Bài tập tình huống về đăng ký kết hôn năm 2024

1. Anh Cam chung sống với chị Mây như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, chị Mây mang thai và sinh được bé gái. Chị Mây đăng ký khai sinh cho con nhưng do không đăng ký kết hôn nên không ghi họ tên cha trong giấy khai sinh của con. Một thời gian sau, do cuộc sống quá khó khăn, vất vả, chị Mây bỏ đi, để lại con cho anh Cam nuôi dưỡng và không liên lạc được. Đến tháng 9/2020, con đủ tuổi đi học, anh Cam muốn làm thủ tục nhận con. Anh Cam muốn biết anh đăng ký nhận con trong trường hợp này như thế nào?

Điều 16 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định như sau:

1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 nêu trên theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

Như vậy, do anh Cam chung sống với chị Mây như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, trong trường hợp này, khi làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của chị Mây thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của chị. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người chị Mây thì ghi theo thông tin do anh Cam cung cấp; anh Cam chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Chị Bông mới bước qua tuổi 17, so với bạn trang lứa trông chị Bông có vẻ chững chạc và lớn hơn hẳn. Bố mẹ chị muốn chị sớm có gia đình nên đã mai mối cho chị lấy anh Tú làng bên, lớn hơn chị 5 tuổi làm chồng. Chị Bông không đồng ý, chị và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, chị Bông muốn nhờ hòa giải viên giúp đỡ, là hòa giải viên thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  1. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  1. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  1. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, quy định hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ các quy định tại nêu trên giải thích để bố mẹ chị Bông hiểu chị Bông chưa đủ tuổi kết hôn và điều kiện kết hôn là nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Ngoài ra, một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là cưỡng ép kết hôn. Nếu tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

3. Anh Ba kết hôn với chị Mơ có đăng ký kết hôn, sinh được 01 con trai và một con gái. Sau thời gian làm ăn phát đạt, gia đình trở nên giàu có, chị Mơ phát hiện anh Ba ngoại tình, đang chung sống với người phụ nữ khác trong một tòa nhà chung cư. Chị Mơ muốn biết, hành vi của anh Ba có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Điều 59 Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  1. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  1. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
  1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  1. Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
  1. Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 nêu trên.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ của anh Ba sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

4. Ông Sử và bà Hồng kết hôn với nhau và có một con trai. Thời gian sau, bà Hồng không thể sinh con nên hai ông bà nhận thêm một bé trai về làm con nuôi. Quá trình, chăm sóc, nuôi dưỡng con hai ông bà phân biệt đối xử với con đẻ và con nuôi. Hành vi của ông Sử và bà Hồng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điều 62 Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
  1. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
  1. Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
  1. Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
  1. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
  1. Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
  1. Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 nêu trên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 nêu trên;
  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 nêu trên;
  1. Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 nêu trên.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

5. Anh Dự và chị Hạ kết hôn được 10 năm và có 02 người con, 01 trai, 01 gái. Kể từ khi chị Hạ sinh cháu thứ hai, anh Dự sinh ra tính hay ghen, hai vợ chồng sống với nhau không hạnh phúc. Anh Dự cứ ghen bóng, ghen gió và nghi ngờ nói rằng bé gái không phải con của anh. Anh thường xuyên, gây gỗ, xỉ vả chị. Trong trường hợp này, là hòa giải viên, phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Trả lời:

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc xác định cha, mẹ, như sau:

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình để anh Dự hiểu hành vi không thừa nhận con mình là không đúng quy định của pháp luật. Hòa giải viên cần giải thích, thuyết phục để anh Dự hiểu rằng con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Việc anh Dự không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

6. Anh Kiên và chị Mộng kết hôn với nhau và có 2 người con, 01 trai và 01 gái. Anh Kiên bị bệnh nặng và chết không để lại di chúc, tài sản để lại gồm có ngôi nhà, diện tích đất 100m2 và số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng 2 tỷ đồng. Đến nay, mẹ của anh Kiên muốn chia tài sản thừa kế từ con trai, nhưng chị Mộng không đồng ý, cho rằng tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng chị nên mẹ chồng không được nhận. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Trong trường hợp này, là hòa giải viên, phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.

4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 nêu trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  1. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, Hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 194 Bộ luật Dân sự để giải thích cho chị Mộng hiểu tài chung của vợ chồng là chia đôi. Vì anh Kiên mất không để lại di chúc nên những người được thừa kế theo pháp luật bao gồm: chị Mộng, mẹ chồng chị và các con của chị. Nên mẹ chồng chị cũng được hưởng di sản thừa kế từ con trai của mình.

