chủ đề Doraemon: Nobita và viện bảo tàng bảo bối đã tiết lộ hoàn cảnh hình thành và quá trình phát triển của các loại bảo bối. Hai tiến sĩ Hartmann và Peppler (2 ông nội của Kurt và Ginger) cùng hợp tác sáng chế Máy chế tạo Mặt Trời. Trong quá trình chế tạo, Peppler lỡ tay làm đổ cà phê vào thiết bị gia tốc thời gian và Mặt Trời nhân tạo bắt đầu phát triển một cách chóng mặt. Hai ông thất bại trong việc tìm mọi cách khắc phục sự cố nhưng may mắn là tiến sĩ Hartmann vô hiệu hóa thành công Mặt trời nhân tạo. Sau sự cố này, ông tình cờ phát hiện mẫu kim loại mới và được ông nghiên cứu, cải thiện để phát minh ra Kim loại gốc. Từ đó, các loại bảo bối được chế tạo từ kim loại này. Với phát minh đầu tiên là phiên bản đầu tiên của Cánh cửa thần kì, các bảo bối khác dần được phát minh và cải tiến với số lượng nhiều tại thời điểm đó.

Bảo bối thường gặp[sửa | sửa mã nguồn]

Túi thần kỳ - Yojigen Pocket (四次元ポケット Yojigen-poketto - nghĩa: túi bốn chiều?)

Hay còn được gọi bằng cái tên "túi thần kỳ" hoặc "túi không gian bốn chiều" trong các bản dịch tiếng Việt. Là chiếc túi hình bán nguyệt, Doraemon thường đeo trước bụng để cất trữ những bảo bối của mình, có công năng liên kết với không gian bốn chiều, phần bên trong cái túi giống như một hố giun. Vì vậy, chiếc túi này có thể chứa vô số bảo bối với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ như hạt đậu đến khổng lồ như một trái bom . Ngoài ra, Doraemon còn có một cái túi dự phòng có chức năng giống hệt. Nobita thường lén dùng để chơi những trò tinh quái hay để giải thoát khỏi đám bạn Jaian-Suneo hay giải cứu Doraemon trong tập phim Doraemon: Nobita và mê cung thiếc. Túi của Doraemon có màu trắng, của Dorami là trắng sọc kẻ hồng. Trong Đội quân Doraemon, tương tự: Dora The Kid có "Mũ không đáy", Wang Dora có "Tay áo không đáy" để chứa bảo bối, Dora-nichov có "Khăn không gian 4 chiều" che nửa mặt,...

Cỗ máy thời gian - Time Machine (タイムマシン taimu-mashin?)

Để sử dụng cỗ máy thời gian, Doraemon phải chui vào ngăn bàn của Nobita. Cỗ máy thời gian trông rất đơn giản, tựa như một miếng phẳng chữ nhật có gắn cần điều khiển, trên đầu cần là một cái đồng hồ có năm cây kim. Doraemon thường dùng để định vị thời gian. Dorami cũng sở hữu một cái máy tương tự có dạng hoa tu-líp, mở đường cho việc ra đời nhiều mẫu máy thời gian hơn trong tương lai. Máy thời gian có khả năng tạo một lối thoát tại một điểm xác định hoặc tại một thời điểm nào đó. Một số bảo bối tương đồng khác chỉ thay đổi thời gian mà không làm thay đổi vị trí tương đối của người sử dụng với Trái đất như "Thắt lưng thời gian - Time Belt" (タイムベルト taimu beruto). Mẹ của Nobita không hề biết đến sự hiện diện của bảo bối này. Máy thời gian của Doraemon không còn mới và thỉnh thoảng lại hỏng hóc, gây rắc rối cho Nobita và bạn bè nhưng cũng sẽ thường là xuất phát điểm cho các cuộc phiêu lưu.

Chong chóng tre - Takecopter (タケコプター takekoputā?)

Một trong những hình thức di chuyển cho các nhân vật trong truyện là "chong chóng tre", nó là sự kết hợp giữa từ taketombo (竹とんぼ nghĩa là chuồn chuồn tre, cách gọi của người Nhật với "chong chóng tre" - một món đồ chơi dân dã của trẻ em Nhật Bản?), và một phần của từ herikoputā (ヘリコプター?), phiên âm của từ "helicopter" trong tiếng Anh có nghĩa là máy bay trực thăng, chính vì vậy mà trong các bản dịch tiếng Việt còn gọi là "trực thăng tre". Trong những mẩu chuyện đầu tiên, "chong chóng tre" cũng còn được gọi là heri-tombo (ヘリトンボ?). Bảo bối này bao gồm một cánh quạt được đính trên một vật nhỏ hình chén giống giác hút chân không, có khả năng gắn chặt vào người và giúp người sử dụng bay được trên. Từ sau một số ít những câu chuyện Doraemon đầu tiên nó xuất hiện, "chong chóng tre" đã được gắn vào đầu thay vì vào lưng như trước đó, để không gây rắc rối với chiếc quần soóc của Nôbita. "Chong chóng tre" cũng có thể được gắn vào các đối tượng khác để giúp nó bay lên. Một nhược điểm của nó là thời gian hoạt động bằng pin không lâu và tốc độ không thật cao so với các phương tiện vận chuyển hiện đại: chỉ có thể bay 8 tiếng đồng hồ liên tục với vận tốc tối đa của nó là 80 cây số/giờ. Nhược điểm thứ hai là rất nguy hiểm khi dùng chong chóng tre trong khi trời đang có gió bão. Nhược điểm thứ ba là gây hậu quả đối với các em có mái tóc dài. Bảo bối này xuất hiện ở hầu hết cả bộ truyện.

