Bong nút nhầy bao lâu thì sinh

Thời gian từ khi bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh con là khoảng thời gian lâu nhất trong quá trình chuyển dạ, có thể từ 12 đến 16 tiếng. Vì thế bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng vào những ngày cuối cùng của thai kỳ.

Các dấu hiệu sắp sinh có thể không giống nhau đối với tất cả phụ nữ. Rất khó dự đoán trước thời điểm sắp sinh sẽ bắt đầu khi nào và chính xác bao lâu bạn sẽ chuyển dạ. Khi mang thai đến gần ngày dự sinh, bạn cần biết các dấu hiệu sắp sinh để có những chuẩn bị kịp thời.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị túi đi sinh sẵn sàng. Đừng sợ hãi hay suy nghĩ lo lắng quá nhiều. Thay vào đó, hãy duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống – bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh, tư tưởng thoải mái sẽ giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Tập trung các phương cách khác nhau để thư giãn và giảm đau trước ngày trọng đại này bạn nhé!

Xem thêm:

Theo tài liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế

Bong nút nhầy là một trong các dấu hiệu báo cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Tuy nhiên, nhiều mẹ không nhận biết đâu là nút nhầy bị bong, đâu là chất dịch bình thường. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ. Nút nhầy bị bong ra là thời điểm mẹ nên nhờ người nhà chuẩn bị đồ đạc và leo lên xe đến bệnh viện để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đang tới. Đây là dấu hiệu sinh quan trọng không kém so với rỉ ối, vỡ ối, ra máu báo, đau bụng... nên không ai được chủ quan. Tuy nhiên, nhiều mẹ lần đầu mang thai không rõ lúc nào thì nút nhầy bong, nút nhầy trông như thế nào bèn lên mạng hỏi các mẹ thông thái khác và được giải đáp tận tình, dễ hiểu. Em đã sinh con rồi các mẹ ạ, giờ nhớ lại lúc chuyển dạ cảm giác vẫn rõ mồn một. Bữa đó tự dưng đang nằm thấy vùng dưới ra nước. Em lật đật chạy ra phòng vệ sinh để xem có bị sao không thì đúng là nước có lẫn xíu máu báo. Sau đó tầm 1 tiếng bắt đầu đau bụng nhẹ cũng là lúc em đặt chân tới sảnh bệnh viện rồi. Bác sĩ khám trong và bảo mở 3 phân, vô phòng chờ đến khi nào mở hết thì sinh. Cũng may cơ địa em sinh dễ, chỉ rặn đâu 4-5 hơi là con ra. Em nhớ không nhầm thì lúc leo lên bàn đẻ đến lúc bác sĩ khâu tầng sinh môn xong là hết gần 30 phút thôi, quá nhanh gọn luôn! Bạn em hỏi trước khi vỡ ối có dấu hiệu gì không mà đẻ nhanh thế, nghe đồn nút nhầy tử cung bong ra thì phải. Em ngớ người không biết cái nút nhầy đó có phải là chất dịch nhầy nhầy em phát hiện ra trước ngày sinh 4 hôm không nữa. Lên mạng xem thì thấy có một mẹ cũng thắc mắc về vụ này, được nhiều mẹ khác giải đáp. Thấy hay quá nên em chia sẻ về cho các mẹ cùng xem để có thêm kinh nghiệm sinh nở nha. Nghe mẹ bầu thắc mắc về hiện tượng này nhé! Câu trả lời đầy kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa thông thái Nick name Hoai Thu Nguyen chia sẻ: Nút nhầy là dịch màu trắng trong như lòng trắng trứng gà kèm theo ít dịch màu hồng nhạt. Nick name Kaki Nguyen cho biết: Mình mới sinh nè, bung nút nhầy màu nâu thì khoảng hơn 1 ngày là sinh rồi nên mẹ vào bệnh viện sớm đi cho an tâm. Nick name Đinh Thị Bích Đào kể lại: Mình mới sanh hôm 26 Tết. Đau bụng đòi nhập viện, bác sĩ đo cơn gò bảo chưa sanh được cho về. Về nhà 2 giờ sau bong nút nhầy và rỉ ối đi sanh luôn. Nick name Nhung Peach kể rằng: Mình bong trước mất 4 tuần. Ở nhà có cơn co nhưng không đau bụng, lên viện tiêm mũi giảm co thì hết. Đến gần 4 tuần sau đang nằm tự nhiên vỡ ối lên viện 4 giờ sau đẻ xong. Bản chất nút nhầy cổ tử cung và dấu hiệu nhận biết Chất nhầy ở cổ tử cung [hay còn gọi là nút nhầy] là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung. Nó tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Khi mẹ mang thai, nút nhầy bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công. Nút nhầy trông giống như tinh dịch hoặc nước nhầy ở mũi khi bị cảm. Nó có thể trong suốt, nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Khi mẹ bị bong nút nhầy thì chất nhầy này có thể ra nhiều một lúc liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới hết. Chất nhầy này cũng thuộc dạng không màu không mùi rất đặc trưng các mẹ nha! Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bong và thoát ra qua đường âm đạo. Nó xóa mở đường để chuẩn bị cho em bé chui ra.

