Các ký hiệu trên đồ vật bằng nhựa giải thích các ký hiệu đó cách sử dụng an toàn

Hầu hết trên các món đồ nhựa như hộp nhựa, chai nhựa đều có ký hiệu dưới đáy. Tại sao phải đánh dấu như vậy? Tất cả đều có lý do nên nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe bản thân thì nên biết sớm điều này. 

Những món đồ nhựa khác nhau không chỉ ở tên gọi mà còn ở thành phần nhựa cấu tạo nên chúng. Mỗi loại đều được biểu thị bằng con số hoặc chữ cái nằm giữa hình tam giác nhỏ. Chi tiết này thường có ở đáy các sản phẩm nhựa. Phú Hòa An sẽ đi sâu “Giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa để giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm mà mình sử dụng.

Ý nghĩa của các ký hiệu trên đồ nhựa cho thấy điều gì?

Các ký hiệu trên đồ nhựa ẩn chứa rất nhiều thông tin cho người tiêu dùng. 

Thứ nhất, đồ nhựa được làm từ loại nhựa gì.

Thứ hai, sản phẩm có độc hại không.

Thứ ba, đồ nhựa đó có tái sử dụng được không.

Các ký hiệu này ẩn chứa nhiều thông tin quan trọng. Vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể ảnh hưởng và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe người dùng ở các cấp độ khác nhau. Như vậy, Phú Hòa An sẽ giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa với 7 loại nhựa thường được sử dụng như sau.

“Giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa

1. Số 1 – Nhựa PET [PETE]

Nhựa PET có tên khoa học là Polyethylene terephthalate. Đây là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhất là trong sản xuất các sản phẩm gia dụng như vỏ chai nước suối, nước ngọt, bao bì đóng gói,…

Loại nhựa này chỉ nên sử dụng một lần. Thực ra liên quan vấn đề này vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng bao bì nhựa PET vẫn có thể làm sạch để tái sử dụng. Bên còn lại cảnh báo việc tái sử dụng có thể làm tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Những chất này ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn cơ thể. 

Mặt khác, nhựa PET cũng rất khó làm sạch hoàn toàn, mức độ tái chế cũng thấp. Nên tốt nhất dùng một lần xong rồi thôi không nên tái sử dụng. 

2. Số 2 – Nhựa HDPE [HDP]

Nhựa HDPE hay còn gọi HDP có tên khoa học là high density polyethylene [nhựa nhiệt dẻo mật độ cao]. Loại nhựa này được ký hiệu số 2. Chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất trên các can nhựa, bình đựng sữa, đồ chơi trẻ em, chai nhựa đựng nước tẩy rửa,…

Trong số các loại nhựa thì HDPE được đánh giá cao về độ an toàn. Chúng không thải ra chất độc hại nào trong suốt quá trình sử dụng. Các chuyên gia khuyên dùng các đồ nhựa HDPE để đảm bảo an toàn nhất.

3. Số 3 – Nhựa PVC [3V]

Nhựa PVC có tên khoa học là Polyvinyl Clorua. Đây là loại nhựa mềm, dẻo thường dùng để làm các loại dây cáp, đường ống nước,… Nhựa PVC được tìm ra từ rất sớm. Chúng được sử dụng phổ biến trong xây dựng hơn cả. Trong loại nhựa này có chứa hai loại hóa chất độc hại ảnh hưởng đến hóc-môn. Chất này giải phóng chất độc hại khi ở nhiệt độ cao. Tốt nhất không nên dùng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống, không đựng đồ có nhiệt độ cao trên 81 độ C.

4. Số 4 – Nhựa LDPE

Nhựa LDPE là nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y tế,… Các sản phẩm làm từ nhựa LDPE không nên làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì có thể giải phóng các hóa chất.

5. Số 5 – Nhựa PP

Nhựa PP có tên khoa học là polypropylene. Đây là loại nhựa có nhiều ứng dụng đa dạng như sản xuất đồ gia dụng, bao bì thực phẩm, y tế,…. Nhựa PP có màu trắng gần như trong suốt, độ bền cao, nhẹ và chịu được nhiệt độ lên đến 167 độ C. Loại nhựa này chống ẩm và chất nhờn tốt.

6. Số 6 – Nhựa PS

Ký hiệu số 6 là nhựa PS có tên khoa học là Polystyren. Đây là loại nhựa cứng, không có mùi vị, hình thức đẹp, dễ gia công và dễ tạo màu. Nhựa PS thường dùng để sản xuất đĩa DVD, hộp xốp đựng thực phẩm, dùng trong lĩnh vực nhựa định hình,…. Nhưng với các sản phẩm làm từ PS không nên đựng thức ăn nóng hay quay trong lò vi sóng. Bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao thì Monostyren giải phóng ra lượng lớn làm ảnh hưởng đến gan.

7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu

Ký hiệu số 7 trên đồ nhựa là PC có tên khoa học là Polycarbonate. Đây là nhựa nhiệt dẻo vô định hình, không màu, trong suốt. Bản thân PC không độc hại nhưng lại chứa BPA nguy hiểm.

