Bình luận trước trận đấu trung quốc vs arab saudi năm 2024

Sự sụp đổ của giải vô địch Trung Quốc - Chinese Super League - được xem là lời cảnh tỉnh cho Saudi Pro League, nơi các CLB của Arab Saudi đang vung tiền mua hàng loạt siêu sao từ châu Âu.

Bóng đá Arab Saudi đang khiến người hâm mộ toàn cầu sửng sốt khi tuyển mộ loạt ngôi sao như Cristiano Ronaldo, Karim Benzema, N'Golo Kante, Roberto Firmino hay Ruben Neves... bằng những hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD, và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hiện tượng này không mới với bóng đá thế giới.

Trong giai đoạn 2011-2017, bóng đá Trung Quốc - với giải nhà nghề mang tên Chinese Super League (CSL) - cũng gây sốt khi đưa về nhiều tên tuổi lớn, từ các ngôi sao luống tuổi như Carlos Tevez, Nicolas Anelka, Didier Drogba, Ezequiel Lavezzi... đến những tài năng độ sung mãn như Oscar, Graziano Pelle, Hulk, Paulinho, Gervinho, Yannick Carrasco... Nhưng sự nóng vội, các biện pháp giới hạn khắc nghiệt, và khó khăn kinh tế sau Covid-19 khiến giải đấu này vào đà suy thoái từ hơn hai năm qua. "Giải đấu từng là mái nhà của Carlos Tevez, Hulk hay Oscar... giờ thành nghĩa địa của những sân vận động bỏ hoang và những CLB sụp đổ", báo Anh Sunsport bình luận.

Bình luận trước trận đấu trung quốc vs arab saudi năm 2024

Tevez là một trong những tên tuổi lớn nhất thế giới sang Trung Quốc trong cơn sốt bóng đá ở quốc gia Đông Á này thập niên trước.

Giấc mơ bóng đá của Trung Quốc được khởi đầu bằng một kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình - người muốn quốc gia châu Á này trở thành siêu cường bóng đá vào năm 2050.

Đầu thế kỷ 21, ông Tập xem bóng đá là một trong những công cụ tốt nhất để nâng tầm quốc gia. Vị lãnh đạo tối cao này muốn Trung Quốc vươn lên những vị trí cao nhất trong thứ bậc các nền bóng đá châu Á vào 2030, dự World Cup, đăng cai giải đấu, vào top 20 FIFA, và thậm chí vô địch World Cup.

Để hiện thực hóa giấc mơ hóa đó, ông Tập muốn ngay cả những em bé mới sinh cũng phải học bóng đá. Chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 50.000 học viện bóng đá chuyên nghiệp trong bảy năm và thu hút 50 triệu học sinh để tạo ra thế hệ cầu thủ bóng đá tiếp theo. Các CLB nhà nghề cũng được tạo điều kiện để mạnh tay mua sắm. Đỉnh điểm là năm 2016, khi CLS trở thành giải VĐQG chi nhiều tiền nhất thế giới 450 triệu USD, với thương vụ gây sốc nhất là khi Shanghai Port chi 76 triệu USD để mua Oscar - ngôi sao tiền vệ khi đó mới 25 tuổi - từ Chelsea.

"Khi đó, vụ chuyển nhượng Oscar là mơ ước của nhiều cầu thủ bóng đá và người đại diện", Charles Cardoso - Chủ tịch CLB Aguas de Santa Barbara FC, ở Sao Paulo, Brazil - nói với Sunsport. "Ai cũng tin rằng Trung Quốc là điều tuyệt vời tiếp theo xảy ra trong bóng đá. Thị trường chuyển nhượng điên cuồng, vì đội nào cũng muốn bán cầu thủ sang Trung Quốc để thu về phí chuyển nhượng lớn".

Bên cạnh Oscar, cơn sốt bóng đá Trung Quốc khi đó còn tạo ra một thương vụ đình đám khác. Carlos Tevez, sau khi rời Juventus, được Shanghai Shenhua đề nghị ký hợp đồng với mức lương tuần 835.000 USD năm 2016. Trung bình, tiền đạo Argentina kiếm được 1,26 USD mỗi giây.

Công thức chung của các đội bóng Trung Quốc trong những vụ tuyển mộ những ngôi sao từ châu Âu khi đó là phí chuyển nhượng lớn và lương cao. Ngay sau kỳ Euro 2016 tỏa sáng cùng tuyển Italy Graziano Pelle, ở tuổi 30, lập tức rời Southampton ở Ngoại hạng Anh để đầu quân cho Shandong Luneng và nhận 44 triệu USD cho hai năm rưỡi hợp đồng và lên thứ sáu trong top cầu thủ thu nhập cao thế giới lúc đó. Southampton cũng nhận 17 triệu USD phí chuyển nhượng - con số được cho là hấp dẫn với một cầu thủ đã vào độ tuổi lão tướng.

