Bộ tài chính là đơn vik dự toán cấp năm 2024

Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Thy, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm kiếm một số nội dung pháp lý liên quan đến phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. [0905***]

Theo quy định tại hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách được quy định như sau:

1. Trước ngày 31 tháng 12 năm trước, các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấp dưới theo đúng quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Trường hợp lập lại dự toán theo quy định tại Điều 48 Luật ngân sách nhà nước và Điều 27 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấp dưới chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.

2. Đơn vị dự toán cấp I ở trung ương giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc theo mẫu A phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi Bộ Tài chính [kèm theo các tài liệu thuyết minh cơ sở phân bổ, giao dự toán theo mẫu biểu số 36 đến mẫu biểu số 47 phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này], Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch [gửi bản chi tiết theo từng đơn vị sử dụng ngân sách] để thực hiện.

Cơ quan, đơn vị tổ chức theo ngành dọc được phân bổ đến đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực tiếp và ủy quyền cho đơn vị này phân bổ, giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; đồng thời báo cáo đơn vị dự toán cấp I để tổng hợp.

Đơn vị dự toán cấp I ở trung ương tổng hợp kết quả phân bổ gửi Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm đối với dự toán ngân sách đã phân bổ và giao cho đơn vị sử dụng ngân sách thuộc phạm vi quản lý.

3. Đơn vị dự toán cấp I ở địa phương giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc theo mẫu B, mẫu C phụ lục 2 [kèm theo mẫu biểu số 48 và mẫu biểu số 49 phụ lục 1] ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch [gửi bản chi tiết theo từng đơn vị sử dụng ngân sách] để thực hiện.

Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các tài liệu thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ, giao dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính để phục vụ công tác kiểm tra phân bổ giao dự toán của các đơn vị dự toán cấp I tại các cấp ở địa phương.

4. Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu thuyết minh căn cứ và báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán cấp I, cơ quan tài chính cùng cấp phải thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách về tính chính xác, khớp đúng cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi với dự toán cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị dự toán cấp I:

  1. Trường hợp phát hiện việc giao dự toán của đơn vị dự toán cấp I không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi của dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao hoặc không đúng chính sách, chế độ quy định, cơ quan tài chính yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại dự toán đã giao. Chậm nhất trong phạm vi 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan tài chính, đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại theo ý kiến của cơ quan tài chính và gửi quyết định giao dự toán điều chỉnh cho cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch theo quy định;
  1. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không thống nhất với yêu cầu của cơ quan tài chính, thì đơn vị dự toán cấp I báo cáo Thủ tướng Chính phủ [đối với các đơn vị dự toán cấp I ở trung ương] và Ủy ban nhân dân [đối với các đơn vị dự toán cấp I ở địa phương] để xem xét, quyết định. Trong thời gian chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân, thì đơn vị không được phép chi đối với số dự toán chi ngân sách cơ quan tài chính yêu cầu điều chỉnh lại.

5. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I, ngân sách cấp dưới được giao bổ sung dự toán, thì chậm nhất trong phạm vi 10 ngày làm việc kể từ ngày được giao bổ sung dự toán, đơn vị dự toán cấp I, Ủy ban nhân dân cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 342/2016/TT-BTC.

Đơn vị dự toán cấp 1 2 3 là gì?

+ Đơn vị dự toán cấp 2: Là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp 1, được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp 3 [trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp 1], chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế ...

Đơn vị dự toán ngân sách đang là gì?

Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. 11. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách.

Dự toán chi ngân sách là gì?

Dự toán ngân sách là một công cụ cần thiết để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Nó cung cấp thông tin toàn diện về kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và giúp đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Dự toán đầu năm là gì?

01- Dự toán đầu năm: Là dự toán chính thức được Hội đồng nhân dân quyết định và giao đầu năm. 02- Dự toán bổ sung: Là dự toán bổ sung trong năm ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định ngoài dự toán đầu năm [từ nguồn tăng thu NSĐP, nguồn viện trợ...]. tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên.

Chủ Đề