Các nước bỏ phiếu trắng tại Liên Hợp Quốc

Đại tá, Nhà báo PHÙNG KIM LÂN [Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam]   -   Thứ hai, 07/03/2022 07:35 [GMT+7]

Ngày 2.3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về tình hình ở Ukraina, với kết quả 141/190 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 35 phiếu trắng, trong đó có Việt Nam. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như không có chuyện mấy ngày qua, trên một số trang báo mạng ở hải ngoại và mạng xã hội người ta “ồn ào” bàn tán, đặt vấn đề thậm chí hoài nghi về “quan điểm của Việt Nam” đối với tình hình ở Ukraina. 

Quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine đã được thể hiện rất rõ trong phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang trong Phiên họp lần thứ 11 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.. Ảnh: TTXVN

Trước hết cần khẳng định một số ý kiến cá nhân bày tỏ trên mạng xã hội không có tư cách pháp nhân đại diện cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào và càng không thể đại diện cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Cách đặt vấn đề như đã nêu là hoàn toàn mang tính võ đoán, suy diễn, quy chụp vô căn cứ. Chỉ có những người vô ý thức chính trị, vô công rồi nghề mới có thời gian để tâm “bới bèo ra bọ” kiểu như vậy. Đây là luận điệu nằm trong âm mưu lợi dụng sự kiện này để chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.

Khi bàn đến quan hệ đối ngoại và cách ứng xử của Việt Nam trước các vấn đề quốc tế, thiết nghĩ chúng ta cần có cái nhìn khách quan, toàn diện, cụ thể, thấu đáo từng nội dung trên cơ sở thực tiễn công tác đối ngoại của Việt Nam. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Việt Nam về công tác đối ngoại là hết sức rõ ràng. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. 

Việt Nam giữ vững nguyên tắc 4 không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 

Quan điểm, lập trường của Việt Nam về tình hình xung đột đang diễn ra ở Ukraine những ngày qua rất rõ ràng. Từng là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược, Việt Nam thấu hiểu những hậu quả nặng nề, dai dẳng của các cuộc chiến tranh khủng khiếp đến nhường nào. Chính vì lẽ ấy Việt Nam không bao giờ muốn đất nước mình phải chịu cảnh chiến tranh và cũng không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam khát khao và luôn phấn đấu làm hết sức mình để hướng tới điều đó. 

Quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine đã được thể hiện rất rõ trong phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc trong Phiên họp lần thứ 11 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo đó, Việt Nam hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền của Liên Hợp Quốc. Việt Nam cho rằng, điều cấp bách hiện nay là cần kiềm chế tối đa và chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực để tránh thêm thương vong và tổn thất, đặc biệt là đối với dân thường. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam nhấn mạnh vấn đề bảo vệ an toàn, an ninh của người dân và cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế. Để thực hiện các mục tiêu đó, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong và ngoài khu vực tiếp tục hỗ trợ và tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các bên. 

Cũng về tình hình căng thẳng ở Ukraina, trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 3.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới... Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên Hợp Quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế". 

Như vậy có thể thấy quan điểm, lập trường của Việt Nam về tình hình xung đột ở Ukraina là hết sức khách quan và rất rõ ràng. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi Nga và Ukraine chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng... Việt Nam không ngả nghiêng về bất cứ nước nào mà hoàn toàn đứng vững trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các cơ quan báo chí, truyền thông của Việt Nam cũng quán triệt và thực hiện theo tinh thần đó, đưa tin, bình luận về tình hình ở Ukraine một cách khách quan, trung thực, trên cơ sở nguồn tin chính xác. Cho đến hiện nay, không có bất kỳ phát ngôn hay động thái chính thức nào từ những người có trách nhiệm đề cập đến việc Việt Nam ủng hộ việc dùng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraina. Trong bối cảnh toàn thế giới đang cùng nhau tìm cách ngăn chặn chiến tranh để cứu những người dân vô tội khỏi đau thương, mất mát, thì sự “ồn ào” của một số người trên những trang mạng như đã nói là hết sức đáng tiếc và không đáng có.

