Cách bảo quản sữa không dưỡng đã mở nắp

Xem ngay cách bảo quản sữa ông thọ hiệu quả khi bạn đã lỡ mở nắp nhưng không sử dụng hết nhé. Sữa mang nhiều thành phần bổ dưỡng nên cũng rất dễ bị hỏng, nấm mốc,...nên rất cần được bảo vệ kỹ lưỡng. Đôi khi, bảo quản tủ lạnh vẫn bị hỏng.

Sữa ông thọ được rất nhiều người Việt Nam sử dụng từ xa xưa cho đến nay. Loại sữa này có vị ngọt đậm nhưng sẽ vơi dần nếu kết hợp với nước hay những thực phẩm khác. Sữa ông thọ rất dễ sử dụng, kết hợp được với rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, sữa cũng rất bị dễ hỏng nên cần có cách bảo quản sữa ông thọ hợp lý khi đã mở nắp ra rồi. Cùng xem những cách sau nhé.

1. Tại sao sữa ông thọ dễ hỏng?

Sữa đặc đúng chuẩn sẽ là loại mịn, không có dấu hiệu bị vón cục, màu sắc thông thường là vàng kem và đặc biệt phải có vị thơm ngọt đặc trưng.

Một lon sữa đặc trước khi ra thị trường luôn phải trải qua các quy trình chặt chẽ để vô trùng, tiệt trùng,... Vỏ lon sữa ông thọ phải được làm bằng loại hợp kim chắc chắn, được đậy thật kín, không thể để cho không khí được lọt vào. Nguyên nhân khiến chúng bị nấm mốc thường thấy là:

1.1. Do quá trình vận chuyển

Tuy đã trải qua quá trình đóng hộp rất cẩn thận nhưng nếu vận chuyển đường dài, va chạm mạnh hoặc quá trình bốc dỡ hàng hóa không đúng cách,...làm cho vỏ lon bị móp, méo, thủng,...cũng sẽ khiến  sữa ông thọ bị hỏng, bị nấm mốc.

1.2. Do dùng trong thời gian dài

Khi sử dụng quá lâu ngày, các vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào sữa và làm cho chúng bị nấm mốc, có mùi, biến đổi màu.

1.3. Bảo quản sữa đặc sai cách

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho sữa ông thọ xuất hiện nấm mốc chính là do bảo quản không đúng cách. Sữa đặc sẽ không thích ứng được với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ cao hay nơi có độ ẩm cũng không phải là điều kiện lý tưởng để bảo quản sữa  ông thọ mà chính là điều kiện vô cùng thích hợp cho nấm mốc hoành hành.

Cách Bảo Quản Sữa Ông Thọ - Sữa đặc

2. Cách bảo quản sữa ông thọ đã mở nắp

2.1. Đậy kín sữa sau khi sử dụng

Khi đã mở nắp ra nhưng sử dụng không hết được lượng sữa trong lon thì hãy bảo quản bằng cách đậy kín nắp lại. Việc đậy kín nắp sẽ làm giảm đi nhiều nguy cơ nấm mốc hay kiến xâm nhập vào sữa. Bạn có thể sử dụng một chiếc bịch ni lông sạch đập theo đường nắp của lon sữa rồi buộc dây thun vào. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ giúp bạn bảo quản sữa ở thời gian ngắn thôi nhé. Hãy đặt lon sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng hay nhiệt độ ẩm ướt nhé.

Một cách nữa để sữa ông thọ không bị kiến bu vào là là đặc lon sữa vào trong 1 chiếc chén chứa 1 lượng nước vừa đủ. Lưu ý là để lon sữa đứng vững, tránh nghiêng ngã sẽ bị nước vào nhé. Đây là cách bảo quản sữa ông thọ không cần tủ lạnh rất hiệu quả đấy.

2.2. Bảo quản sữa trong tủ lạnh

Nếu nhà ai có tủ lạnh thì việc bảo quản sữa ông thọ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy đặt lon sữa vào 1 góc an toàn trong ngăn mát của tủ lạnh, tránh xa những vị trí có nước nhỏ xuống dễ gây hư hỏng, biến chất của sữa. 

Sữa khi bảo quản trong tủ lạnh có lợi thế là lâu hỏng hơn so với việc để sữa ông thọ ở bên ngoài. Tuy nhiên, sữa để trong tủ lạnh rất dễ bị đặc lại, rất khó để sử dụng. Bên cạnh đó, sữa ông thọ nếu để quá lâu trong tủ lạnh thì các chất dinh dưỡng cũng dần bị mất đi, thậm chí là mất hết và chỉ còn sót lại mỗi đường thôi. Do đó, bạn chỉ nên bảo quản tối đa 1 tuần trong tủ lạnh.

Bảo quản sữa đặc

3. Một số món ngon từ sữa đặc

Sữa đặc rất quen thuộc với đời sống của chúng ta song bạn đã biết cách chế biến sữa thành những món ăn ngon bổ dưỡng cho cơ thể chưa. Dưới đây là 1 số món ngon ấy:

  • Bánh flan sữa đặc.
  • Trái cây dầm sữa đặc: Những loại trái cây thường được ăn chung với sữa ông thọ có thể kể đến như: Bơ dầm sữa đặc, dâu dầm sữa đặc, mãng cầu dầm,...
  • Sinh tố trái cây: Cũng từ những loại trái cây trên, chúng ta có thể mang xay thành sinh tố với 1 ít sữa đặc để tăng thêm hương vị thơm ngon.
  • Gà chấm nước sốt từ sữa đặc.
  • Sữa chua.
  • Sườn nướng sữa đặc.
  • Chè đậu xanh sữa đặc.
  • Pancake trái cây sốt sữa đặc và mật ong.
  • Chè bắp hạt sen + sữa đặc.
  • Thịt ba chỉ rim sữa đặc.
  • Bánh sữa.
  • Salad rau trộn sữa đặc.
  • Xôi đậu phộng sữa đặc.
  • Nama chocolate dẻo dẻo sữa đặc và bột cacao.
  • Thạch thanh long sữa đặc.
  • Tôm rim sữa đặc.
  • Trà sữa,...