Nhưng đến 2022, cơn sốt biến mất theo tốc độ nhanh chẳng kém khi nó xuất hiện. Bóng đá Trung Quốc chỉ còn lại hệ thống đổ nát, với nhiều sân bóng bị bỏ hoang, học viện đang xây dựng dang dở, các ngôi sao ồ ạt rời đi, những nhân vật nổi tiếng bậc nhất như HLV trưởng ĐTQG Li Tie cuối 2022, Chủ tịch LĐBĐ Trung Quốc Chen Xuyuan hồi tháng 2/2023 bị bắt. Đội tuyển quốc gia nam Trung Quốc không thể vượt qua vòng loại World Cup 2022 tại Qatar, thậm chí tụt xuống thứ 78 FIFA, còn tuyển nữ không thể lọt vào top 10.

Tầm nhìn bóng đá của Trung Quốc trong thập niên 2011-2020 chỉ là vung tiền ra, thay vì thu về. Số liệu của FIFA cho thấy các CLB Trung Quốc chi khoảng 1,7 tỷ USD cho các vụ mua cầu thủ nước ngoài trong 10 năm này. Từ 2017, nhà chức trách bắt đầu chất vấn các CLB tại sao bỏ chừng ấy tiền cho những cầu thủ nước ngoài, những người chỉ đưa tiền chảy ra khỏi Trung Quốc. Và họ bắt đầu ngăn chặn những thương vụ kiểu đó, bằng cách áp thuế chuyển nhượng 100% với các cầu thủ ngoại có giá trị trên 6,1 triệu USD.

Khó khăn dần xuất hiện và các CLB đối mặt với tương lai bất định. Guangzhou Evergrande - CLB thành công nhất trong lịch sử giải đấu - đang oằn mình gánh khoản nợ hơn 300 triệu USD, đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng tồn tại. Trước đó, tháng 2/2021, Jiangsu Suning F.C. bị công ty chủ quản, một nhà bán lẻ điện tử, đột ngột tuyên bố đóng cửa chưa đầy bốn tháng sau khi đội giành chức vô địch Super League.

Bình luận trước trận đấu trung quốc vs arab saudi năm 2024

Cầu thủ Jiangsu Suning nâng cao cúp vô địch Chinese Super League ngày 12/11/2020, nhưng đội bóng này bị đóng cửa sau đó hơn ba tháng. Ảnh: CFP

Chuyện về việc các ngôi sao bị nợ lương trở nên phổ biến, với nhiều người thậm chí bị yêu cầu mang trang phục thi đấu về nhà và tự giặt để cắt giảm tối đa chi phí. Các cầu thủ nước ngoài hàng đầu như Renato Augusto và Fernando Martins bị chấm dứt hợp đồng và phàn nàn với FIFA về các khoản thanh toán bị nợ. Cựu trung vệ Miranda mất 10 triệu USD khi Jiangsu Suning ngừng hoạt động.

Cardoso mô tả sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực bóng đá là "vội vàng". Ông nói: "Bóng đá ở Trung Quốc bắt đầu nhận được nhiều đầu tư, nhưng sau vài mùa giải, nó dừng lại do thiếu tầm nhìn. Họ cũng nghĩ rằng đang đi đúng hướng bằng cách ký hợp đồng lớn với các ngôi sao, nhưng đó là cách họ nhắm vào hiện tại mà quên đi tương lai". Theo nhà quản lý người Brazil, bóng đá Trung Quốc không biết ý nghĩa của việc tổ chức World Cup, chứ đừng nói đến việc vô địch. Và với khâu hoạch định kém, thiếu tầm nhìn, khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid-19, tham vọng hóa rồng của bóng đá Trung Quốc sụp đổ.

Vào thời hoàng kim, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng các sân vận động lớn cùng các học viện bóng đá, thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản. Hầu hết trong số họ đã ghép tên vào CLB để tăng cường quảng bá. Nhưng các sân vận động mới và các nhà tài trợ lớn không đồng nghĩa với tầm nhìn và sự nổi tiếng.