Nhựa Phú Hòa An đã “giải mã” các ký hiệu trên đồ nhựa cụ thể, chi tiết nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline – Email để được giải đáp.

Sự thật là, mỗi đồ dùng bằng nhựa mà chúng ta dùng hằng ngày đều có ký hiệu riêng. Có lẽ nhiều lần, bạn cũng đã từng thắc mắc liệu ký hiệu trên đồ nhựa, ly nhựa có ý nghĩa gì, có phải không?

Dĩ nhiên là chúng có ý nghĩa. Quan trọng hơn, các ký hiệu nhựa đó còn giúp bạn nhận biết loại nhựa mình đang dùng và chọn được đồ nhựa an toàn. 

Vì vậy, hiểu và giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa, giúp bạn có một cuộc sống tốt hơn. 

Muốn thế, bài viết dưới đây là những gì bạn cần. Đọc ngay nó nhé!

1. Ký hiệu hình tam giác có số bên trong

Quan sát thấy rằng, thường những ký hiệu nằm dưới đáy ly nhựa, chai lọ. Có hình tam giác bao quanh các con số từ 1 đến 7. Tùy từng loại bạn sẽ thấy những con số khác nhau. Đi kèm đó là các chữ viết tắt như nhựa PETE, PP, PS,…nằm ngay bên dưới tam giác. 

Tất cả chúng đều bao hàm các ý nghĩa sau: 

– Thứ nhất, đồ nhựa được làm từ loại nhựa gì

– Thứ hai, sản phẩm có độc hại không

– Thứ ba, đồ nhựa có thể tái chế hay không

Bởi vì mỗi loại nhựa sẽ chứa những chất hóa học có ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng ở các cấp độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về từng loại, bạn hãy đọc tiếp…

Số 1- Nhựa PET hay nhựa PETE [Polyethylene Terephtalate​]

– Loại nhựa trong suốt. Khả năng chịu nhiệt tốt, lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian ngắn [khoảng 2 phút]. Có thể cho vào tủ lạnh cả ngăn mát lẫn ngăn đông. 

– Nhiều người thường thắc mắc nhựa PET có độc không? Tuy nhiên, nhựa PET/ PETE tương đối an toàn cho sức khỏe.

– Khả năng ứng dụng cao: thường dùng để chế tạo vỏ chai đựng sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm…Đặc biệt, nhựa PET được dùng nhiều trong ngành nước giải khát như làm chai nhựa đựng nước ép, sữa tươi, nước suối, nước khoáng,…và làm ly nhựa dùng một lần đựng trà sữa đang “hot trend” là do những hạt vi nhựa của loại này không hòa lẫn vào dung dịch cho nên an toàn. 

– Khi sử dụng chai, bình bằng nhựa PET để uống nước hằng ngày, để đảm bảo an toàn sức khỏe, cứ 3 tháng thay cái mới và chỉ nên đựng nước nóng dưới 50 độ C. 

– Nhựa không thích hợp cho vào lò vi sóng. 

Số 2 – Nhựa HDPE

Polyethylene mật độ thấp [ LDPE ] là chất dẻo nhiệt dẻo làm từ ethylene monomer.

– Do có tính chất cứng nên loại nhựa này dùng để chế tạo bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. 

– Có thể chịu được nhiệt độ tới 110 độ C. Những vật dụng bằng nhựa HDPE cho được vào lò vi sóng ở công suất thấp [khoảng 800 W].

– Khi thấy ký hiệu số 2 tức là bạn có thể tái sử dụng. Tuy vậy có một lưu ý rất quan trọng, vì loại nhựa này khó làm sạch, nếu không loại bỏ hết thì chất bẩn sẽ trở thành ổ vi khuẩn độc hại.

Số 3 – Nhựa PVC

Với ký hiệu trên nhựa, ly nhựa là số 3, bạn biết được rằng: 

– Là vật liệu quen thuộc trong sản xuất áo mưa, vật liệu xây dựng [như ống nước,…].

– Không nên và không được đựng thực phẩm bằng loại nhựa này

– Cũng không được cho vào lò vi sóng, lò nướng. 

Số 4 – Nhựa LDPE

Khi kiểm tra dưới đáy hộp mì ăn liền, vỏ các loại bánh snack, bao bì đựng thực phẩm,…bạn sẽ nhận ra ký hiệu số 4 của nhựa LDPE.

LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp. 

Thông qua đó, bạn cần nhớ loại nhựa này không nên cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Vì tính chất dễ nóng chảy, không cẩn thận hóa chất nhựa hòa tan vào thực phẩm có hại cho sức khỏe. 

Số 5 – Nhựa PP [Polypropylene]

– Các loại hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước, vỏ ngoài của bình giữ nhiệt,…sẽ được gắn ký hiệu nhựa PP.