Kết quả bỏ phiếu tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc. [Nguồn: standard.co.uk]

Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 7/4 đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Liên bang Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

Trong số 193 thành viên của Đại hội đồng, 93 nước bỏ phiếu ủng hộ trong khi 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng.

[ĐHĐ LHQ yêu cầu Nga chấm dứt cuộc chiến, kêu gọi viện trợ cho Ukraine]

Hãng tin TASS cho biết Nga coi quyết định này mang động cơ chính trị, dẫn tới những hậu quả tiêu cực cho hệ thống của Liên hợp quốc./.

Mạnh Hùng [TTXVN/Vietnam+]

Lá phiếu đổi màu từ vàng [phiếu trắng] của hai lần biểu quyết trước sang đỏ [phiếu chống] của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đang gây ra làn sóng chỉ trích đối với Hà Nội từ trong nước lẫn quốc tế. Các nhà nghiên cứu chính trị giải thích với VOA về “hậu trường” Hà Nội và đưa ra cái nhìn từ góc độ chuyên gia.

Trong số 193 quốc gia thành viên bỏ phiếu về nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/4, Việt Nam nằm trong thiểu số 24 quốc gia chống lại nghị quyết.

Phiên họp tại Đại Hội đồng LHQ nối lại chuỗi các phiên khẩn cấp đặc biệt về cuộc chiến ở Ukraine và theo sau các báo cáo về vi phạm của lực lượng Nga.

Trước đó, nhiều bức ảnh đáng lo ngại đã xuất hiện từ thị trấn Bucha, ngoại ô thủ đô Kyiv, nơi hàng trăm thi thể thường dân được tìm thấy trên đường phố và trong các ngôi mộ tập thể sau khi Nga rút quân khỏi khu vực này.

Quân đội Nga bị cáo buộc trách nhiệm khi nhiều thi thể thường dân được cho là bị trói và bị bắn ở cự ly gần. Vụ việc đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên toàn cầu và những tuyên bố từ phương Tây rằng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhiều hơn nữa đối với Moscow.

Cuộc biểu quyết loại Nga khỏi hội đồng nhân quyền LHQ nhận được sự ủng hộ của 93 quốc gia, 58 quốc gia bỏ phiếu trắng và 24 quốc gia bỏ phiếu chống. Nghị quyết cuối cùng được thông qua vì đạt được tỷ lệ đa số phiếu tán thành 2/3.

Tuy nhiên, lá phiếu chống màu đỏ của Việt Nam lại nhận về làn sóng chỉ trích dữ dội và sự thất vọng từ người dân trong nước lẫn quốc tế.

Một số người cho rằng Việt Nam đã “chọn phe” khi tự xếp mình vào chung hàng ngũ phiếu chống với Trung Quốc và một số ít quốc gia khác. Thậm chí, Giáo sư Carl Thayer khi trả lời Đài Á Châu Tự Do còn cho rằng Việt Nam đã “tự bắn vào chân mình”, tự làm khó mình giữa bối cảnh đang tranh cử để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

“Tôi nghĩ lần này chắc phải có vấn đề gì trong đó, bởi vì đúng là họ đã chọn hai lần [phiếu] trắng, thì lần này chuyện gì đã xảy ra? Áp lực từ đâu để họ làm vấn đề này?”, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, đặt câu hỏi về quyết định “đổi màu” lá phiếu của Việt Nam.

Ông đặt ra giả thuyết có thể Việt Nam đã chịu sức ép từ Trung Quốc khi đưa ra quyết định trên: “Vấn đề nhân quyền là một đằng, còn vấn đề địa chính trị để bảo vệ an ninh, kinh tế cho Việt Nam lại là chuyện khác. Tôi nghĩ họ cũng phải do dự trong vấn đề này. Nếu họ ở xa Trung Quốc một tí giống như Campuchia, thì họ có thể dễ nói chuyện hơn”.