7. Ông Năm và bà Sáu kết hôn với nhau và có 03 người con, 02 trai, 01 gái. Trong một lần theo tàu đi biển đánh bắt cá, do tàu gặp nạn, nên gia đình không liên lạc được với ôngNăm, đội tìm kiếm cựu nạn cũng không tìm được, mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng ông và mọi người trên tàu đã chết. Thời gian sau, Bà Sáu quen biết với ông Vân, hai người nảy sinh tình cảm. Bà Sáu đã yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Năm đã chết và yêu cầu ly hôn, sau đó kết hôn với ông Vân. Một ngày, ông Năm bỗng quay trở về, rất tức giận về việc bà Sáu kết hôn với người đàn ông khác. Ông Năm muốn yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố ông đã chết và xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà Sáu. Trong trường hợp này, là hòa giải viên, phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Trả lời:

Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau:

1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình (trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn) thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:

  1. Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
  1. Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho ông Năm hiểu khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố ông đã chết mà vợ ông chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục, nhưng do bà Sáu vợ ông đã kết hôn với người khác nên quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

8. Ông Khá và bà Nến kết hôn với nhau được hơn 15 năm, có 4 người con, 03 trai và 01 gái. Ông Khá hay có sự phân biệt giữa con trai và con gái, ông nói với vợ là cho con trai đi học, còn con gái thì học ít cũng được, bất cứ làm việc gì hay cho gì ông đều ưu tiên cho con trai hơn. Bà Nến không đồng ý và nói với ông con gái, con trai đều đối xử như nhau, thì ông lại la mắng, chửi vợ và con gái. Vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, cãi vả thường xuyên về vấn đề này. Trong trường hợp này, là hòa giải viên, phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Trả lời:

Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho ông Khá hiểu cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên và không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới để con trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

9. Ông Sang và bà Liên kết hôn được 17 năm và có 01 người con gái 16 tuổi là cháu Na. Cháu Na được ông bà nội cho riêng số tiền là 100 triệu đồng, hiện nay cháu đang nhờ bố mẹ quản lý. Đang là thời gian nghỉ hè và vốn rất thích kinh doanh nên Na nói bố mẹ đưa lại tiền cho mình để kinh doanh bán hàng qua mạng. Ông Sang và bà Liên không đồng ý vì cho rằng cháu Na còn nhỏ và số tiền này phải do ba mẹ định đoạt. Vì vậy, giữa bố mẹ và cháu Na xảy ra mâu thuẫn. Hòa giải viên phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Trả lời:

Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho ông Sang và bà Liên hiểu là đến nay cháu Na đã 16 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp này cháu Na dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

10. Anh Khương và chị Mẫn kết hôn được hơn 10năm mà vẫn chưa có con. Hai anh chị thống nhất sẽ nhờ chị Tuyền, chị con cậu của anh Khương mang thai hộ. Mọi thủ tục đã hoàn thành, chị Tuyền đã mang thai, sau 09 tháng chị sinh được bé gái bụ bẫm. Trong giai đoạn này, vợ chồng anh Khương xảy ra cãi vã, mâu thuẫn nhau nên không muốn nhận con về, đến thời gian giao con cho bên nhờ mang thai hộ, nhưng vợ chồng anh Khương không đến nhận. Là hòa giải viên phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Trả lời:

Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

1. Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

4. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Khoản 5 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 98, khoản 5 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho vợ chồng anh Khương và chị Mẫn hiểu là anh chị không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên vợ chồng anh Khương chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho cho chị Tuyền thì phải bồi thường. Và chị Tuyền có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên vợ chồng anh Nam nhận con.

11. Anh Bảy và chị Lan kết hôn với nhau và mới sinh được con trai chưa được 1 tháng. Chị Lan muốn nhờ bố mình đi đăng ký khai sinh cho cháu. Chị Lan muốn biết ông ngoại đi đăng ký khai sinh cho cháu có cần phải có giấy ủy quyền không?

Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định như sau:

1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch, nghĩa là: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em, thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trong trường hợp ông ngoại đi đăng ký khai sinh cho cháu thì không cần có văn bản ủy quyền, nhưng ông ngoại phải thống nhất với anh Bảy và chị Lan về các nội dung khai sinh.

12. Chị Cam bị thất lạc giấy khai sinh, đến nay chị muốn đăng ký lại khai sinh, trong đó yêu cầu cung cấp giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh. Chị Cam muốn biết giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh là những giấy tờ gì?

Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định như sau:

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

  1. Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
  1. Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;
  1. Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;
  1. Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

4. Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh.

Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.

