Các loại tưởng tượng tâm lý học

1.Các loại tưởng tượng :

-Tưởng tượng tích cực :

+ KN :loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu kích thích tính tích cực

thực tế của con người . Tưởng tượng tích cực gồm hai loại tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng

sáng tạo

+ Tưởng tượng tái tạo : là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng

tượng dựa trên sự mô tả của người khác của sách vở tài liệu

+Tưởng tượng sáng tạo: là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có kinh nghiệm cá nhân cũng

như kinh nghiệm xã hội .Tính chất mới mẻ độc đáo và có giá trị đặc điểm nổi bật của loại tưởng

tượng này Đây là mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo[ trong nghiên cứu khoa học

hoạt động nghệ thuật ]

-Tưởng tượng tiêu cực:

+ Kn: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống vạch ra

những chương trình hành vi không được thực hiện tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng để thay

thế hoạt động ảnh ảnh

+ Có thể xảy ra có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong

cuộc sống người ta còn gọi lại tưởng tượng này là sự mơ mộng Đây là một hiện tượng thường có

ở con người xong nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một lệch lạc của sự phát triển nhân cách .

+ Tưởng tượng tiêu cực Có thể xảy ra không chủ định điều này chủ yếu xảy ra khi ý thức h

thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu khi con người ở tình trạng không hoạt động ngủ chiêm bao trong

trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lý của ý thức [Ảo giác ,hoang tưởng ]

-Ước mơ và lý tưởng :

Khái niệm Ước Mơ : Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai biểu hiện những mong

muốn ước ao của con người

Khái niệm Lý Tưởng : có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ dưới tưởng là một hình ảnh mẫu

mực trói lại rực sáng cụ thể hấp dẫn của tương lai mong muốn Nó trở thành động cơ mạnh mẽ thúc

đẩy con người vươn tới tương lai

3. Cách sáng tạo mới trong tưởng tượng

Nhấn mạnh một thuộc tính một bộ phận nào đó của đối tượng Đó là cách tạo hình ảnh mới bằng

việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó một mối quan hệ nào đó

của một vài sự vật hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác Một biến dạng của phương

pháp này là sự cường điệu của một sự vật hiện tượng nào đó

Chắp ghép [ kết dích] đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau

thành một hình ảnh mới .Ở đây các bộ phận hình thành hình ảnh mới không bị thay đổi chế biến mà

chỉ được ghép lại với nhau một cách đơn giản nhưng phải tuân theo quy luật xác định

Liên hợp Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên kết các bộ phận của nhiều sự vật khác

nhau Mặc dù cũng kết dính các bộ phận của nhiều sự vật khác nhau xong hình ảnh mới được tạo

ra này bài được tạo ra bằng cách này , các bộ phận đã cải biên sắp xếp trong tương quan mới

Cách tưởng tượng này là một sự tổng hợp mang tính sáng tạo rõ rệt nó thường được sử dụng

trong sáng tác văn học nghệ thuật và trong sáng chế Kỹ thuật

[Last Updated On: 31/08/2021 by Lytuong.net]

Mục lục

  • Tưởng tượng là gì?
  • Các loại tưởng tượng
  • Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng

Tưởng tượng là gì?

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có [những hình ảnh cũ trong trí nhớ]

Trong khi tạo ra một biểu tượng mới nào đó trong trí tưởng tượng, con người không thể tưởng tượng ra một điều gì hoàn toàn mới chưa được tri giác bao giờ. Khác với tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách hoàn toàn chính xác mà chỉ là một mô hình để kiểm nghiệm mà thôi.

Các loại tưởng tượng

Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại tưởng tượng

Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.

Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây dựng nên những hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định. Tưởng tượng có chủ định bao gồm:

  • Tưởng tượng tái tạo: là những tưởng tượng tạo nên những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân, nhưng không mới đối với loài người, hoặc dựa trên sự mô tả của người khác.
  • Tưởng tượng sáng tạo: là tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân và xã hội, biểu hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị như trong sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…

Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng

Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau:

  • Thay đổi độ lớn, kích thước, số lượng của vật hay của các thành phần của sự vật so với thực tế [người khổng lồ, Phật nghìn mắt nghìn tay…]
  • Kết hợp, gắn vào tưởng tượng của mình những thành phần hoặc những nguyên tố bị tách rời từ các đối tượng khác nhau tạo nên một biểu tượng mới chưa hề tồn tại trong thực tế [con rồng, lân…]
  • Tạo nên hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh một tính chất hoặc một yếu tố nào đó của đối tượng. Đây là hình thức cường điệu vấn đề [tranh châm biếm].
  • Tạo ra một hình tượng mới sau khi khái quát các nét có chung ở nhiều đối tượng cùng loại [kiểu mẫu hóa một hình tượng trong văn học]. Đây có thể được xem là phương pháp điển hình hóa, tổng hóa sáng tạo, khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.

Chủ Đề