Trên đây là những cách bảo quản sữa ông thọ tiện ích mà bạn nên nắm để có thể sử dụng sữa đã mở nắp được lâu hơn. Đừng nên sử dụng sữa đặc đã hết hạn hoặc đã bị nấm mốc nhé. Đây là nguồn gây bệnh vô cùng nguy hiểm đấy. Cùng với việc có những bữa ăn ngon từ sữa đặc, hãy tập luyện thêm thể thao để bảo vệ sức khỏe nhé. Những chiếc máy chạy tại chỗ, xe đạp tập,... đến từ thương hiệu thể thao Elipsport sẽ giúp bạn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Làm thế nào để bảo quản sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng đúng cách?

Sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng là 2 loại sữa phổ biến nhất trên thị trường. Sự khác biệt lớn nhất giữa chúng là phương pháp khử trùng.

Sữa tươi vắt có thể mang vi khuẩn, do đó, nó không thể được uống trực tiếp mà phải khử trùng trước. Hiện nay có ba cách để khử trùng sữa, bao gồm:

- Thanh trùng ở nhiệt độ thấp, sữa được làm nóng đến 63 độ C - 65 độ C trong 30 phút.

- Thanh trùng ngắn hạn ở nhiệt độ cao duy trì ở 72-76 độ C trong 15 giây [hoặc 80-85 độ C trong 10-15 giây].

- Tiệt trùng tức thời với nhiệt độ cực cao 132 độ C trong 2-4 giây.

Hai phương pháp đầu tiên tạo ra loại sữa được gọi là sữa thanh trùng, sữa đã được xử lý để tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong sữa và đảm bảo rằng lượng vi sinh vật có lợi vẫn còn trong sữa.

Do đó, nếu để sữa thanh trùng ở nhiệt độ phòng, các vi khuẩn có lợi trong sữa sẽ nhân lên một cách nhanh chóng, khiến sữa bị hỏng trong thời gian ngắn. Vì vậy, sữa thanh trùng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp ở toàn bộ quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Nhiệt độ hoàn hảo để bảo quản sữa thanh trùng thường là 2-6 độ C và có thể được lưu trữ trong 7-15 ngày khi chưa mở nắp.

Trong khi đó, với phương pháp khử trùng thứ 3 - tiệt trùng, sữa thành phẩm được gọi là sữa tiệt trùng, tức là quá trình khử trùng đã tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong sữa [cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại]. Do sữa không còn chứa vi khuẩn nên nó có thể được bản quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian dài hơn sữa thanh trùng, khoảng 6 tháng đến 1 năm khi chưa được mở ra.

Sau khi đã mở sữa ra, còn có thể bảo quản bao lâu?

Với mỗi loại sữa khác nhau, sau khi mở ra, thời gian bảo quản của chúng cũng rất khác nhau. Thời hạn sử dụng của sữa thanh trùng sau khi được mở và bảo trong tủ lạnh được rút ngắn rất nhiều, nhiều nhất là 1-2 ngày. Trong khi đó, sữa tiệt trùng sau khi mở cũng phải được bảo quản trong tủ lạnh và thời gian bảo quản còn lại chỉ là 3-5 ngày.

Điều này là bởi trong môi trường nhiệt độ thấp của tủ lạnh, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các vi khuẩn sẽ chậm lại, nhưng một số vi khuẩn ở nhiệt độ thấp vẫn có thể phát triển và sinh sản. Nếu bạn ăn sữa bị nhiễm loại vi khuẩn này, nó sẽ gây ra các bệnh đường ruột. Biểu hiện lâm sàng chung là tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Nếu không bảo quản trong tủ lạnh, thời gian hỏng của cả 2 loại sữa sẽ càng được rút ngắn hơn, chỉ 3-4 giờ đồng hồ.

Do đó, sau khi mở sữa, trong mọi trường hợp, hãy uống càng sớm càng tốt. Tốt nhất là bạn nên để nó trong tủ lạnh sớm nhất có thể để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm chậm sự hư hỏng của sữa.

Vậy còn sữa chua thì sao?

Sữa chua bắt buộc phải được giữ ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh. Điều này là bởi nếu được để ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua sẽ không được kiểm soát và phát triển nhanh chóng mặt, chúng lên men tự do với đường sữa trong sữa chua, làm cho sữa chua ngày càng chua hơn và hương vị không còn ngon nữa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện một loại sữa chua có thể được để ở nhiệt độ bình thường. Thực tế, loại sữa này đã phải trải qua quá trình thanh trùng ở nhiệt độ cao sau khi lên men sữa chua ở nhiệt độ thấp với vi khuẩn axit lactic để giết chết tất cả các vi khuẩn axit lactic đã được lên men trong sữa chua.

Do đó, loại sữa chua có thể được để ở nhiệt độ thường này gần như vô trùng, có thể được bảo quản ở nhiệt độ 4-25 độ C trong khoảng 6 tháng mà không cần thêm bất kỳ chất bảo quản nào.

Nguồn: QQ, Kknews

Video liên quan

Chủ Đề