Cánh cửa thần kỳ - Dokodemo Door (どこでもドア dokodemo-doa - nghĩa: cánh cửa tới bất kỳ đâu?)

Một trong những bảo bối thường dùng nhất của Doraemon là "cánh cửa thần kỳ", một chiếc cửa cho phép đi tới bất kỳ đâu bằng cách đơn giản chỉ cần bước qua cánh cửa. Trong một câu chuyện thời kỳ đầu, cánh cửa này có thể cho phép đi tới tận cùng của vũ trụ, nhưng trong những câu chuyện sau đó, cánh cửa chỉ cho phép di chuyển trong một cự li tốt nhất là 10 vạn năm ánh sáng và không thể đi vào các chiều khác, đó là lý do tại sao trong truyện dài Doraemon: Nobita - Vũ trụ phiêu lưu ký thì nhóm Doraemon không thể dùng cánh cửa này để về nhà được. Một hạn chế khác của cánh cửa là nó chỉ có thể kết nối hai địa điểm một cách an toàn nếu chúng đều được xác định trong bản đồ của máy tính, ngoài ra nó cũng có một hạn chế khác về các thông tin dựa trên thời gian được đề cập trong phim "Doraemon: Chú khủng long của Nobita".

Tủ điện thoại yêu cầu - Moshimo Box (もしもボックス Moshimo-bokkusu - nghĩa: hộp moshimo?)

Tên của "tủ điện thoại nếu như" hay "tủ điện thoại yêu cầu" là sự chơi chữ dựa trên câu chào moshi moshi của người Nhật khi gọi điện thoại, cách nói này có nghĩa là "nếu...thì sao", hay moshimo. Bảo bối này là một buồng điện thoại, trong đó các nhân vật kết nối với một số điện thoại rồi đề xuất một kịch bản "nếu...thì" và có thể thay đổi thế giới. Nôbita từng dùng bảo bối này để yêu cầu một thế giới không cần đến tiền, và khi đó mua một món đồ nghĩa là phải lấy tiền của người bán, bị cướp nghĩa là phải nhận tiền của kẻ cướp, gây nên việc chủ cửa hàng buộc Nôbita phải nhận tiền khi cậu ta mua đồ chơi. Nôbita cũng từng muốn thế giới không có gương soi, và cũng từng muốn cả thế giới tôn trọng và hoan nghênh những người hay ngủ. Nhưng bất cứ yêu cầu nào thực hiện bởi bảo bối này đều có thể được khôi phục lại bằng cách yêu cầu chính nó "hãy làm cho mọi thứ trở lại như cũ". Đây thường là câu kết thúc của những câu chuyện đề cập đến "tủ điện thoại yêu cầu".

Khăn trùm thời gian - Time Furoshiki (タイムふろしき taimu-furosiki?)

Là một bảo bối thường dùng khác, "khăn trùm thời gian" có khả năng làm thời gian tiến lên hoặc quay lui lại phụ thuộc vào hai mặt có màu sắc khác nhau của nó khi bọc đồ vật. Khi một vật được quấn bằng "khăn trùm thời gian" với mặt màu đỏ của nó hướng ra ngoài, thời gian bên trong khăn sẽ quay ngược trở lại, làm cho vật đó trở về như trong thời gian trước đó (mới hơn). Còn khi được quấn bởi mặt màu tím hướng ra ngoài, thời gian sẽ tiến về phía trước, làm cho vật đó thành cũ đi. Nó được dùng lần đầu tiên bởi Nôbita để làm cho các đồ vật cũ thành mới hơn nhằm bán lấy tiền, nhưng nó còn được dùng vào nhiều việc khác, như biến đồ vật thành vật liệu tạo ra nó, sửa máy móc hỏng hóc, làm người trở nên già đi hay trẻ lại, và khôi phục những hóa thạch hàng triệu năm tuổi. Khi được gói, đồ vật không cần được làm gì thêm, nghĩa là chiếc khăn này hoạt động khi chỉ cần bọc vào đồ vật, do đó khi chỉ cần phủ lên trên các đồ vật nó sẽ thay đổi thời gian của đồ vật mà không cần có người sử dụng.

