Ca ngoi to quoccủa nhạc sĩ nào là ai?

Nhạc sĩ Hồ Bắc là một tên tuổi của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, những tác phẩm như "Làng tôi", hợp xướng "Ca ngợi Tổ quốc", ca khúc "Tổ quốc yêu thương"... xứng đáng là một trong những tác phẩm âm nhạc hay nhất về đề tài đất nước. Trò chuyện với nhạc sĩ Hồ Bắc trong một sáng đầu đông, chúng tôi càng hiểu thêm về một thế hệ đã dành trọn trái tim mình cho quê hương, đất nước.

Căn hộ của vợ chồng nhạc sĩ Hồ Bắc nằm trong khu đô thị hiện đại Mỹ Đình. Nơi đây, vừa thuận tiện cho việc đi lại mà vẫn có khoảng không gian yên tĩnh. Chỉ cần rời phòng khách, ra ban công là có thể nghe tiếng chim lao xao trên mỗi vòm cây, tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng ùa vào nhà. Khách tới chơi, người ra đón bao giờ cũng là vợ nhạc sĩ vì gần đây ông không được khỏe, đi lại có phần chậm chạp hơn xưa.

Nhạc sĩ Hồ Bắc đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm". Di chứng của lần bị ngã cách đây mấy năm khiến trí nhớ của ông có phần giảm sút, đôi khi nhớ nhớ, quên quên. Trong căn hộ của ông bà, ngoài những thứ liên quan tới âm nhạc, còn lại là các loại thuốc, máy kiểm tra sức khỏe. Bà tâm sự, hai vợ chồng đều đã có tuổi rồi, nay khỏe, mai yếu là thường tình nên lúc nào cũng phải chuẩn bị thuốc men sẵn sàng. Vừa rót nước mời khách, ông bà cho tôi xem album ảnh chụp cách đây mấy ngày nhân ông tròn 80 tuổi. Năm nay, các con đứng ra tổ chức một buổi tiệc ấm cúng để chúc mừng sinh nhật ông. Nhìn ông bà viên mãn trong từng khuôn ảnh, càng hiểu ở lứa tuổi này, dù là ai đi nữa thì niềm hạnh phúc nhất vẫn là con cháu thành đạt, hạnh phúc sum vầy. 

Trong căn phòng khách ấm cúng được ví như căn phòng của kỷ niệm bởi chứa đựng nhiều kỷ vật quý giá trong suốt cuộc đời làm âm nhạc của ông: bộ sưu tập đĩa nhạc cổ hàng nghìn chiếc, bộ dàn máy hát pôno cùng hai thùng loa mua từ những năm 70 của thế kỷ trước… tôi như được cùng sống lại những năm tháng thanh niên đầy say mê của người nhạc sĩ sinh ra trên quê hương quan họ.

Vợ chồng nhạc sĩ Hồ Bắc và các con cháu trong lần sinh nhật thứ 80 của ông.

Trong số những bức ảnh tư liệu quý của nhạc sĩ Hồ Bắc, tôi chú ý đến bức ảnh một người đàn ông trẻ trung với những ngón tay tài hoa trên chiếc đàn măng đô lin ở chiến khu Việt Bắc. Nhạc sĩ Hồ Bắc cho hay, đó là bức ảnh chụp ông năm 1949, là giai đoạn ông cho ra đời ca khúc nổi tiếng "Làng tôi". Dù tuổi đời của nó đã hơn 60 năm, dù đã từng có một "Làng tôi" nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao thì "Làng tôi" của Hồ Bắc cho đến nay vẫn có một đời sống riêng. Ông chia sẻ, cảm xúc để ông sáng tác ca khúc "Làng tôi" đến rất tình cờ. Một buổi chiều nơi chiến khu Việt Bắc, trong lúc ngồi thẩn thơ bên bờ suối, anh bộ đội trẻ Hồ Bắc nhìn dòng nước trôi bỗng thấy nhớ quê hương Kinh Bắc của mình da diết. Nhớ cảnh thanh bình của những làng quê miền quan họ, nhớ dòng sông Đuống lấp loáng gần nhà. Miên man trong nỗi nhớ ấy, những giai điệu tha thiết, những ca từ mộc mạc giản dị ùa đến từ lúc nào không hay: "Làng tôi sau lũy tre mờ xa/ Tình quê yêu thương những nếp nhà/ Làng tôi yên ấm bao ngày qua/ Những chiều đàn em vui hòa ca…". Nhạc sĩ Hồ Bắc kể: "Lúc đó viết ca khúc, tôi cũng chẳng nghĩ gì xa xôi, chỉ nghĩ đơn giản là viết lên tâm sự của lòng mình". Rồi sẵn có giọng hát truyền cảm, ông ôm đàn hát cho đồng đội cùng nghe. Sau này, "Làng tôi" được nhiều khán giả biết đến qua các giọng ca nổi tiếng như Thanh Hiếu, Huyền Nga, Minh Đỗ…