Theo GS. Ngô Vĩnh Long, Hà Nội cũng có thể cho rằng việc biểu quyết loại tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền LHQ là “không công bằng” khi chưa có chứng cứ điều tra rõ ràng về những tội ác mà Nga bị cáo buộc phạm phải trong cuộc chiến ở Ukraine.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một chuyên gia nghiên cứu khách mời đang sống tại Hà Nội của Viện Đông Nam Á [ISEAS] của Singapore, bác bỏ khả năng Hà Nội chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh trong lần bỏ phiếu này.

Ông nói: “Tôi ở ngay Hà Nội này và tôi biết Trung Quốc không thể có tác động gì vào việc Việt Nam làm gì hay không làm gì ở LHQ. Lần trước, lần thứ hai, thì Trung Quốc có tác động đến Lào, nói với Lào hãy bỏ phiếu chống, nhưng Lào họ bỏ phiếu trắng. Còn tác động vào Việt Nam trong việc này là không thấy. Nếu có cũng không có tác dụng gì cả vì như thế này. Gần đây, Trung Quốc gây ra chuyện tập trận ở ngay thềm lục địa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 4 lần liền nên Việt Nam tỏ ý rất khó chịu đối với Trung Quốc”.

Nhà nghiên cứu của Viện ISEAS giải thích với VOA về lựa chọn phiếu chống của Việt Nam:

“Ở Hà Nội người ta không tin rằng đám quân Nga ở Ukraine gây ra mấy chuyện giết chóc dân thường ở thị trấn Bucha đó. Người ta không tin là bởi vì người ta có một đám người ở Việt Nam gần đấy. Họ đi đến đấy cùng các nhóm quốc tế khác, không phải đi điều tra mà họ được mời đến đấy để xem thì họ thấy rằng nó vô lý. Họ có báo về nhà thì ở Hà Nội họ nói rằng như thế thì quan điểm của Việt Nam sẽ phải là phản đối chuyện giết người dân thường, nhưng họ cũng yêu cầu cần phải có điều tra độc lập của LHQ, tức là cụ thể từ Toà án Hình sự Quốc tế thuộc LHQ”.

Một lý do khác liên quan dẫn đến quyết định “phiếu chống” là phía Việt Nam cho rằng truyền thông Ukraine “có vấn đề”, vẫn theo lời TS. Hà Hoàng Hợp.

“Ở Hà Nội, những người Việt Nam đang làm bên Ukraine người ta thấy rằng truyền thông của Ukraine có vấn đề. Nó chứa đựng nhiều chuyện mà người ta nói thẳng ra là chứa nhiều chuyện không có thật. Và vì thế người ta đã có một cuộc họp và người ta đi đến quyết định là để người đại diện của Việt Nam ở LHQ bỏ phiếu chống”.

Nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói theo quan điểm của ông và nhiều người khác, lá phiếu trắng có lẽ sẽ an toàn hơn giữa bối cảnh chưa có kết quả đúng sai từ một cuộc điều tra quốc tế độc lập.

TS. Hà Hoàng Hợp nói: “Người ta tỏ thái độ như thế thì có thể nó là rất mạnh. Rất mạnh và gây ngạc nhiên. Đúng là như mọi người nhận xét là cứ bỏ phiếu trắng thì nó có vẻ an toàn hơn, nhưng lần này người ta chọn bỏ phiếu chống luôn. Đây rõ ràng là một thông điệp cho chính phương Tây chứ không phải chỉ là chuyện nước Nga đâu. Đây chính là thông điệp của chính quyền Việt Nam này đối với phương Tây là không nên vội”.

Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ là nghị quyết thứ 3 mà Đại hội đồng LHQ thông qua liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Đối với 2 nghị quyết trước là lên án và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng.

Video liên quan

Chủ Đề