Đèn pin thu nhỏ - Small Light (スモールライト Sumōru Raito?) và Đèn pin phóng to - Big Light (ビッグライト Biggu Raito?)

Đèn pin thu nhỏ có khả năng thu nhỏ người hay vật bị chiếu và sẽ hết tác dụng khi sử dụng khoảng 1 giờ đồng hồ. Trái ngược với Đèn pin phóng to, có thể tăng kích thước của người và vật bị chiếu. Khi đèn pin thu nhỏ đã chiếu vào một người nào đó thì đèn pin phóng to sẽ không có tác dụng cho người đó cho tới khi hết tác dụng hoặc khi được chiếu lại. Dụng cụ khác có tính năng tương tự là Đường hầm thu nhỏ - Gulliver Tunnel (ガリバートンネル Garibā Ton'neru?), người hay vật đi qua cái mô hình này từ bên đầu lớn sẽ teo nhỏ lại, và sẽ to lên khi đi ngược chiều. Cần lưu ý khi đã nhỏ lại rồi thì nếu chui vào đầu lớn nữa sẽ càng teo nhỏ tiếp.

Vòng xuyên thấu - Toorinuke Hoop (通り抜けフープ Tōrinuke Fūpu?)

Đây là một chiếc vòng thần kỳ có tác dụng: khi áp nó lên bất kỳ vật thể nào thì tạo ra một cái lỗ thông xuyên qua vật thể đó, cái lỗ này đủ lớn để một người bình thường chui vào (ví dụ như tạo một cái lỗ thông xuyên qua một bức tường, đây là chức năng mà các nhân vật trong truyện thường dùng nhất). Nôbita dùng bảo bối này lần đầu tiên khi bị mẹ nhốt vào nhà kho để trừng phạt vì tội lười biếng. Tuy nhiên, khi áp chiếc vòng xuống mặt đất thì nó sẽ tạo ra một cái hố rất sâu.

Đại bác bé bự / Đại bác không khí / Pháo Không Khí (空気砲 (Không Khí Pháo) Kūkihō?)

Một khẩu súng kỳ lạ có hình dạng như một cái ống có bộ phận nhắm ở đầu miệng súng. Súng này có nhiều kích cỡ khác nhau, từ loại nhỏ chỉ đeo vừa một ngón tay cho đến loại lớn có thể nhét cả nắm tay vào. Cách sử dụng: đeo vào tay, nhắm vào đối thủ và hô "pằng", khẩu súng sẽ bắn ra một luồng không khí cực mạnh hất tung đối thủ, thậm chí làm đối thủ bất tỉnh. Về sau, nhất là trong các truyện dài, nhóm của Doraemon sử dụng một phiên bản mới của đại bác bé bự, đó là một vũ khí thực thụ có sức công phá khủng khiếp (bắn tan nát nhà cửa, gạch đá, sắt thép, máy móc,...). Súng có cơ số "đạn" không khí là vô hạn, nhưng hết pin thì không thể sử dụng.

Bánh mì chuyển ngữ / Bánh mì phiên dịch (ほんやくコンニャク hon'yaku-konnyaku?)

Tên của bánh là sự chơi chữ của "hon'yaku" - "Phiên dịch". Một mẩu bánh mì giúp người ăn nó có thể nghe hiểu, nói và đọc, viết được tất cả các ngôn ngữ trên thề giới. Bánh mì có hiệu lực ngay từ lúc ăn nó, có tác dụng đến khi người ăn nó đã quên mất họ đã ăn nó. Thường thì bánh mì này cũng có vị nhàn nhạt như đa phần các bánh mì thông thường khác, nhưng trong truyện dài Doraemon: Nobita và nước Nhật thời nguyên thủy, Doraemon phết thêm một lớp tương miso và cho rằng còn nhiều loại gia vị đắt tiền hơn có thể dùng cho bánh này.

Máy ảnh tạo mốt - Kisekae Camera (着せ替えカメラ Kisekae kamera?, "Máy ảnh thay quần áo")

Một loại máy ảnh dùng những bức hình quần áo thay cho phim chụp, và khi chụp cho đối tượng nào thì quần áo của đối tượng đó sẽ biến thành loại giống hệt như trong bức hình. Nếu dùng một tờ giấy trắng thay cho bức hình thì người được chụp sẽ... không mặc quần áo gì cả. Và trong một trường hợp khác, khi Shizuka dùng một chiếc máy ảnh hỏng chụp cho Nôbita và kết quả cũng tương tự... Máy ảnh tạo mốt thường được dùng trong các truyện dài, cụ thể là trong lúc nhóm Doraemon đang ở một quốc gia khác và phải thay đổi quần áo cho phù hợp; hoặc là dùng trong một số công việc khác như thay áo thường thành áo tắm,...

Bảo bối khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số khoảng 4.500 loại bảo bối được đề cập trong Doraemon, đa phần chỉ xuất hiện một hay vài lần: