Các thí nghiệm hóa học lớp 9

Nội dung bài thực hành tiến hành những thí nghiệm kiểm chứng lại tính chất hóa học của axit, bazơ và muối như bazơ tác dụng với dung dịch axit, với muối, dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối và với axit.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

a. Kiến thức

Bằng thực nghiệm, kiểm chứng và khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của bazơ và muối.

b. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

  • Lấy hóa chất lỏng bằng ống nhỏ giọt, không được để ống nhỏ giọt của lọ hóa chất này sâng lọ hóa chất khác.
  • Khi thả đinh sắt vào ống nghiệm phải thả từ từ, nhẹ nhàng kẻ vỡ ống nghiệm.
  • NaOH, H2SO4 là những hóa chất dễ ăn mòn da, giấy, vải nên khi tiến hành thí nghiệm phải hết sức chú ý, không để hóa chất dây vào người, ra bàn, quần áo và người xung quanh.
  • Mỗi thí nghiệm cần lấy đúng, đủ số lượng, loại hóa chất.
  • Khi nhỏ dung dịch vào ống nghiệm cần thao tác mọt cách từ từ, để quan sát hiện tượng được rõ ràng.
  • Thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sau khi kết thúc buổi thực hành.

1.3. Cơ sở lý thuyết

- Tính chất hóa học của bazơ:

  • Bazơ + Muối → Muối mới + Bazơ mới

Lưu ý: Để phản ứng có thể xảy ra thì 2 chất ban đầu phải tan, đồng thời sản phẩm phải có 1 chất kết tủa.

Lưu ý: Phản ứng trên còn được gọi là phản ứng trung hòa, luôn luôn xảy ra.

- Tính chất hóa học của muối:

  • Muối + Kim loại → Muối mới + Kim loại mới
  • Muối 1 + Muối 2 → Hai muối mới

Lưu ý sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa.

  • Muối + Axit → Muối mới + Axit mới

Axit mới sinh ra yếu hơn axit ban đầu.

2. Tiến hành thí nghiệm

2.1. Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ.

- Hóa chất: Dung dịch NaOH, FeCl3.

b. Các bước tiến hành

- Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3.

- Lắc nhẹ ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ lắng xuống đáy ống nghiệm.

d. Giải thích

Do dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa nâu đỏ là Fe[OH]3.

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe[OH]3

→ Kết luận: Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

2.2. Thí nghiệm 2: Đồng[II] hidroxit tác dụng với axit

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ.

- Hóa chất: Dung dịch Cu[OH]2, HCl.

b. Các bước tiến hành

- Cho một ít Cu[OH]2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl.

- Lắc nhẹ ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Kết tủa tan thành dung dịch màu xanh lam.

d. Giải thích

Kết tủa tan là do HCl tác dụng với Cu[OH]2 tạo dung dịch trong suốt màu xanh lam

Cu[OH]2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

→ Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2.3. Thí nghiệm 3: Đồng [II] sunfat tác dụng với kim loại

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.

- Hóa chất: đinh sắt, dung dịch CuSO4.

b. Các bước tiến hành

- Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4.

- Quan sát hiện tượng sau 4- 5 phút.

c. Hiện tượng

Trên đinh sắt xuất hiện một lớp chất rắn màu đỏ.

d. Giải thích

Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4, chất rắn màu đỏ Cu bám trên bề mặt đinh sắt.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Kết luận: Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và giải phóng kim loại mới.

2.4. Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.

- Hóa chất: dung dịch Na2SO4, BaCl2.

b. Các bước tiến hành

- Nhỏ vài giọt BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng.

d. Giải thích

Do BaCl2 tác dụng với Na2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

→ Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành 2 muối mới.

2.5. Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.

- Hóa chất: dung dịch H2SO4, BaCl2.

b. Các bước tiến hành

- Nhỏ vài giọt BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng.

d. Giải thích

Do BaCl2 tác dụng với H2SO4 tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

→ Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của bazơ và muối.
  • Khẳng định tính đúng đắn về lý thuyết đã học.
  • Vận dụng vào giải thích các hiện tượng có liên quan.
  • Nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm, rút kinh nghiệm cho lần sau.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

a. Kiến thức

- Bằng thực nghiệm, kiểm chứng và củng cố kiến thức về các hợp chất vô cơ: oxit bazơ, oxit axit, axit.

- Khắc sâu kiến thức về tính chất chất hóa học của oxit, axit.

b. Kỹ năng

- Vận dụng tính chất hóa học đặc trưng để nhận biết các hợp chất vô cơ.

- Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

  • Khi đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cần đun nóng toàn bộ ống nghiệm sơ qua trước sau đó mới tập trung đun ở phần dung dịch chứa trong ống nghiệm. Bởi vì ống nghiệm được làm bằng thủy tinh, sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm cho ống nghiệm bị vỡ.
  • Khi sử dụng axit đặc, cần đeo bao tay, cẩn thận vì axit đặc rơi vào da gây bỏng nặng.
  • Khi đun ống nghiệm có sử dụng kẹp thì nên kẹp ở 2/3 thân ống nghiệm tính từ đáy. Bởi vì trong phòng thí nghiệm thường sử dụng kẹp gỗ [dễ cháy], kẹp kim loại [truyền nhiệt làm bỏng tay].
  • Thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sau khi kết thúc buổi thực hành.

1.3. Cơ sở lý thuyết

- Phản ứng của oxit bazơ với nước.

- Phản ứng của oxit axit với nước.

- Phương pháp nhận biết các chất.

- Sự thay đổi màu của các chất chỉ thị: quỳ tím, phenolphtalein.

2. Tiến hành thí nghiệm

2.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Đèn cồn, ống nghiệm, pipet, bình thủy tinh, kẹp gỗ.

- Hóa chất: Canxi oxit, nước cất, quỳ tím.

b. Các bước tiến hành

- Cho một mẩu nhỏ [bằng hạt ngô] canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1- 2 ml nước.

- Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphatalein.

Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

- Mẩu CaO tan trong nước tạo thành dung dịch.

- Dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. Còn làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng.

d. Giải thích

CaO tác dụng với nước tạo CaO + H2O → Ca[OH]2

Ca[OH]2 là dung dịch bazơ nên làm quỳ tím hóa xanh, làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng.

2.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: Đèn cồn, bình thủy tinh.

- Hóa chất: Photpho đỏ, nước, quỳ tím.

b. Các bước tiến hành

- Đốt một ít photpho đỏ bằng hạt đậu xanh trong bình thủy tinh miệng rộng.

- Sau ki photpho cháy hết, cho 3ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

- Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím.

Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

- Photpho cháy, sau khi cho nước vào thấy sản phẩm cháy tan trong nước tạo thành dung dịch.

- Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy giấy quỳ chuyển đỏ.

d. Giải thích

- Điphotpho pentaoxit [P2O5] được tạo ra bằng cách đốt cháy phopho đỏ trong oxi. Phản ứng xảy ra:  

4P + 5O2 → 2P2O5

- P2O5 tan trong nước tạo dung dịch có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

2.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4.

Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

Phương pháp nhận biết

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.

- Hóa chất: dung dịch BaCl2, quỳ tím.

b. Các bước tiến hành

- Ghi số thứ tự 1, 2, 3 mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu.

- Lấy ở mỗi lọ một giọt dung dịch nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím:

  • Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số …đựng dung dịch Na2SO4.
  • Nếu màu qùy tím đổi sang đỏ, lọ số … và lọ số … đựng dung dịch axit.

- Lấy 1ml dung dịch axit đựng trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệm [chú ý nhớ ố thứ tự của mỗi lọ]. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch BaCl2 vào mỗi ống nghiệm:

  • Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự … là dung dịch H2SO4:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl

  • Nếu trong ống nghiệm nào không có kết tủa thì lọ ban đầu có số thứ tự … là dung dịch HCl

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của oxit và axit.
  • Khẳng định tính đúng đắn lý thuyết đã học.
  • Vận dụng vào giải thích các hiện tượng có liên quan.
  • Vận dụng vào nhận biết các dung dịch có tính chất tương tự.

Video liên quan

Chủ Đề