Hình minh họa cho hiện tượng bong nút nhầy ở mẹ bầu

Thời điểm mẹ chuyển dạ thật sự kể từ lúc bị bong nút nhầy Khi phát hiện nút nhầy đã bong, mẹ biết ngay rằng cổ tử cung mình đang mở và giãn ra ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, tương tự như hiện tượng bị tụt bụng sắp sinh thì đây chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức và rõ ràng nhất. Chuyển dạ chính thức là khi mẹ bị vỡ ối hoặc cảm thấy đau và các cơn co thắt diễn ra thường xuyên.Có thể mẹ sắp sinh đến nơi, sắp sinh trong vài ngày tới, thậm chí là vài tuần [tùy cơ địa mỗi mẹ] nếu thấy bong nút nhầy cổ tử cung đấy. Lưu ý khi mẹ bầu bị bong nút nhầy -Khi thấy bị nút nhầy bong mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng, các mẹ đừng lo lắng quá. Nhiều mẹ sợ thai nhi bị nhiễm trùng nên mất ăn mất ngủ. Thực tế thì nút nhầy mất đi thai nhi vẫn an toàn vì bé còn được bảo vệ bởi túi nước ối mà. Các mẹ có thấy là nhiều khi túi ối rỉ, vỡ mà thai vẫn chẳng vấn đề chi đó không ạ? Chỉ cần chú ý một chút là được. -Có thể đi khám nếu thấy cần thiết, còn không thì chẳng sao. Vì bong ra nút nhầy chỉ là báo mẹ sắp sinh thôi chứ chưa biết chắc chắn khi nào đâu. -Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bất cứ khi nào mẹ bầu bị ra máu, tử cung co thắt, đau, gặp bất ổn trong cơ thể... thì phải đi khám ngay không được chủ quan. -Các trường hợp nhất định phải gặp ngay bác sĩ: bị ra máu [hoặc dịch âm đạo] có lẫn máu tươi, màu hồng nhạt chứ không phải màu nâu. Mẹ bị hoa mắt, đau đầu, cơ thể đột nhiên sưng phù lên [triệu chứng của tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ]. Mẹ bị vỡ ối mà nước ối có màu xanh hay nâu... Các mẹ đã hiểu hơn về bong nút nhầy cổ tử cung rồi đúng không? Thực sự thì đây chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức mà chỉ là dấu hiệu báo mẹ biết cơ thể đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở mà thôi. Các mẹ không nên quá lo lắng, cần theo dõi cơ thể và cử động thai máy để chờ đến phút chuyển dạ là ổn.

Bung nút nhầy cổ tử cung khi mang thai có dấu hiệu gì? Trong suốt quá trình mang thai, âm đạo của mẹ  thường tiết ra dịch màu trắng không mùi như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa nút nhầy và nhớt âm đạo đó là nút nhầy thì đặc hơn, trông như thạch và có lẫn chút máu đỏ tươi.