Đến 2021, bóng đá ở Trung Quốc vẫn thi đấu trên các sân vận động hầu như không có khán giả. Ngay cả những ngôi sao triệu USD cũng không thể thu hút đủ lượng người hâm mộ tương xứng với kỳ vọng và kinh phí mà CLB đầu tư.

Tháng 4/2020, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc Evergrande đề xuất xây dựng một sân vận động trị giá gần 2 tỷ USD, có sức chứa 100.000 chỗ ngồi ở Quảng Châu. Chủ tịch Xu Jiayin tuyên bố rằng nó sẽ trở thành "một địa danh mới đẳng cấp thế giới sánh ngang với Nhà hát Opera Sydney và Burj Khalifa của Dubai, đồng thời nó cũng là một biểu tượng quan trọng của bóng đá Trung Quốc vươn ra toàn cầu".

Nhưng sân đang xây dựng dở dang và khu đất tọa lạc đã bị chính quyền địa phương tịch thu để bán đấu giá, còn Evergrande phải gánh khoản nợ hàng tỷ USD.

Bình luận trước trận đấu trung quốc vs arab saudi năm 2024

Sân vận động được kỳ vọng lớn bậc nhất thế giới do Evergrande xây dựng bị bỏ hoang giữa chừng từ năm ngoái. Ảnh: Costfoto

Tháng 5/2022, khi các nhà thầu đang dốc toàn lực xây dựng Sân vận động Công nhân nhằm chuẩn bị cho Asian Cup 2023. Nhưng Trung Quốc lại xin thôi đăng cai giải đấu này.

"Trung Quốc phát triển theo cách không có nhiều cơ sở hạ tầng và không có phương thức tổ chức tài chính phù hợp", Cardoso phân tích. "Người Trung Quốc nghĩ toàn bộ thị trường bóng đá của họ sẽ chiếm ưu thế nhờ tiềm lực tài chính và tầm ảnh hưởng toàn cầu về kinh tế. Nhưng điều đó không đảm bảo thành công trong bóng đá. Việc quản lý và lập kế hoạch tài chính phù hợp cũng cần thiết, nhưng họ không làm"

Tiến sĩ Rob Wilson, một chuyên gia tài chính bóng đá tại Đại học Sheffield Hallam, nói với báo Anh Sportmail: "Bóng đá Trung Quốc khi đó như cố mua 150 năm lịch sử. Mục tiêu của họ là đẩy nhanh vị thế như cường quốc bóng đá thế giới để đội tuyển của họ có khả năng vô địch World Cup. Và thực tế những gì họ đã làm cho thấy điều đó là bất khả thi".

Arab Saudi, với những vụ tuyển mộ ồ ạt cầu thủ từ châu Âu về Saudi Pro League gần đây, dường như cũng đang vào con đường bóng đá Trung Quốc và CSL đã đi. Và như Peter Hutton - thành viên HĐQT giải Saudi Pro League - nói mới đây, các CLB Arab Saudi sẽ tiếp tục đầu tư lớn vào thị trường chuyển nhượng, chứ chưa dừng lại ở những ngôi sao hiện nay.

"Ký với Ronaldo và Benzema chỉ là khởi đầu", Hutton tuyên bố ngày 3/8. "Tôi nghĩ ngân sách sẽ được giải ngân trong nhiều năm. Tôi đã làm việc trong ngành thể thao 40 năm và tôi chưa bao giờ thấy một dự án nào lớn, tham vọng và quyết tâm như vậy. Đó chắc chắn là một cú tăng tốc lớn".

Theo Sky Sports, trong năm năm tới, Arab Saudi muốn có 100 cầu thủ nước ngoài giỏi nhất thi đấu tại Saudi Pro League trong một kế hoạch dài hạn và nghiêm túc hơn để nâng tầm bóng đá nước này. Mohammed Hamdi, một chuyên gia về bóng đá ở Trung Đông và là cựu giám đốc của Al Jazira FC ở Abu Dhabi, tin Arab Saudi sẽ không gặp vấn đề gì trong việc thu hút các tài năng hàng đầu và thành công.

"Họ có cơ sở hạ tầng", ông nói. "Họ có đất nước hậu thuẫn, có thể tổ chức một kỳ World Cup. Chúng ta đã thấy World Cup ở Qatar tuyệt vời thế nào. Đây là tầm nhìn dài hạn, nơi bạn có thể thu hút các hợp đồng truyền hình, phương tiện truyền thông, tài trợ và nhiều du khách hơn đến đất nước. Không chỉ các cầu thủ lớn tuổi, bạn có thể sẽ thấy những cầu thủ trẻ sẵn sàng thi đấu tại Saudi Pro League".