Các món ăn ngày tết việt nam

Ai trong mỗi chúng ta đến độ cuối năm, đón Tết Tây vừa xong là lại mong Tết Việt. Bởi vì chỉ thực sự Tết Việt chúng ta mới cảm nhận rõ không khí ngày đầu năm, từ những phong tục đặc trưng đến những món ăn không thể thiếu.Mâm cỗ ngày Tết truyền thống Việt Nam

1. Bánh chưng , bánh tét

 

Miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam lại có bánh tét, đều được làm từ gạo nếp dẻo, nhân đậu xanh ngọt bùi cũng thịt tiêu bên trong, đây là một loại bánh đặc trưng đại diện cho Tết Việt. Nói đến “về quê ăn Tết” ai trong chúng ta cũng đều có hình ảnh ngồi phụ mẹ gói bánh chưng xanh, đêm thì quây quanh bếp lò, chốc chốc mở nắp xem khi nào mới chín.

Các món ăn ngày tết việt nam

Bánh tét là món không thể thiếu vào dịp Tết

2. Thịt kho hột vịt

 

Vào ngày 29 tết hay đêm giao thừa ở miền Nam là nhà nào cũng bắt một xoong thịt kho hột vịt, để lửa riêu riêu hâm ăn chừng 3 mùng ngày Tết. Thông thường vào ngày đầu năm chợ sẽ không mở cửa, nên nhà nào cũng nấu một nồi cơm nóng rồi ăn với thịt kho. Không hiểu từ đâu mà món ăn gần gũi tưởng chừng như không có gì đặc biệt này lại là món ăn đặc trưng cho ngày Tết, nhưng nếu thiếu người miền Nam sẽ chẳng cảm nhận được hương Tết ấm cúng gia đình.

 

3. Thịt ngâm nước mắm

Thịt ngâm nước mắm là một cách muối thịt của người dân các tỉnh miền Trung. Nấu sôi một nồi nước mắm lớn với đường, để nguội rồi xếp từng cục thịt luộc gọn gàng vào hũ, cho xăm xắp nước mắm vào, đóng nắp để tầm 3 – 5 ngày là ăn được. Các lát thịt được cắt mỏng giòn săn, ăn với bánh tráng và rau sống vô cùng vừa miệng.

Các món ăn ngày tết việt nam

Thịt ngâm nước mắm

4. Dưa, cải, hành muối chua

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây Nêu, tràng pháo, bánh Chưng xanh”.

Câu ca dao này cũng đã nói lên những đặc trưng trong Tết nguyên đán, và tất nhiên không thể thiếu dưa hành. Nếu ở miền Bắc là dưa hành muối thì miền Nam miền Trung thường là củ kiệu muối. Đây là món ăn thường được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét để đỡ ngán vì gạo nếp quá nhiều.

 

5. Gà luộc

Không chỉ ngày Tết mà trong mọi tiệc tùng, hội làng, đám cưới Việt đều có món gà luộc. Đây là một món ăn mừng đặc trưng của dân ta, thể hiện cho sự đầy đủ và lòng thành khi cúng bái. Chính vì vậy mâm cỗ mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình sẽ luôn có gà luộc, xôi gấc đi kèm.

6. Xôi gấc

Ăn thịt gà mà không có xôi thì sẽ chẳng thể nào vừa miệng, đây là một bộ đôi hoàn hảo luôn đi cùng với nhau trong lễ Tết. Ngày Tết ở miền Bắc mọi người thường hay nấu xôi gấc, vì ông bà xưa quan niệm rằng màu đỏ là màu của may mắn, chuyện vui, hỷ sự. Ăn thịt gà và xôi gấc là mong cầu một năm đủ đầy, an yên, may mắn đến với gia đình mình.

Các món ăn ngày tết việt nam

Xôi gấc là món ăn quen thuộc của người Việt

7. Chả giò

Chả giò được làm từ thịt heo giã nhuyễn rồi gói bằng lá, tạo thằng những cây trụ to, được hấp chín. Chả giò là món ăn có mặt trong ngày Tết bởi vì đây là một món ăn có thể để lâu, không cần chế biến cầu kì, dự trữ cho những ngày đầu năm phiên chợ không mở. Từng khoanh thịt săn, dai, tròn mịn đẹp mắt không chỉ nhìn ngon miệng mà còn là món quà lí tưởng để biếu người thân, họ hàng.

8. Nem rán

 

Người miền Bắc rất thích nem rán và luôn có ở bếp để sẵn sàng ấm no đón Tết. Món ăn này được rán vàng óng, bên trong là thịt, mộc nhĩ và giá. Mọi người thường ăn nem rán với rau sống, cuốn bánh tráng và chấm với nước mắm, thực sự những ngày vui chơi này nếu ăn một bữa cơm bình thường thì chưa đủ đặc biệt đúng không, những bữa ăn vừa gọn vừa ngon như thế này mới là lí tưởng.

 

9. Nem chua

Nem chua được làm từ thịt heo xay nhuyễn, sau khi tẩm ướp hết các gia vị sẽ được gói trong lá ổi, lá chùm ruột. Sau vài ngày ủ chua, khi ăn bạn sẽ cảm nhận vì dai dai, cay cay, chua thanh đầu lưỡi.

Nếu như miền Bắc thường có chả giò thì miền Trung lại có nem chua, đây là một loại đặc sản thường thấy nếu bạn ra Bình Định. Không chỉ dùng với bánh tráng, rau sống mà các ông bố, chú bác thường lấy nem làm mồi uống với ngụm rượu cay xè hết sẩy.

Các món ăn ngày tết việt nam

Nem chua truyền thống

10. Thịt đông

Thịt đông là một món ăn truyền thống vào dịp Tết, nhất là ở miền Bắc. Bởi vì món thịt đông này sẽ săn lại, giòn, ăn ngon hơn khi không khí càng lạnh. Món thịt đông này được làm từ nấm, chân giò, tai, bì heo, nêm nếm tiêu cộng thêm gia vị vừa miệng. Món thịt đông này có thể xem như thay thế thịt ngâm mắm ở miền Trung, chắm nước mắm rồi ăn với cơm, dưa hành vào ngày Tết sẽ vô cùng hấp dẫn.