Business analyst thanh toán không yêu cầu kinh nghiệm năm 2024

Vai trò của một nhà phân tích nghiệp vụ không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về quy trình mà còn yêu cầu một loạt các kỹ năng quan trọng khác như giao tiếp, phân tích và làm việc nhóm. Ngày nay, khi các doanh nghiệp gồng mình khôi phục năng lực và giải quyết sự phức tạp của bối cảnh kinh doanh hậu đại dịch thì vai trò của BA trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đạt được thành công trong lĩnh vực này, có một số mẹo và lời khuyên quan trọng mà mỗi nhà phân tích nghiệp vụ nên biết. Đó là gì? Hãy cùng BAC khám phá 6 tips giúp Business Analyst thành công trong sự nghiệp với bài viết dưới đây nhé!

Phân tích nghiệp vụ là cầu nối giữa các phòng ban trong công ty với các công việc bao gồm tận dụng phân tích dữ liệu để xác định các yêu cầu, đưa ra đề xuất dựa trên dữ liệu thu thập được và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong tổ chức. Bất kể loại hình tổ chức nào, thành công của một BA đều đòi hỏi bộ kỹ năng và năng lực chuyên môn nổi trội.

Hiểu rõ về doanh nghiệp

Khi bắt đầu làm việc với doanh nghiệp mới, bước đầu tiên bạn nên làm là nghiên cứu sứ mệnh, giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp. Việc thấu hiểu doanh nghiệp từ bên trong có thể giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. Để làm tốt việc này, hãy sử dụng các kỹ năng và công cụ phân tích thị trường để giải mã và hiểu rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.

Phát triển kỹ năng phân tích

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một nhà phân tích nghiệp vụ là khả năng phân tích dữ liệu và thông tin một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi bạn cần nắm vững các quy trình, mục tiêu và yêu cầu của tổ chức. Việc nắm vững các quy tắc phân tích cùng khả năng xác định các mẫu và nắm bắt xu hướng dữ liệu sẽ giúp bạn tận dụng thông tin đó để đưa ra các quyết định có căn cứ, từ đó cung cấp giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Ngày nay, dữ liệu đã trở thành một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong thời đại kinh tế số. Dữ liệu cung cấp những thông tin cần thiết để BA điều tra và điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Với vai trò là một BA, sở hữu kiến thức vững chắc về toán học và xác suất thống kê cùng với kinh nghiệm làm việc với các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, SAS hoặc R chính là những lợi thế nổi bật của bạn.

Áp dụng phương pháp tiếp cận tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống [System Thinking] là một phương pháp tiếp cận và tư duy về cách nhìn nhận các hệ thống phức tạp. Nó tập trung vào sự tương tác và liên kết giữa các thành phần trong hệ thống để hiểu cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào.

Tư duy hệ thống đòi hỏi sự hiểu biết về cách mỗi thành phần ảnh hưởng đến các thành phần khác và cách toàn bộ hệ thống tác động đến các bên liên quan. Tận dụng tư duy hệ thống có thể giúp BA dễ dàng xác định các vấn đề cũng như tìm ra cơ hội tiềm ẩn để đề xuất ra các giải pháp khả thi nhằm tiếp cận đến các mục tiêu kinh doanh rộng hơn.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp tiếp cận tư duy hệ thống, bạn có thể tham khảo cuốn sách The Fifth Discipline của Peter Senge và những tác phẩm liên quan đến lĩnh vực quản lý chất lượng của W. Edwards Deming.

Chú ý đến từng chi tiết trong công việc

Chú ý đến các tiểu tiết nhỏ trong phân tích nghiệp vụ vô cùng quan trọng để xác định các yếu tố khác biệt, không nhất quán thậm chí là lỗi hay sai sót nghiêm trọng trong dữ liệu và thông tin. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác của các đánh giá đồng thời hỗ trợ việc phát triển các giải pháp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Chú ý đến từng chi tiết trong công việc giúp BA có cái nhìn toàn diện, tăng cường khả năng phân tích và hỗ trợ đưa ra quyết định chính xác. Ngoài ra, nó còn giúp BA xây dựng niềm tin nội bộ từ tất cả các bên liên quan. Như vậy, rèn luyện kỹ năng chú trọng đến từng chi tiết là một trong những lợi thế hàng đầu được các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các Business Analyst. Bằng cách nắm bắt cơ hội, phát triển điểm mạnh, bạn hoàn toàn có thể phát triển các giải pháp phần mềm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và người dùng.

Theo dõi và nắm bắt xu hướng ngành

Bằng việc tìm kiếm, tham gia các hội nhóm, kết nối mọi người cùng ngành đều mang đến những cơ hội quý giá để bạn học hỏi kiến thức về các phương pháp thực hành chuyên môn mới. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn phát triển và rèn luyện các kỹ năng chuyên môn.