Ly nhựa đựng trà sữa, nước ép thường thấy cũng là từ nhựa PP do nhựa này an toàn với sức khỏe. Đây cũng sản phẩm được dùng nhiều trong in ấn ly nhựa, được nhiều cửa hàng trà sữa, nước ép ưa thích. 

– Chịu được nhiệt lên tới 167 độ C, yên tâm sử dụng trong lò vi sóng, máy rửa chén và tủ lạnh. 

Không ít các khách hàng khi sử dụng đặt ra câu nhựa pp 5 có độc hại không? Rất nhiều sản phẩm gia dụng làm từ vật liệu nhựa này. Thế nên PP hoàn toàn không gây ra những vấn đề xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy rằng nó vẫn là nhựa có thời gian phân hủy lên tới hàng ngàn năm và là nguyên nhân của ô nhiêm môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Nhưng vì có thể tái chế nhựa thay vì thiêu hủy thì nó vẫn là nguyên liệu chính để sản xuất và chế tạo nhiều đồ dùng phục vụ đời sống.

Số 6 – Nhựa PS 

Nhựa ps có an toàn không?

Chúng ta sẽ bắt gặp ký hiệu tam giác có số 6 bên trong ở những hộp xốp đựng đồ ăn nhanh, chén đĩa dùng 1 lần, các hộp xốp dùng để ướp lạnh,…

– Nhựa ps có an toàn không thường là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Thực tế, nhựa số 6 PS không hề an toàn để đựng thức ăn nóng [trên 70 độ C] vì ở nhiệt độ cao, lượng Monostyren [chất có hại trong nhựa PS] sẽ giải phóng và dễ thấm vào đồ ăn. Vì vậy, không thích hợp dùng để in ấn. 

– Lưu ý những đồ dùng nhựa số 6 PS không nên cho vào lò vi sóng.

Số 7 – Other 

Số 7 ám chỉ những loại nhựa còn lại, phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan:

+ Nhựa PC thường là vật liệu để sản xuất ra bình đựng nước, bình sữa em bé, hộp đựng thực phẩm,… 

Vì sao không nên sử dụng loại sản phẩm nhựa có kí hiệu số 7? Do chúng có chứa chất BPA [Bisphenol A] được cho là không an toàn, gây ung thư cho người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, “Vào năm 2014, FDA [Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ] đã công bố và khẳng định, xác nhận ngưỡng an toàn khi tiếp xúc hằng ngày với những vật dụng bằng nhựa PC là 50 µg/kg [khoảng 23 µg/lb]. Qua đó kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép”. Vì vậy, ngày nay, rất nhiều đồ dùng bằng nhựa, kể cả ly nhựa sẽ có thêm chữ BPA Free – nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư.

Như vậy, giờ đây bạn có thể trả lời ngay nhựa BPA Free là gì một cách dễ dàng. Đó là một loại nhựa trong quá trình sử dụng không gây nên những tác động xấu đến cơ thể người tiêu dùng.

Nhựa bpa free là gì?

+ Nhựa Tritan với đặc điểm trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng. Nhà sản xuất bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,…sẽ dùng nhiều loại nhựa này. 

Đôi khi, bạn không tìm thấy ký hiệu nhựa số 7 trên một vài sản phẩm. Lúc đó cần ngầm hiểu rằng đây là loại nhựa bạn không nên sử dụng. Tốt hơn hết chọn loại có chữ BPA Free hoặc có giấy chứng nhận từ bộ y tế. 

Đa phần những loại nhựa kể trên phần lớn là nhựa nhiệt dẻo, thông qua quá trình ép phun tạo hình mà thành. Không giống như nhựa phân hủy sinh học, chúng tồn tại lâu trong môi trường và một trong số chúng tạo thành rác thải nhựa nguy hại.

Song song với những ký hiệu bằng số, thì đôi lúc trên các sản phẩm nhựa còn có những ký hiệu khác như trong ảnh. Bên cạnh đó, ký hiệu tái sử dụng cũng giúp ích nhiều cho bạn khi sử dụng. Thực tế không có một ký hiệu thống nhất cho việc đồ nhựa này có thể tái sử dụng hay không, mà dựa vào loại nhựa để nhận biết, chẳng hạn như nhựa PET số 1, HDPE số 2 có thể dùng lại.

Thông qua việc giải mã các ký hiệu trên đồ nhựa, ly nhựa, chúng ta biết được đâu là nhựa tốt hay nhựa xấu để chọn mua đồ dùng phù hợp. Và người kinh doanh bao bì thực phẩm như chai nhựa, ly nhựa cũng chọn ra loại nhựa để in ấn logo, thương hiệu an toàn cho khách hàng. Với phương châm đảm bảo tuyệt đối sức khỏe khách hàng, Bình Long luôn sử dụng nhựa PET và nhựa PP trong tất cả các sản phẩm ly nhựa của mình. Ly nào dùng một lần và có thể tái chế đều được Bình Long thông tin rõ ràng đến mọi người. Sản phẩm ly nhựa Bình Long đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế. 

Video liên quan

Chủ Đề