Bối cảnh ngành công nghệ thông tin hiện nay

Mảng sáng hiếm hoi

Trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Rikkeisoft - một DN xuất khẩu phần mềm vẫn có tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 10%. Đặc biệt, trong 3 quý đầu năm 2021, doanh thu lĩnh vực trọng tâm của công ty là xuất khẩu phần mềm đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyển đổi số là “mảnh đất” màu mỡ của doanh nghiệp CNTT

Nhận định đại dịch Covid-19 vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với ngành CNTT, ông Nguyễn Viết Lâm - Phó Tổng giám đốc Rikkeisoft - cho biết, trong giai đoạn giãn cách, nhận thấy nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử, chúng tôi đã tập trung nguồn lực để đáp ứng cho những dự án trong ngành này. “Khách hàng của Rikkeisoft đều là những đại siêu thị hay những chuỗi bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản. Doanh thu cho riêng ngành này của công ty đạt trên 3 triệu USD trong 3 quý đầu năm 2021” - ông Nguyễn Viết Lâm nói, đồng thời cho hay, các mảng công nghệ cao như AI và Blockchain của Rikkeisoft cũng thu về được những thành công rực rỡ. Các dự án do công ty đầu tư và phát triển đã huy động được gần 12 triệu USD từ các quỹ nước ngoài và tổng định giá hơn 100 triệu USD.

Ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - cho hay, đại dịch Covid-19 đã và đang gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và làm việc của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch từ tháng 4 năm 2021 đến nay đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mọi hoạt động của người dân, cơ quan, DN trên toàn quốc. Trong bối cảnh như vậy, các DN CNTT Việt Nam đã kiên cường vươn lên trong đại dịch. “Nhiều DN đã có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, thậm chí có DN đạt tốc độ tăng trưởng lên đến trên 300%” - Thứ trưởng Phạm Đức Long thông tin, đồng thời dẫn chứng, 76 DN CNTT được vinh danh TOP 10 DN CNTT Việt Nam 2021 có tổng doanh thu đạt 186.694 tỷ đồng, tương đương 8,054 tỷ USD, chiếm hơn 60,74% doanh thu toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT trong năm 2020.

Chuyển đổi số - “địa hạt” màu mỡ

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam [VINASA] - nhận định, những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt là làn sóng thứ tư khốc liệt này đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho toàn xã hội và tác động nặng nề lên nền kinh tế. Tuy nhiên cũng là động lực để các ngành, lĩnh vực có sự chuyển mình, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đây chính là cơ hội, là địa hạt lớn để các DN CNTT và truyền thông [ICT] Việt Nam khai phá và phụng sự đất nước.

Theo dự báo của IDC - hãng cung cấp dữ liệu thị trường về CNTT hàng đầu thế giới, cuối năm 2022, có 70% các tổ chức và DN sẽ tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của DN. Đặc biệt, đầu tư vào chuyển đổi số đến năm 2023 dự kiến sẽ đạt 6.800 tỷ USD.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - nhấn mạnh, với tinh thần phát huy nội lực, sức sáng tạo, các DN CNTT cần chớp lấy thời cơ, gánh vác trách nhiệm tiên phong, xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Trong khi hầu hết các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực vì dịch Covid-19, sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng… thì ngành CNTT vẫn tìm thấy cơ hội phát triển để đạt mức tăng trưởng ấn tượng.

Nhằm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] trong mọi hoạt động quản lý, điều hành, thực thi công vụ, sản xuất, kinh doanh, giao dịch thương mại...

Dạy, học trực tuyến trên nền tảng CNTT đang là giải pháp tối ưu để không làm gián đoạn chương trình giáo dục đối với những đơn vị trường không thể tổ chức dạy, học tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Thời điểm đầu năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 này, ngoài chỉ đạo kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, UBND tỉnh đã yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, kinh doanh dịch vụ cũng như trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Theo đó, để giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương dễ dàng triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, giải quyết công việc, Sở Thông tin và Truyền thông [TT&TT] đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hệ thống quản lý điều hành điện tử thống nhất trong các cơ quan Nhà nước; hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng và triển khai hoạt động ứng dụng CNTT bảo đảm phù hợp với định hướng chung của tỉnh.