Theo số liệu thực tế theo khảo sát phân tích tình trạng phân tích nghiệp vụ toàn cầu năm 2022 của IIBA, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo và phát triển nội bộ có thể giảm tỷ lệ nghỉ việc đồng thời nâng cao hơn kỹ năng của nhân viên. Đây là câu trả lời để giải thích tại sao 79% số người tham gia khảo sát cho rằng chủ doanh nghiệp hầu như luôn ủng hộ việc phát triển kỹ năng liên tục của nhân viên.

Một ví dụ khác dựa vào nghiên cứu của Citrix, báo cáo chỉ ra rằng 82% nhân viên và 62% giám đốc nhân sự cho rằng người lao động sẽ cần thường xuyên trau dồi các kỹ năng hiện tại cũng như tiếp thu những kỹ năng mới để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm trong tương lai.

Ngành công nghiệp và công nghệ ngày nay liên tục thay đổi và phát triển không ngừng. Rèn luyện mỗi ngày giúp BA cập nhật những xu hướng ngành, công nghệ và các phương pháp tiếp cận mới nhất trong lĩnh vực của mình. Điều này giúp BA duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo rằng kiến thức và kỹ năng luôn đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp.

Tận dụng cơ hội phát triển chuyên môn nghề nghiệp

Nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp giúp BA khám phá tiềm năng bản thân và mở ra cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hiện nay có rất nhiều cơ hội phát triển chuyên môn dành cho các chuyên gia phân tích nghiệp vụ, điển hình như các khóa đào tạo hay kỳ thi cấp chứng chỉ. Tận dụng những cơ hội này có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng mới và cập nhật các phương pháp hay nhất trong ngành. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

Chứng nhận phân tích nghiệp vụ

IIBA cung cấp một số chương trình chứng nhận cho các chuyên gia phân tích nghiệp vụ trên toàn cầu, cụ thể bao gồm:

  • Entry Certificate in Business Analysis [ECBA]
  • Certification of Capability in Business Analysis [CCBA]
  • Certified Business Analysis Professional [CBAP]

Những chứng chỉ này được công nhận trên toàn cầu và thể hiện chuyên môn cũng như cam kết chất lượng của nhà phân tích nghiệp vụ đối với nghề nghiệp. Sở hữu chứng chỉ giúp BA linh hoạt hơn trong sự nghiệp và tạo ra những cơ hội mới để phát triển và thành công.

Các khóa đào tạo và cấp chứng chỉ Agile

Các phương pháp Agile ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm. Các chương trình đào tạo về các kiến thức liên quan đến Agile và cấp chứng nhận có thể giúp BA hiểu rõ và áp dụng các phương pháp này tốt hơn.

Các khóa học đào tạo về phân tích và trực quan hóa dữ liệu

Ngày nay, Big Data giúp cung cấp thông tin và insights chi tiết từ lượng lớn dữ liệu, cải thiện quá trình nghiệp vụ của doanh nghiệp và phát hiện xu hướng mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khi dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng thì việc am hiểu và sở hữu chứng nhận về phân tích, trực quan hóa và giao tiếp dữ liệu là một lợi thế lớn. Ngoài các khóa học dựa trên kỹ năng thì bằng quản trị kinh doanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời để phát triển chuyên môn cho BA.

Như vậy, để thể hiện xuất sắc vai trò BA của mình trong doanh nghiệp, bạn cần luôn cập nhật các phương pháp tiếp cận mới nhất, hiểu rõ về cách khai thác dữ liệu. Đồng thời trau dồi các kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng thích ứng thông qua các cơ hội phát triển nghề nghiệp và chứng chỉ bất cứ khi nào có thể. Trên hết, kỹ năng cá nhân quan trọng nhất mà BA cần để thành công là sự kiên trì, nỗ lực không ngừng và không bỏ cuộc. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Tiếp tục ủng hộ BAC bằng cách truy cập

Mức lương của Business Analyst là bao nhiêu?

Lương Business Analyst theo cấp bậc, vị trí.

Business Analyst và Business Analytics khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt quan trọng giữa Business Analysis và Business Analytics là ở mục tiêu chính. Business Analysis tập trung vào việc hiểu rõ yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp hiện tại, trong khi Business Analytics tập trung vào việc sử dụng dữ liệu để đưa ra dự đoán và quyết định tương lai.

Muốn làm BA thì học ngành gì?

Để trở thành một Business Analyst, một lựa chọn phổ biến là học ngành Hệ thống thông tin quản lý [Management Information Systems]. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý mang lại lợi thế kết hợp kiến thức về kinh doanh và công nghệ thông tin.

Vị trí BA là gì?

Business Analyst [còn được gọi là BA] là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vị trí này còn có tên gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”.

Chủ Đề