Như vậy, giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh bao gồm những giấy tờ theo quy định nêu trên. Bà Cam tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

13. Anh Quốc chuẩn bị đăng ký kết hôn với chị Nga, hai anh chị dự định tháng sau làm đám cưới. Anh Quốc về địa phương để xin được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì một số lý do cá nhân nên hai anh chị không tổ chức đám cưới như dự định được. Anh Quốc muốn biết giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong thời gian bao lâu?

Điều 12 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định như sau:

Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP.

2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.

3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.

Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Giấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh KIM JONG DOEK, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.

4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.

Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.

5. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.

Như vậy, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước như theo hướng dẫn và những ví dụ nêu trên. Anh Quốc tham khảo để thực hiện yêu cầu của mình.

14. Anh Quân là kỹ sư xây dựng, chị Thoa vợ anh hiện đang ở nhà nội trợ và chăm sóc 2 con nhỏ. Thời gian này con cũng đã lớn hơn và đi học, chị Thoa muốn bán hàng qua mạng để kiếm thêm thu nhập. Nhưng anh Quân không đồng ý, đã nổi nóng và chửi bới cho rằng chị là phụ nữ chỉ hợp với nội trợ, biết gì về buôn bán. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại nên nảy sinh mâu thuẫn. Là hòa giải viên phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như sau:

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 12 Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:

1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

  1. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
  1. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 40 Luật Bình đẳng giới quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

  1. Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;
  1. Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ các quy định nêu trên, để xác định hành vi của anh Quân không cho chị Thoa kinh doanh, buôn bán là sai. Hòa giải viên giải thích, thuyết phục anh Quân hiểu rằng, ngoài những công việc gia đình thì chị Thoa có quyền làm công việc mà bản thân thích. Anh Quân không nên cản trở mà thay vào đó là phụ giúp chị Thoa chia sẽ việc gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho chị kinh doanh, buôn bán.

15. Anh Kiên và chị Hoa kết hôn được 20 năm và có một người con trai 18 tuổi và một người con gái 13 tuổi. Con trai của Kiên không muốn theo học đại học mà muốn học nghề sửa xe ô tô và đi làm. Anh Kiên không đồng ý, bắt buộc con trai anh phải thi vào trường đại học. Hai cha con cãi vã và xảy ra mâu thuẫn. Là hòa giải viên phải thực hiện hòa giải như thế nào?

Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của con như sau:

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Như vậy, hòa giải viên căn cứ quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình giải thích để anh Kiên hiểu con trai anh đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ theo nguyện vọng và khả năng của con mình. Anh Kiên tôn trọng nguyện vọng của con, cho con được học nghề đảm bảo theo quy định.

16. Anh Mạnh và chị Uyên kết hôn với nhau được hơn 10 năm và có 01 con trai và 01 con gái. Hai anh chị có ngôi nhà và diện tích đất 500m2. Một thời gian sau, anh Mạnh làm ăn thua lỗ, nên nợ một số tiền lớn. Anh Mạnh đã thực hiện chia tài sản chung với vợ nhằm để trốn việc trả nợ. Việc chia tài sản chung này có bị vô hiệu không?

Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
  1. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  1. Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  1. Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

  1. Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

Hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai?

Liên quan đến vấn đề này, pháp luật Việt Nam có quy định một ngoại lệ gọi là “Hôn nhân thực tế”. Theo đó, hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, tuân thủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn thì Việt Nam vẫn công nhận quan hệ hôn nhân của họ kể từ thời điểm bắt đầu chung sống.nullChung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hônwww.blawyersvn.com › viet-nam-nam-nu-chung-song-voi-nhau-nhu-vo-c...null

Nơi đăng ký kết hôn ở đâu?

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.---.gov.vn) (bên nam hoặc bên nữ có thể nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền ...nullThủ tục đăng ký kết hôn - Cổng Dịch vụ công Quốc giadichvucong.gov.vn › home › dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinhnull

Thủ tục đăng ký kết hôn trong bao lâu?

Nếu cần phải phải xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời gian giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, nếu đủ điều kiện thì thời gian cấp giấy đăng ký kết hôn là ngay sau khi nộp đủ hồ sơ; nếu phải xác minh thì thời hạn không quá 05 ngày làm việc.nullLàm giấy đăng ký kết hôn cần những gì? Bao lâu thì có?khetre.thuathienhue.gov.vn › ...null

Thủ tục đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?

- Tờ khai đăng ký kết hôn. - Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có dán ảnh và có thông tin nhân thân khác của nam, nữ. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Quyết định/bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Toà án (nếu có).nullĐăng ký kết hôn 2024 ở đâu, cần những giấy tờ gì?thuvienphapluat.vn › phap-luat › dang-ky-ket-hon-2024-o-dau-can-nhung...null