Đặc biệt, nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như đưa chuyên trang về phòng, chống dịch COVID-19 và ứng dụng “Smart Thanh Hóa” vào thực tiễn. Triển khai đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm phòng, chống, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong doanh nghiệp; hệ thống Robot call [tổng đài tự động] truy vết phòng, chống dịch COVID-19; hệ thống camera giám sát tại các cơ sở cách ly tập trung... Hiện nay, có nhiều ứng dụng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, có một số ứng dụng được các ngành chức năng khuyến khích người dân, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng như: ứng dụng Bluezone; ứng dụng NCOVI - hệ thống quản lý tờ khai y tế tự nguyện, cho phép mỗi người dân cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân và của gia đình thông qua khai báo y tế tự nguyện; ứng dụng khai báo y tế cho người nhập cảnh - VHD; hệ thống ghi nhận người đến và đi các địa điểm công cộng [mã QR-Code] tại các địa điểm công cộng như công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở lưu trú, nhà hàng; hệ thống bản đồ chống dịch - an toàn COVID-19. Những ứng dụng này đã và đang được đông đảo người dân, các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong tỉnh áp dụng và thực thi có hiệu quả, trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Không chỉ đẩy mạnh sử dụng các ứng dụng công nghệ số, để góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật qua các cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi theo hình thức trực tuyến; tăng cường đăng tải các bài viết về pháp luật trên các kênh thông tin địa phương, trên mạng xã hội qua ứng dụng zalo, facebook, fanpage... nhằm cung cấp những thông tin chính thống, nhanh chóng, kịp thời và đa dạng tới đông đảo người dân.

Cùng với những hoạt động trên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh đã chỉ đạo phân loại các tình huống để áp dụng triển khai hội họp, làm việc trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã; áp dụng “Phòng họp không giấy” nhằm giảm văn bản hành chính trong mỗi cuộc họp, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp, tăng cường sự tương tác giữa các thành viên dự họp trên nền tảng CNTT, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành... Đồng thời, tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp người dân, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ thủ tục hành chính ở mọi lúc, mọi nơi, không phải đi lại nhiều lần, không phải xếp hàng và không mất thời gian chờ đợi, tránh tụ tập đông người góp phần thực hiện thành công mục tiêu phòng, chống dịch. Đặc biệt, ở những địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đều thực hiện làm việc trực tuyến tại nhà trên nền tảng CNTT, trừ các trường hợp công việc thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới phải đến làm việc tại công sở. Hoạt động này được các cơ quan, đơn vị đánh giá cao và là giải pháp tối ưu vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công việc, duy trì hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị.

Với ngành giáo dục, trước thực trạng giáo viên, học sinh không đến trường dạy và học tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh tăng cường áp dụng hình thức dạy học trực tuyến qua internet và trên truyền hình; khuyến khích giáo viên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội zalo, zoom để hướng dẫn, kiểm tra học sinh học tập tại nhà. Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho hay: Để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong năm học vừa qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn và áp lực; đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm học mới dưới nhiều hình thức, trong đó có việc dạy học trực tuyến trên nền tảng CNTT. Năm học mới 2021-2022 đã bắt đầu, tuy nhiên vẫn còn không ít trường chưa thể tổ chức dạy học tập trung, vì vậy ngành đã chỉ đạo các nhà trường kích hoạt hệ thống dạy học online. Vẫn biết nhiều địa phương, trường học, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ gặp khó khi triển khai nhiệm vụ này, nhưng đây đang giải pháp tối ưu để không làm gián đoạn chương trình giáo dục khi học sinh không học tập trung tại trường trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Có thể thấy, việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị. Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những ca bệnh trong cộng đồng, song tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Đây vừa là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo chủ động, kịp thời, quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và cũng là kết quả của việc ứng dụng CNTT trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bài và ảnh: Phong Sắc

Video liên quan

Chủ Đề