Soạn văn 7 bài sống chết mặc bay năm 2024

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

Soạn văn 7 bài sống chết mặc bay năm 2024

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Sống chết mặc bay”.

{ads_vuong}

Nội dung chính

1. SOẠN VĂN SỐNG CHẾT MẶC BAY SIÊU NGẮN

Tóm tắt

Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

– Phần 2 (tiếp… điếu, mày): Sự vô tách nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại.

– Phần 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh sầu thảm

Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Trả lời:

Chia làm 3 đoạn:

– Đoạn 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ

– Đoạn 2 (tiếp… điếu mày): Sự vô trách nhiệm, mất nhân tính của bọn quan lại

– Đoạn 3 (còn lại): Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than

Câu 2: Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

  1. Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
  1. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
  1. Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
  1. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

Trả lời:

  1. Hai mặt tương phản:

– Một bên là cảnh dân làng đang vật lộn với mưa gió để hộ đê thật thảm thương.

– Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc bỏ mặc dân chúng

  1. Phân tích:

– Cảnh người dân vật lộn với mưa gió:

+ Trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao, đê đang bị lở, người dân đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm trong biển nước

+ Hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ ra sức giữ gìn

+ Kẻ thuổng, người quốc, kẻ đội đất kẻ vác tre nào đắp nào cừ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

– Cảnh bọn quan lại nhàn hạ ung dung:

+ Quan ngồi trong đình cao ráo, vững chãi, đánh tổ tôm

+ Trong đình uy nghi, sa hoa có người hầu kẻ hạ

+ Quan chỉ quan tâm đánh bạc không thèm quan tâm đến cảnh dân chúng ngoài kia.

  1. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê:

– Chỗ ở: Trong đình cao ráo, an toàn, uy nga, đường bệ

– Điều kiện sinh hoạt: Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài.

– Cách ngồi, tư thế: Ung dung, nhàn hạ, hưởng thụ

– Giọng điệu: Oai hách, gắt gỏng khi có người vào báo tình hình, quát tháo khi có người báo tin đê vỡ, vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ

Đó là tên quan tham lam, độc ác vô trách nhiệm, vô nhân tính

  1. Dụng ý của tác giả

+ Cảm thông, xót thương cho số phận của những người dân nhỏ bé

+Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

Câu 3: Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  1. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?
  1. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Trả lời:

  1. Trời mỗi lúc mưa một to, nước sông dâng, các khúc đê bị lở ngày càng nhiều, tiếng trống, tiếng ốc, tiếng người gọi nhau sang hộ mỗi lúc thêm ầm ĩ, sức người mỗi lúc một kiệt, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đê vỡ.
  1. Tên quan phụ mẫu mê tỏ tôm mà không ra chỉ đạo dân chúng hộ đê, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân, và rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc sung sướng khi ù được một ván lớn.
  1. Sự kết hợp giữa hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã:

– Vạch trần tâm địa xấu xa, vô nhân đạo của tên quan phụ mẫu, lên án gay gắt bọn quan lại lòng lang dạ thú

– Bày tỏ niềm cảm thương trước sự khốn khổ của nhân dân ta do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây nên.

Câu 4: Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạp và nghệ thuật (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật,…) của truyện Sống chết mặc bay.

Trả lời:

– Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách

+ Phản ánh những uất ức, khổ cực đau đớn của nhân dân

– Giá trị nhân đạo

+ Tố cáo, lên án bọn quan lại vô trách nhiệm, vô nhân tính

+ Cảm thông, xót thương với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ: là một trong những truyện ngắn đầu tiên viết bằng chứ quốc ngữ

+ Nhân vật: Nhân vật bắt đầu có tính cách

+ Sử dụng thành công biện pháp tương phản và tăng cấp.

Luyện tập

Câu 1: Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

Hình thức ngôn ngữ Có Không Ngôn ngữ tự sự Ngôn ngữ miêu tả Ngôn ngữ biểu cảm Ngôn ngữ người kể chuyện Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Ngôn ngữ đọc thoại

Trả lời:

Hình thức ngôn ngữ Có Không Ngôn ngữ tự sự X Ngôn ngữ miêu tả X Ngôn ngữ biểu cảm X Ngôn ngữ người kể chuyện X Ngôn ngữ nhân vật X Ngôn ngữ độc thoại nội tâm X Ngôn ngữ đối thoại X

Câu 2: Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Trả lời:

– Ngôn ngữ đối ngoại trên cho thấy: Đây là một viên quan phong kiến hống hách, chỉ biết hưởng thụ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, lòng lang dạ thú.