Các hình thức thanh toán tiền với siêu thj

Trên thực tế, các hoạt động này đã thay đổi trong những năm gần đây theo xu hướng tích cực: không còn hiện tượng người dân, công nhân tại các KCN-KCX xếp hàng dài để rút tiền tại máy ATM trong dịp cuối năm mà thay vào đó là thanh toán qua máy POS, qua mã QR; chuyển khoản… trở nên phổ biến hơn tại các siêu thị và trung tâm thương mại.

Tuy nhiên, để tiếp tục mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại các địa điểm này, làm cơ sở nền tảng và hiệu ứng lan tỏa tốt cho sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chung trong nền kinh tế, cần tiếp tục làm tốt, thực hiện đồng bộ các giải pháp về truyền thông và tổ chức hoạt động thanh toán. Đây, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm thực hiện và thực hiện thường xuyên, liên tục. Cụ thể:

Thứ nhất, làm tốt công tác truyền thông về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, với nội dung, chương trình kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển hiện nay. Trong đó, thông tin tuyên truyền về tiện ích của sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán cần khai thác triệt để tính năng, sự tiện ích và lợi ích mang lại về mặt thời gian, chi phí trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền là vượt trội so với thanh toán bằng tiền mặt. Đó là việc chỉ cần một chạm, một thao tác là khách hàng đã thực hiện xong giao dịch khi sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, mã QR… Các hính thức thanh toán này rất thuận lợi cho hoạt động mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng, đại lý bán hàng…và kể cả chợ truyền thống [nếu lắp đặt POS không dây hoặc bảng đặt mã QR]. Với việc dễ sử dụng, tiện ích và giảm tối đa thời gian giao dịch, thanh toán, bản thân những lợi ích vượt trội của các phương tiện thanh toán hiện đại này đã là sự truyền thông hiệu quả và không giới hạn. Song các TCTD, kể cả các doanh nghiệp cần quan tâm làm tốt công tác thông tin; tư vấn, hướng dẫn để người dân, khách hàng nắm rõ và hiểu rõ những tiện ích này, và cách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Ở góc độ quản lý vĩ mô, đây là hoạt động chung, là trách nhiệm cộng đồng bởi lẽ mang lại lợi ích toàn diện, không chỉ mở rộng và phát huy hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế mà còn mang lại lợi ích trực tiếp cho tất cả các bên liên quan: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; khách hàng và cho chính doanh nghiệp.

Thứ hai, thay đổi và tổ chức hoạt động thanh toán phù hợp với việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với phương thức thanh toán hiện đại và xu hướng ngày càng mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, nếu nhìn 15-20 năm trước đây, tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chỉ lắp đặt 1-2 máy POS cho một luồng thanh toán, còn lại các luồng thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, song đến thời điểm hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại đã trở nên phố biến hơn rất nhiều; gần như tất cả các luồng thanh toán đều đặt máy POS và bảng mã QR để người dân lựa chọn bên cạnh lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt; bằng thẻ ATM. Các hình thức thanh toán hiện đại qua thẻ, quét QR đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng, chỉ một thao tác là tính tiền xong, trong khi đó thanh toán bằng tiền mặt phải kiểm đếm, trả lại tiền thừa [nếu có] và các thao tác khác của người thu ngân và của cả khách hàng, mất thời gian hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, trung tâm mua sắm và các siêu thị, vì điều này cũng cần điều chỉnh lại, tổ chức và sắp xếp hoạt động thanh toán cho phù hợp với các hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt sao cho hợp lý, giảm bớt thời gian chờ đợi, xếp hàng thanh toán nhất là dịp cuối năm và Tết cổ truyền âm lịch. Có thể hình dung, việc phân luồng thanh toán như 15-20 năm trước đây sẽ trở lại, chỉ khác là thanh toán bằng tiền mặt sẽ được tổ chức riêng cho 1- 2 luồng thanh toán, còn lại chủ yếu là các luồng thanh toán không bằng tiền mặt.

Những giải pháp nêu trên không mới, song nếu được tổ chức và thực hiện sáng tạo, hiệu quả, thường xuyên và ở cấp độ nhiệm vụ chung, trách nhiệm cộng đồng sẽ thiết thực góp phần quan trọng thúc đẩy mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài nâng cao chất lượng hàng hóa, các nhà bán lẻ nội địa đang nỗ lực chuyển đổi theo hướng đa dạng phương thức thanh toán không tiền mặt nhằm bắt kịp xu hướng mới của người tiêu dùng.

Theo một báo cáo vừa được cổng thanh toán trực tuyến Payoo công bố, thanh toán không tiếp xúc đang trở thành hình thức được ưa thích hơn cả, đặc biệt với giới trẻ. Điều này xuất phát từ trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, an toàn và chủ động. Cùng với sự phát triển và phổ biến của thanh toán không tiếp xúc là sự chủ động của người dùng: tự chạm điện thoại, đồng hồ hay thẻ vào thiết bị thanh toán mà không cần thông qua thu ngân. Trong các phương thức thanh toán này, QR code trở thành xu hướng thanh toán phổ biến nhất và tỷ trọng thanh toán QR code ngày càng tăng.

Cụ thể theo Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam [Napas], quý 3-2023 vừa qua, thanh toán QR qua VietQR đã tăng trưởng gấp đôi về số lượng và đạt hơn 100 triệu lượt giao dịch/tháng. Trên hệ thống Payoo, thanh toán QR code trên nền tảng trực tuyến trong quý 3 tăng 6% số lượng và 30% giá trị so với quý trước. Tại quầy, thanh toán QR code tăng 8% về số lượng và gần 20% về giá trị, tăng 44% so với 3 tháng đầu năm.

Nắm bắt xu hướng trên, nhà bán lẻ Saigon Co.op cho biết đã bắt tay với các đối tác như MoMo, VNPAY, UrBox, Visa… để đa dạng phương thức thanh toán phục vụ khách hàng. Sự chuyển đổi của nhà bán lẻ này đã và đang giúp người tiêu dùng dễ dàng thanh toán khi mua sắm tại các siêu thị, giúp khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm tốt nhất ở hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op. Theo đó, người tiêu dùng ngoài thanh toán thẻ qua máy POS tại quầy còn có thể thanh toán QR code, ví điện tử…

Chủ Đề