  • Hiện tượng bung nút nhầy tử cung là gì?
  • Dấu hiệu bung nút nhầy
  • Những trường hợp bà bầu bị bung nút nhầy cổ tử cung
  • Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?
  • Phải làm gì khi thấy bung nút nhầy cổ tử cung?
  • Một số dấu hiệu quan trọng để nhận biết mẹ sắp sinh

Bung nút nhầy cổ tử cung là hiện tượng gì

Dịch nhầy cổ tử cung được tạo ra trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng đi qua cổ tử cung và tạo môi trường lý tưởng để thụ tinh thành công. Sau khi thụ tinh thành công, chất nhầy giống như chiếc nút đóng cổ tử cung để bảo vệ thai nhi khỏi bị vi khuẩn xâm nhập.

Nhờ hormone progesterone, chất nhầy đặc lại và được tiết ra liên tục trong suốt thai kỳ. Chất nhầy cổ tử cung có tính lỏng dính, dày đặc hơn dịch âm đạo bình thường, trông như thạch và có thể lẫn chút máu. Chúng có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Nếu không có nút nhầy, việc duy trì thai kỳ sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể.

Tuy được gọi là nút nhầy nhưng thật ra không có chiếc “nút” nào ở cổ tử cung cả. Nút nhầy [hay còn gọi là chất nhầy] là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở bên ngoài âm đạo tấn công. Trong những chặng đường cuối của hành trình mang thai, mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng bật nút nhầy cổ tử cung hay còn gọi là ra dịch nhầy.

Bung nút nhầy cổ tử cung là hiện tượng gì? [Nguồn ảnh: istockphoto]

Nội dung liên quan:

Tìm hiểu về các cơn co thắt chuyển dạ

Dấu hiệu bung nút nhầy

Nhiều mẹ không biết cách nhận ra dấu hiệu bung nút nhầy cổ tử cung do trong suốt quá trình mang thai, âm đạo cũng thường tiết ra dịch màu trắng không mùi như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, vẫn có sự khác nhau giữa nút nhầy và nhớt âm đạo đó là nút nhầy thì đặc hơn, trông như thạch và có lẫn chút máu đỏ tươi.

Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mềm đi và mỏng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, lúc này nút nhầy sẽ bị bung và thoát ra ngoài qua đường tử cung. Dịch nút nhầy cổ tử cung thường tiết ra nhiều cùng lúc hoặc tiết lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt. Hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung này là một trong những yếu tố đặc trưng của thai kỳ, giúp mở đường trong tử cung để chuẩn bị cho em bé chui ra.

Những trường hợp bà bầu bị bung nút nhầy cổ tử cung

Nút nhầy cổ tử cung thường bị bung ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ, báo hiệu cho mẹ bầu biết đã sắp đến ngày vượt cạn. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai cũng có thể bị bung nút nhầy sau khi được khám cổ tử cung.

Ngoài ra, quá trình quan hệ tình dục cũng có thể khiến nút nhầy bị lỏng và bung ra. Đây là những hiện tượng bình thường nên mẹ không cần lo lắng, chỉ khi dịch nhầy xuất hiện kèm với máu thì mẹ mới nên đi khám để xem thai nhi có gặp vấn đề gì không.

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh

Bung nút nhầy vẫn chưa phải dấu hiệu chuyển dạ chính thức và rõ ràng nhất. Chỉ khi mẹ bị vỡ ối hoặc cảm thấy đau và các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, đó mới là dấu hiệu cho biết mẹ sắp đến ngày sinh.

Vậy bung nút nhầy khi nào sinh? Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ, nhưng chắc chắn không phải là ngay trong ngày. Thông thường, sau khi bung nút nhầy, mẹ có thể sẽ sinh trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh? [Nguồn ảnh: istockphoto]

Phải làm gì khi thấy bung nút nhầy cổ tử cung

ThS. BS. Ngô Thị Yên, Khoa Kế hoạch gia đình – BV Từ Dũ cho biết: Khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ kèm các cơn gò tử cung mạnh, thì cũng là lúc nút nhầy cổ tử cung bong ra để dọn đường cho bé chào đời. Các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện đều đặn từ 30 giây đến 1 phút cho 1 cơn và nghỉ từ 1 đến 2 phút. Khi cơn gò tử cung xảy ra, mẹ sẽ bắt đầu tiết dịch hồng, đây chính là nút nhầy cổ tử cung kèm theo một ít máu nên mẹ chớ quá lo lắng. Việc duy nhất mẹ cần làm đó chính là đến ngay các bệnh viện phụ sản để bác sĩ tiến hành theo dõi cũng như sẵn sàng “lâm bồn” bất cứ lúc nào nhé!