Khi sáng tác ca khúc "Làng tôi", nhạc sĩ Hồ Bắc mới tròn 19 tuổi và chưa từng học qua một lớp nào về thanh nhạc. Sinh năm 1930 tại thôn Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh, Hồ Bắc từ nhỏ đã có năng khiếu âm nhạc. Ngoài giọng hát trời phú, Hồ Bắc còn có khả năng chơi được rất nhiều loại đàn. Những người từng là học sinh trường cấp 3 Hàn Thuyên thuở ấy ai nấy đều ấn tượng với những đêm thơ nhạc của trường mà Hồ Bắc là Đội trưởng Đội văn nghệ. Những đêm có dàn đồng ca hoành tráng, đốt đuốc nhựa nhám bập bùng, ngâm thơ Hoàng Cầm và hát nhạc Hồ Bắc, tràn ngập một tình yêu Tổ quốc. Trong một lần đi công tác, Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên ghé thăm trường và tham dự đêm lửa trại do các học sinh tổ chức. Bộ trưởng đã tặng Đội văn nghệ 5 đồng bạc Đông Dương vì chương trình quá hay.

Có thể nói, Hồ Bắc đến với âm nhạc hoàn toàn bằng con đường tự học. Ông học bằng cách nghe nhiều các bản nhạc kinh điển của các nhạc sĩ trong, ngoài nước. Bộ sưu tập đĩa nhạc đồ sộ của ông hiện nay là kết quả của niềm đam mê ấy. Có đĩa nhạc mới ra là ông mua bằng được. Nhiều khi tiêu hết cả tiền lương vào việc mua đĩa. Ông cười: "May mà ngày ấy vợ tôi không cằn nhằn gì dù phải nuôi mấy miệng ăn". Mê tác phẩm kinh điển đến nỗi, khi sinh con gái, ông quyết định đặt tên con là Hồ Thiên Nga. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn dĩ cũng là người say mê đĩa nhạc cổ và có khá nhiều đĩa quý song đã phải "bái phục" khi nhìn thấy bộ sưa tập đĩa đồ sộ của ông.

Từ năm 1956, nhạc sĩ Hồ Bắc chuyển sang làm biên tập viên âm nhạc tại Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Đây là thời gian ông đi được nhiều và sáng tác được nhiều ca khúc hay.

Nhắc tới Hồ Bắc, ngoài ca khúc "Làng tôi", không thể không kể tới những tác phẩm như "Sài Gòn quật khởi", Hợp xướng "Ca ngợi tổ quốc", "Tổ quốc yêu thương"... Nói về ca khúc "Sài Gòn quật khởi", nhạc sĩ Hồ bắc chia sẻ: "Tết năm 1968, nghe tin Sài Gòn vùng lên, Huế vùng lên, cả miền Nam đang vùng lên, Hội Nhạc sĩ yêu cầu có ngay nhiều bài hát mới. Tôi tự nhủ, phải làm ngay, phải có ngay chứ. Tạm biệt những cuộc vui ngày tết, bỏ cả bữa cơm chiều ngày mùng 3 tết, nhờ vợ đưa các con đi chơi, tôi đóng cửa buồng lại, bật đèn lên. Chỉ còn lại tôi và cây đàn. Dù chưa một lần tới Sài Gòn nhưng lúc đó Sài Gòn như hiển hiện trước mắt tôi. Tôi tự nhủ, phải là một bản nhạc hùng tráng, đầy lòng tự hào, nhưng phải là những nét nhạc ngọt ngào, đằm thắm nhất. Bằng vốn sống tích lũy mấy chục năm, những nẻo đường đi qua, những con người đã gặp, những đô thị được giải phóng, bao nhiêu tình ý vui buồn… Cảm xúc ập đến hệt như bão lửa. Bài hát ra đời, ngay lập tức được phát trên đài phát thanh đã góp phần không nhỏ động viên tuổi trẻ, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những năm tháng chiến tranh ác liệt".

