Sơ đồ tư duy hóa 10 bài 23 năm 2024

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: [email protected]

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIANG BIÊN

Địa chỉ: Tổ 5 Phường Giang Biên, Quận Long Biên, TP.Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng - Nguyễn Văn Kỳ

Liên hệ SĐT: 0243.6575.003 - Email: [email protected]

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924;

Email: [email protected].

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Tính đến cuối quý I/2024, tổng nợ vay của các công ty chứng khoán đạt mức kỷ lục 191.300 tỉ đồng, tăng 60,8% so với cùng kỳ và tăng 10% so với quý trước. Tuy nhiên, tỉ lệ dư nợ cho vay margin/vốn chủ sở hữu vẫn rất thấp chỉ đạt 54,5%, thấp hơn so với mức đỉnh đầu 2022 là 120% và thấp hơn mức an toàn được quy định (2 lần). Dự kiến lượng vốn vay margin trong nửa cuối năm 2024 sẽ tăng lên đáng kể khi trong giai đoạn cuối 2023 và nửa đầu năm 2024, hàng loạt các công ty chứng khoán đều đã thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ trong 2024 như ACBS, HSC, SSI, SHS, VCI,… Điều đó cho thấy dư địa cho vay margin trong thời gian tới sẽ còn rất lớn và sẽ hỗ trợ cho đà tăng thị trường chứng khoán.

Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS), nửa cuối năm 2024 sẽ là giai đoạn tiền đề cho xu hướng tăng của thị trường từ câu chuyện nâng hạng thị trường đang sáng hơn khi trong báo cáo đánh giá của MSCI tháng 6/2024 cho thấy Việt Nam đã cải thiện được tiêu chí khả năng chuyển nhượng. Hệ thống KRX đang gấp rút hoàn thiện, kỳ vọng được triển khai từ tháng 9/2024, củng cố cho khả năng nâng hạng của thị trường. Các bộ luật quan trọng như Luật Đất đai, Kinh doanh bất động sản,... Có hiệu lực từ quý III/2204 sẽ tạo động lực tăng điểm cho thị trường.

.png)

Nguồn: TPS.

Đồng thời trong báo cáo mới nhất, TPS cũng chỉ ra 5 rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý trong nửa cuối năm 2024.

Đầu tiên, lộ trình của FED trong năm 2024 đã trở nên khó lường hơn đáng kể, trong bối cảnh đà giảm của lạm phát chững lại, trong khi nền kinh tế số 1 thế giới tiếp tục cho thấy sự vững vàng và không có quá nhiều tín hiệu chững lại như kỳ vọng từ cơ quan Ngân hàng Trung ương của Mỹ.

Các lãnh đạo của FED vẫn giữ quan điểm rằng việc FED giữ lãi suất chính sách ở mức 5,25-5,5% kể từ tháng 7 năm ngoái là hợp lý. Như vậy, FED chỉ cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm nay và phần nào thông tin đó đã được phản ánh vào giá của VN-Index ở thời điểm hiện tại.

Thứ hai, nhiều yếu tố như xung đột chính trị, sự cạnh tranh quyền lực mạnh mẽ giữa các cường quốc và một lịch trình bầu cử dày đặc trên toàn cầu ở các nước như Mỹ, Ấn Độ và Đài Loan. .png)

Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông vẫn là một mối lo ngại lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định kinh tế và chính trị toàn cầu. Diễn biến xung đột Nga - Ukraine cũng tiếp tục diễn biến phức tạp và leo thang khiến cho bức tranh kinh tế chung càng trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba là diễn biến dòng vốn đầu tư của khối ngoại. Riêng tháng 5, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 32,8 tỉ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng tốc nhanh hơn, ước đạt 33,8 tỉ USD. Như vậy, sau 23 tháng xuất siêu liên tục, Việt Nam đã nhập siêu trở lại vào tháng 5 ở mức 1 tỉ USD.

Dù xuất siêu 5 tháng đầu năm khoảng 8 tỉ USD nhưng tỉ giá vẫn chịu áp lực do thặng dư chủ yếu đến từ khu vực FDI, còn khu vực trong nước vẫn nhập siêu khoảng 10 tỉ USD. Tỉ giá được dự báo sẽ đạt đỉnh vào đầu quý III và giảm sau đó, do đồng USD hạ nhiệt cùng với việc FED có thể xem xét lại việc duy trì chính sách lãi suất cao khi lạm phát giảm bớt.

Thứ tư, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 2 chữ số, khoảng 15 - 18% trong năm 2024. Tuy nhiên, một số ngành như bất động sản và điện nước, xăng dầu và khí đốt vẫn đang trong quá trình tìm lại chu kỳ tăng giá. Đặc biệt với ngành bất động sản còn liên quan đến câu chuyện đáo hạn trái phiếu trong năm 2024. Lý do trên sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc phục hồi vào cuối năm 2024.

Và thứ năm là rủi ro liên quan đến KRX bị hoãn và nâng hạng thị trường gặp khó. KRX được cho là một yếu tố cần thiết và quan trọng để thị trường Việt Nam được nâng hạng. Lần gần đây nhất, việc “golive” dự kiến vào tháng 5/2024 đã chưa thể hiện thực hóa được như kế hoạch, đây là sẽ thách thức lớn cho việc kỳ vọng vào sự chấp thuận nâng hạng của FTSE Russell đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong kỳ đánh giá tháng 9/2024.