Khi thấy cổ tử cung bung nút nhầy mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng, mẹ không cần ngay lập tức nhập viện mà hãy chú ý theo dõi thêm một số dấu hiệu báo sinh nữa. Trong thời gian này, nếu có điều kiện, mẹ có thể chuẩn bị đồ đạc và đến bệnh viện trước để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Ngoài ra, nếu chưa đến ngày sắp sinh, để biết tiếp theo cần phải làm gì, mẹ hãy quan sát chất nhầy có màu gì, số lượng có nhiều không, có kèm với máu không, có mùi hôi khó chịu không? Nếu không có thì đó không phải là nhiễm trùng hay biến chứng gì trong thai kỳ nên mẹ không cần phải lo lắng. Thực tế, dù cho có bị bung nút nhầy, thai nhi vẫn an toàn vì bé còn được bảo vệ bởi túi nước ối mà. Nếu lượng chất nhầy tiết ra quá nhiều, bạn nên mặc tã hoặc dùng băng vệ sinh.

Nội dung liên quan:

Những dấu hiệu nhận biết mang thai trai hay gái

Một số dấu hiệu quan trọng để nhận biết mẹ sắp sinh

Bung nút nhầy chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức mà chỉ là dấu hiệu báo mẹ biết cơ thể đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở mà thôi. Để biết mình đã sắp sinh hay chưa, mẹ nên quan sát xem mình có những dấu hiệu dưới đây không nhé. Dấu hiệu nhận biết bà bầu sắp sinh:

Bầu tụt xuống và đi vệ sinh nhiều hơn

Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất khi mẹ bầu sắp sinh, mẹ có thể soi gương hay nhờ người thân quan sát đều thấy được tình trạng này vào những ngày cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do em bé đã xuống dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Và cũng chính vì vậy mà mẹ đi tiểu thường xuyên hơn do thai nhi đang chèn ép lên bàng quang. Lúc này, cảm giác trằn nặng ở bụng dưới nhiều hơn nên mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn, nặng nề hơn.

Các cơn co thắt chuyển dạ

Nếu tần suất các cơn gò tử cung diễn ra mạnh và liên tục khiến bạn cảm thấy đau không ngừng dù đã chuyển tư thế, đó là dấu hiệu cho biết bạn sắp sinh.

Một số dấu hiệu quan trọng để nhận biết mẹ sắp sinh [Nguồn ảnh: istockphoto]

Vỡ nước ối

Nước ối thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Túi ối vỡ cho thấy em bé đã bắt đầu sẵn sàng để chào đời. Thông thường, khi vỡ nước ối, bạn sẽ chuyển dạ sau 12-24 giờ. Khi bị bung nút nhầy và rỉ ối, mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh em bé, bạn có thể cảm thấy những cơn chuột rút ngày càng nhiều hơn. Kèm theo đó là tình trạng đau mỏi lưng và hai bên háng sẽ trở thành nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu mang thai, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ khớp ở hai vùng xương chậu và tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ bị kéo căng ra để cho em bé chào đời.

Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn

Bụng ngày càng to, gây chèn ép bàng quang sẽ khiến cho các mẹ phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có giấc ngủ hơn. Do đó, nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ thì bạn cũng nên tranh thủ chợp mắt để dưỡng sức cho giai đoạn sinh đẻ trước mắt.

Giảm cân hoặc ngừng tăng cân

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, cân nặng của bạn sẽ ổn định hoăc có xu hướng giảm cân. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn không cần lo lắng đến cân nặng của bé. Nguyên nhân là do lượng nước ối của mẹ giảm để chuẩn bị cho bé chào đời.

Giãn khớp

Khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở, dây chằng giữa các khớp xương sẽ trở nên mềm hơn, linh hoạt hơn để mở rộng khung xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ sắp tới của mẹ bầu.

Vừa rồi là tất tần tật những điều mẹ cần biết về bung nút nhầy cổ tử cung. Để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu nên tìm hiểu trước các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ để có những chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu chào đời nhé!

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ – Bệnh viện Từ Dũ

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Video liên quan

Chủ Đề