Nhạc sĩ Hồ Bắc là người điềm đạm, tinh tế và sâu sắc. Trong các tác phẩm của ông, ít thấy bóng dáng của tình yêu đôi lứa. Có lẽ cũng bởi cái tạng giản dị, ít nói về mình của ông. Hồ Bắc nhiều lần chia sẻ, sở dĩ các sáng tác của ông phần lớn dành tình cảm cho quê hương, đất nước vì "Tôi thấm thía công ơn nhân dân, công ơn Đảng. Không gì sung sướng hơn được ngợi ca, cổ vũ, biểu dương những thành tựu kỳ diệu của nhân dân, của Đảng". Những gì ông viết ra đều là những cảm xúc thật chắt từ sâu thẳm đáy lòng. Hợp xướng  "Ca ngợi Tổ quốc" ông viết vào năm 1960, nhân kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Quốc khánh ngày 2/9.

Sau 50 năm kể từ khi ra đời, hợp xướng vẫn luôn được trình diễn ở những chương trình ca nhạc hoành tráng, trang trọng nhất. Không chỉ có vậy, tác phẩm luôn được những người sống xa Tổ quốc biểu diễn trong những đêm giao lưu văn hóa. Nhiều người tâm sự rằng, khi nghe hợp xướng "Ca ngợi Tổ quốc" luôn thấy nghẹn lòng và trào dâng một lòng kiêu hãnh, tự hào là người con đất Việt. Có lẽ, điều làm nên sức sống mãnh liệt trong mỗi ca khúc của nhạc sĩ Hồ Bắc là tình cảm chân thật và cảm xúc mãnh liệt. Nói như nhà văn Đỗ Chu: "Giai điệu của Hồ Bắc giàu chất trữ tình và vững chãi, có sức lan tỏa, có sức đeo bám và đẹp, nó vừa như một lời tâm sự ấm áp lại trào dâng bát ngát, gần gụi và sang trọng"…

Bên cạnh ca khúc, một mảng nữa khá thành công trong sự nghiệp âm nhạc của Hồ Bắc - đó là nhạc phim. Nhiều bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam như "Bình minh trên rẻo cao" [đạo diễn Trần Đắc], "Sẽ đến một tình yêu" [đạo diễn Phạm Văn Khoa], "Một chiến công" [đạo diễn Nguyễn Đỗ Ngọc] đã được nhạc sĩ Hồ Bắc soạn nhạc. Đây không chỉ là nơi ông thỏa chí sáng tạo mà còn là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chính cho ông. Bà kể, mỗi lần ông nhận làm nhạc cho phim là nhiều đêm ông thức trắng trong phòng làm việc.

Suốt cả cuộc đời làm nghệ thuật, điều mà nhạc sĩ Hồ Bắc luôn tâm niệm trong sáng tạo nghệ thuật, bản thân anh nghệ sĩ là một thì vốn liếng cuộc đời là những mười; suốt đời anh sáng tạo, anh vẫn không miêu tả được hay, được đẹp bằng chính cuộc sống mà anh đang sống. Tâm niệm thế nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhạc sĩ Hồ Bắc cũng giữ cho mình tâm hồn rộng mở, yêu cuộc sống, tìm cảm hứng từ những sự kiện xã hội rộng lớn và biểu hiện bằng rung động tinh tế của tâm hồn. Với Hồ Bắc, viết về một vùng đất hay một ngành nghề cũng là viết về một con người cụ thể. Ca khúc của ông là cái tình gửi tới họ.

Ở tuổi 80, nhạc sĩ Hồ Bắc dường như đã có tất cả những điều mà cuộc đời một người thường mơ ước, một sự nghiệp âm nhạc đáng nể. Ông bảo, đến tuổi này, chỉ thấy tiếc giá như mình được học hành một cách bài bản hơn nữa thì hẳn sẽ có những công hiến lớn lao hơn

Khánh Thảo

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Trịnh Công Sơn [28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001]. Ông quê tại làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam thế kỷ 20.

Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa [do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt], Ca dao Mẹ, Ngủ đi con. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

Ca khúc Nối vòng tay lớn quen thuộc với nhiều thế hệ Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề